Mong nước cho những ngôi trường “vùng khát”
Nước sạch có ý nghĩa quan trọng với sức khỏe của học sinh, nhất là các trường ở khu vực miền núi. Đây cũng là nội dung quan trọng mà Chương trình Điều ước cho em kêu gọi toàn xã hội chung tay hỗ trợ.
Học sinh Mường Khương chắt chiu từng chậu nước.
Khát nước ở vùng khó
Với địa hình chia cắt mạnh, rửa trôi, xói mòn, địa chất đặc thù núi đá nhiều hơn đất nên tình trạng thiếu nước trầm trọng diễn ra nhiều năm nay tại một số xã biên giới thuộc huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đặc biệt là hai xã Tả Gia Khâu và Dìn Chin, nơi được ví như “Trường Sa cạn”.
Được biết, nhiều đoàn khảo sát đến đây để khoan thăm dò tìm mạch nước ngầm, nhưng đến nay công tác này vẫn chưa có kết quả, bởi đặc điểm điểm địa chất là đá xít (đá thối) nên không giữ lại được nước trong lòng đất. Do vậy, từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc nơi đây buộc phải tìm mọi cách để vượt qua thứ “trời định” – là thiếu nước này.
Anh Vàng Seo Pao, dân tộc Mông ngụ tại thôn Lùng Sán Chồ chia sẻ: Mùa khô đến, do không có bể chứa nước nên bà con nơi đây thường sử dụng chum nhựa loại 30 lít để đi lấy nước từ khe núi chảy xuống. Tuy nhiên, tuổi thọ của chúng chỉ được hơn 1 năm. Mặt khác, mỗi chum như vậy chỉ đủ cho việc nấu nướng trong 1 ngày, còn việc tắm giặt phải đi xa, tìm nơi có khe nước nhỏ để lấy nên rất khó khăn, vất vả.
Video đang HOT
Nhiều chương trình “tiếp nước” cho thầy trò Mường Khương.
Thiếu nước, người lớn thức trắng đêm để hứng nước tại các bể trung tâm hoặc đi xuyên rừng tìm mó nước nhỏ rỉ ra từ vách đá. Nhưng trẻ con, những em bé rời làng bản, cha mẹ đi tới các điểm trường bán trú để học chữ cũng đối diện với tình trạng thiếu nước ăn, phục vụ sinh hoạt…
Theo chia sẻ của các thầy cô giáo, để khắc phục tình trạng khan hiếm nước, giáo viên và học sinh từ cấp học mầm non đến THCS tại hai xã Tả Gia Khâu và Dìn Chin phải tìm mọi cách để có nước sinh hoạt. Trong đó, tích trữ nước mưa là phương án khả quan nhất.
Thế nhưng, khó khăn nối tiếp khó khăn, các điểm trường lại không có bình chứa nước đủ lớn để tích trữ. Tại một số điểm trường, cả nồi niêu, xoong chảo, thậm chí đến cả thùng rác mua về cũng được rửa sạch để tận dụng làm bình trữ nước. Do vậy, mỗi lần để lỡ 1 trận “trời tặng nước”, thầy và trò đều tiếc đứt ruột.
Thầy Phùng Thế Tùng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tả Gia Khâu chia sẻ: Để lo đủ nước sinh hoạt cho hơn 100 học sinh bán trú trong điều kiện không thể khoan giếng và cũng chẳng có nguồn để dẫn nước về luôn là nhiệm vụ khó khăn của thầy trò nhà trường.
“Thầy trò không chỉ canh mưa mà còn canh cả… sương mù. Một đêm canh sương mù để tích nước có thể giải quyết khâu rửa mặt cho 118 em. Còn các thầy cô, mỗi lần đi huy động học sinh đến lớp đều phải mang theo quần áo để tắm nhờ”- thầy Tùng bộc bạch.
Cùng chung khó khăn, cô Đỗ Thị Tươi – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Dìn Chin cho biết: Thời điểm khó khăn nhất của cô trò Dìn Chin là mùa khát nước. Không có giếng, nguồn nước duy nhất tích trữ được là nước mưa. Để có nước phục vụ sinh hoạt của cô trò hàng ngày, mỗi khi mưa xuống, mọi vật dụng trong trường, cái gì có thể đựng nước đều được huy động ra để hứng nước.
“Mùa khô, các thầy cô phải đi chở nước từ xa về các điểm trường để dùng. Nhưng có đợt thiếu nước quá, mỗi em đi học phải xách theo 1 chai khoảng 1,5 lít từ nhà đến trường để cô dùng nấu nướng, rửa tay, chân, phục vụ vệ sinh cho các con. Vậy mà vẫn không đủ vì nhu cầu của học sinh các lớp nhỏ là quá lớn. Thế nên, có đoàn nào lên thăm, hỏi cần hỗ trợ gì, cô trò đều mong được hỗ trợ đồ để trữ nước mưa” – Cô Tươi chia sẻ.
Cô Lồ Thị Lan (Dân tộc Bố Y), giáo viên Trường Tiểu học Dìn Chin, Đại sứ Chương trình Điều ước cho em tại Lào Cai.
Mong điều ước sớm thành hiện thực
Là đại sứ Chương trình Điều ước cho em, cô Lồ Thị Lan (Dân tộc Bố Y), giáo viên Trường Tiểu học Dìn Chin cho hay: Cái thiếu lớn nhất ở Dìn Chin là nước. Nước được coi như “đặc sản” quý hiếm với mọi người, đặc biệt là học trò.
Cứ sáng sớm hoặc sau buổi chiều, thầy cô cùng học sinh lại chuẩn bị can nhựa, đòn gánh để đi lấy nước về phục vụ sinh hoạt. Mỗi can nước là một phép thử sự kiên nhẫn của người đi lấy, bởi ai cũng phải chờ đợi, xếp hàng. Có hôm phải chờ đến 2 tiếng đồng hồ mới đến lượt mình để lấy được 2 can nước về.
Thời gian vừa qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các nhà tài trợ, doanh nghiệp, một số điểm trường tại Dìn Chin và Tả Gia Khâu được hỗ trợ lắp đặt các bồn chứa nước, túi chứa nước của công ty Sơn Hà. Tuy nhiên, nhu cầu thực tế vẫn còn cao hơn rất nhiều. Do đó, thầy trò các trường vùng khó mong tiếp tục nhận được sự quan tâm từ cấp cấp các ngành, gửi gắm niềm hi vọng vào Chương trình Điều ước cho em để ước mơ có thể sớm trở thành hiện thực.
Lý do nhiều khu vực ở Đà Nẵng "khát" nước sinh hoạt
Độ nhiễm mặn của Sông Cầu Đỏ lên đỉnh điểm, gần bằng 1/3 độ mặn của nước biển khiến nhiều khu vực trên địa bàn Đà Nẵng thiếu nước sinh hoạt.
Thông tin trên báo Người Lao Động , trong các ngày 8-10/4, theo ghi nhận của phóng viên, một số khu vực tại các quận Sơn Trà, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê..., những tuyến đường như: Chúc Động, Trần Văn Dư, Trần Đình Nam, Trương Định, Trần Cao Vân... xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Nước máy thường chảy nhỏ giọt vào giờ cao điểm từ 17-19h, người dân không thể tắm giặt, nấu ăn.
Theo đó, nhiều người dân phản ánh tình trạng thiếu nước trên các trang mạng xã hội tiếp nhận thông tin của TP.Đà Nẵng. "Hiện giờ đã 21h20 ngày 9/4 nhưng vẫn chưa có nước, mong ngành cấp nước xem xét", một người sống tại 73 Trương Định (quận Sơn Trà) phản ánh.
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Thanh Niên , ông Hồ Hương, Tổng giám đốc Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) cho biết, suốt 1 tuần qua, nước từ thượng nguồn không về được đến cửa thu nước tại trạm thu Cầu Đỏ và chỉ đến trạm An Trạch (thượng lưu trạm Cầu Đỏ) với mực thấp.
"Cho nên, việc lấy nước không hiệu quả dẫn đến nước sinh hoạt bị yếu ở một số khu vực cuối tuyến", ông Hương nói. Tuy nhiên, ông Hương cho rằng, nước chỉ yếu ở một số địa điểm cuối tuyến vì trạm An Trạch vẫn đảm bảo với công suất từ 280.000 - 290.000 m3/ngày đêm.
"Hiện nay, nguồn nước thô từ cửa thu Cầu Đỏ hầu như không thể lấy được do độ mặn quá lớn. Hôm nay, độ mặn khoảng 8.000 mg/lít. Hôm qua, đỉnh điểm nhiễm mặn lên đến 10.000 mg/lít, bằng 1/3 độ mặn của nước biển", ông Hương nói.
Nhà máy nước Cầu Đỏ đang gặp khó khăn do nguồn nước thô nhiễm mặn kỷ lục, với mức 10.000 mg/lít. Ảnh: Thanh Niên.
Với diễn biến nhiễm mặn như hiện tại và dự báo sẽ còn phức tạp trong thời gian tới, Dawaco trình phương án xây dựng đập tạm ngăn mặn trên sông Cẩm Lệ như từng thực hiện vào năm 2020 để lấy nước chủ động, không phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng lưu.
Trước đó, ngày 16/3, Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Công Thành đã có công văn gửi UBND TP.Đà Nẵng đôn đốc về việc nâng cấp, lắp đặt bổ sung đường ống dẫn nước từ đập dâng An Trạch về Nhà máy nước Cầu Đỏ để bảo đảm cấp nước an toàn cho TP.Đà Nẵng.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng đã có công văn giao sở Xây dựng chủ trì, chỉ đạo Dawaco và các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai nội dung này, báo cáo kết quả thực hiện về Bộ TN-MT trước ngày 30/4.
Xâm nhập mặn tăng cao, nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và sản xuất ở Hậu Giang Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang, xâm nhập mặn (XNM) theo triều biển Tây trên sông Cái Lớn từ ngày 3-8/4 sẽ tăng nhanh và ở mức khá cao, đồng thời sẽ xâm nhập sâu vào các sông, rạch trên địa bàn. Đóng cống ngăn mặn ở xã Hỏa Tiến, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: DK Đây được...