Mông lung tìm đường cứu bệnh nhân Covid-19
Sau môt năm, My đa co tiên bô trong điêu tri Covid-19. Tuy nhiên, nhiêu sai lâm tưng xay ra va hanh trinh phia trươc vân con rât dai.
Đến nay, việc điều trị cho những bệnh nhân nặng đã được cải thiện so với thời điểm cách đây một năm, khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 là đại dịch. Hiểu biết về Covid-19 được nâng cao và số ca nghiêm trọng không nhiều tới mức gây quá tải.
“Chúng tôi đã chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tốt hơn nhiều so với hồi tháng 3/2020″, tiến sĩ Daniel Griffin, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại ProHEALTH Care ở New York, cho biết:
Các bác sĩ không còn thử mọi cách để cứu sống bệnh nhân nữa. Họ thận trọng hơn khi đặt nội khí quản, với phát hiện cho bệnh nhân thở bằng các phương pháp không xâm lấn như như thở oxy qua mũi hoặc thở áp lực dương liên tục (CPAP) sẽ hiệu quả và an toàn hơn. Chỉ những bệnh nhân quá yếu mới cần sử dụng các phương pháp xâm lấn như đặt nội khí quản.
Tuy nhiên, khoảng 20% người nhập viện vẫn cần chăm sóc tích cực, con số không khác trước là bao, theo bác sĩ Kevin Tracey, chủ tịch kiêm giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Feinstein, New York. Ông cho biết tỷ lệ tử vong ở các phòng điều trị tích cực vẫn cao.
“Sau một năm, chúng ta vẫn còn mông lung”, bác sĩ Tracey nhận xét.
‘Mông lung và rời rạc’
Hành trình một năm qua vẫn là những thử nghiệm rời rạc, nhiều sai lầm, thiếu sự phối hợp, từ đó bỏ lỡ nhiều cơ hội để rút ra các kinh nghiệm quý báu. Các bác sĩ mới chỉ dùng những phương pháp sẵn có. Một vài cách trong số đó có thể mang lại ích lợi hoặc nguy hiểm cho người bệnh. Nghiên cứu để làm rõ điều này còn hạn chế.
Trong khuôn khổ chương trình Thúc đẩy Điều trị và Vaccine Covid-19 (ACTIV), chính phủ Mỹ đã hợp tác với các công ty tư nhân để triển khai nhiều thử nghiệm lâm sàng, nhằm phát triển các phương pháp điều trị tiềm năng.Thế nhưng, những thử nghiệm đó lại chưa trả lời được các câu hỏi quan trọng.
“Công sức bỏ ra là vậy, chúng tôi vẫn không có nhiều lựa chọn cho bệnh nhân bệnh nặng, đồng thời không rõ cách chữa trị nào sẽ hiệu quả”, bác sĩ Haider Warraich, phó giám đốc chương trình suy tim của Hệ thống chăm sóc sức khỏe VA Boston, nói. Số người tử vong do mắc Covid-19 ở Mỹ là 550.516 người, cao nhất thế giới.
Video đang HOT
Mỹ thiếu một hệ thống tập trung, có thể điều hành các thử nghiệm lâm sàng, nhằm đánh giá tác dụng của thuốc một cách thống nhất. Nguồn tài trợ cho các thử nghiệm lớn, bao gồm nhiều bên tham gia còn thiếu.
“Phản ứng của chúng ta rời rạc tới nỗi ta không thể đưa ra những thông tin có ý nghĩa. Tôi thấy tiếc cho những mạng sống đã mất đi”, bác sĩ Warraich nhận định.
Tiến sĩ David Leaf và Shruti Gupta, hai chuyên gia về thận tại Bệnh viện Brigham và Phụ nữ ở Boston, đã tự thu thập thông tin về việc điều trị cho các ca Covid-19 nặng nhất tại 67 bệnh viện trên khắp đất nước. Họ tạo ra mạng lưới hợp tác nghiên cứu độc lập lớn nhất mang tên Stop Covid.
Do không có kinh phí, Stop Covid phải dựa vào hơn 400 tình nguyện viên là các nhà nghiên cứu, y tá, người dân, sinh viên y khoa và bác sĩ thuộc nhiều chuyên ngành để xem xét dữ liệu của hơn 5.000 bệnh nhân. Nhiều nhân viên y tế khi về nhà vẫn ngồi bên bàn làm việc để để nhập dữ liệu.
Nhóm đã công bố hơn chục nghiên cứu. Trong đó có phát hiện phương pháp hồi sức tim phổi không mấy hiệu quả đối với bệnh nhân ngừng tim. Một nghiên cứu khác cho thấy ECMO (thiết bị oxy hóa qua màng ngoài cơ thể) có thể cứu nhiều mạng sống . Họ còn nhận ra nếu sử dụng thuốc kháng viêm tocilizumab từ sớm, có thể giúp nhiều người thoát chết. Phát hiện này được xác nhận bởi thử nghiệm ngẫu nhiên trên 353 bệnh nhân của các nhà nghiên cứu từ Đại học Hoàng gia London .
Dù vậy, tiến sĩ Leaf thừa nhận các nghiên cứu cấp cơ sở còn có hạn chế, không đáp ứng tiêu chuẩn vàng trong nghiên cứu lâm sàng. Phương pháp điều trị không được thử nghiệm trên những người ngẫu nhiên để làm cơ sở so sánh với người dùng giả dược. Tính ngẫu nhiên và theo dõi giả dược là tiêu chuẩn để xác định độ hiệu quả của thuốc, nhưng khó có thể đạt được trong bối cảnh đại dịch.
Nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên có số người tham gia quá nhỏ để kết luận tính hiệu quả của thuốc. Việc tìm kiếm bệnh nhân nặng sẵn sàng tham gia thử nghiệm còn khó khăn vì thứ họ nhận được có thể chỉ là giả dược, theo ông Tracey. Điều này là một thử thách đạo đức với các bác sĩ.
Bên cạnh đó, thời điểm tốt nhất để tiến hành nghiên cứu là giai đoạn đầu nhiễm virus. Tuy nhiên, việc nhiều bệnh nhân không biết mình có virus trong 14 ngày đầu cũng ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu, theo bác sĩ David Fajgenbaum, giám đốc Dự án Cơ sở dữ liệu về Phương pháp điều trị Covid-19. Ngoài ra, người nhiễm virus được khuyên cách ly tại nhà, vì thế họ khó tham gia thử nghiệm.
Bốn phương pháp cơ bản
Các bác sĩ được phép sử dụng thuốc hiện có cho mục đích điều trị mới. Bác sĩ Fajgenbaum cho biết: “Rất nhiều loại thuốc đang được thử nghiệm. Tôi thực sự cảm thấy lạc quan về những gì đã chứng kiến và hy họng chúng ra có thể dựa vào những kết quả này để đương đầu với Covid-19. Nhiều người có thể được cứu nhờ những loại thuốc sẵn có”.
Theo Fajgenbaum, có bốn phác đồ điều trị cơ bản, mỗi loại cần được áp dụng vào một thời điểm khác nhau:
Thuốc tăng cường phản ứng miễn dịch sớm dùng sau khi lây nhiễm để giảm nguy cơ mắc biến chứng nặng.
Thuốc kháng virus như remdesivir nhắm vào nCoV. Thời điểm vàng để dùng là trong giai đoạn đầu của bệnh, vì thuốc có thể ngăn virus xâm nhập và nhân lên bên trong tế bào người.
Thuốc dexamethasone ức chế hệ thống miễn dịch được dùng cho những bệnh nhân yếu nhất, nhập viện một hoặc hai tuần sau khi xuất hiện các triệu chứng. Mối đe dọa lớn nhất của họ là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch.
Thuốc điều trị các triệu chứng của Covid-19
Nếu sử dụng sai thời điểm, thuốc sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. “Nếu bạn điều chỉnh phản ứng miễn dịch, bạn có thể cứu nhiều người. Vấn đề không nằm ở virus mà là hệ miễn dịch”, bác sĩ Fajgenbaum cho biết.
Vaccine được trông chờ như một liệu pháp hiệu quả giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nặng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hàng triệu người từ chối tiêm phòng lại không được bảo vệ và một số chắc chắn sẽ đổ bệnh.
Bác sĩ Tracey cho biết, phát triển thuốc kháng virus hiệu quả vẫn nên là ưu tiên hàng đầu của Mỹ . Tiến sĩ Anthony Fauci, người đứng đầu Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, cũng đồng tình với quan điểm này. Thuốc có thể giảm sự tàn phá của Covid-19 lên cơ thể, giảm số người nhập viện và tử vong.
Y tá Merri Lynn Anderson kiểm tra bệnh nhân tại bệnh viện St. Joseph ở Hạt Orange, California. Ảnh: USA Today.
Số ca tử vong do COVID-19 tại Đức và Bỉ lần lượt vượt ngưỡng 40.000 ca và 20.000 ca
Bất chấp chương trình tiêm chủng vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang được đẩy mạnh, tình hình dịch bệnh dường như chưa có dấu hiệu cải thiện khi các nước châu Âu tiếp tục ghi nhận số ca mắc và tử vong tăng mạnh.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Aachen, miền Tây Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 10/1, viện dịch tễ Robert Koch (RKI) của Đức thông báo kể từ khi dịch bùng phát tới nay, nước này đã ghi nhận trên 40.000 ca tử vong. Theo đó, trong 24 giờ qua, Đức ghi nhận thêm 465 ca tử vong, nâng tổng số trường hợp không qua khỏi lên 40.343 người. Cho tới nay đã có tổng cộng trên 1,9 triệu ca mắc được ghi nhận tại Đức, với gần 17.000 ca mắc mới từ ngày 9/1.
Trong thông điệp hằng tuần, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng số liệu thống kê trên chưa phản ánh đầy đủ tác động của việc người dân gặp gỡ, giao lưu trong dịp lễ Giáng sinh và Năm mới. Bà cảnh báo những tuần tới sẽ là "giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch", khi nhiều bác sĩ và nhân viên y tế đều trong tình trạng làm việc quá tải.
Đức được xem là một trong số ít quốc gia châu Âu chống dịch hiệu quả trong làn sóng dịch COVID-19 đầu tiên vào mùa xuân năm ngoái, song đã bị "hụt hơi" trong việc ứng phó làn sóng dịch thứ hai. Quốc gia với khoảng 83 triệu dân này đã áp đặt thêm các biện pháp chống dịch, theo đó hạn chế các tiếp xúc xã hội và hỗ trợ các bệnh viện ứng phó với sự gia tăng số bệnh nhân nhập viện. Hiện có trên 5.000 bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị tại các bộ phận chăm sóc tích cực trên toàn quốc.
Đức đã đóng cửa các trường học và cửa hàng kinh doanh mặt hàng không thiết yếu, các cơ sở văn hóa và giải trí cho tới ít nhất ngày 31/1 với hy vọng khống chế được đà lây lan của dịch bệnh.
Tương tự các nước khác trong Liên minh châu Âu (EU), Đức đã bắt đầu triển khai tiêm đại trà vaccine phòng COVID-19 của hai hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) vào cuối tháng 12 năm ngoái. Tới nay đã có trên 500.000 người được chủng ngừa. Thủ tướng Merkel thừa nhận chiến dịch tiêm phòng vaccine khởi đầu chậm, song sẽ tăng tốc. Chính phủ cam kết sẽ đảm bảo có đủ vaccine cho mọi người tại Đức.
* Trong khi đó, Viện Y tế quốc gia Bỉ (Sciensano) thông báo số ca tử vong do COVID-19 tại nước này cũng đã vượt 20.000 ca trong ngày 10/1, với hơn một nửa số ca tập trung tại các cơ sở dưỡng lão. Tới nay, quốc gia với 11,5 triệu dân này đã ghi nhận tổng cộng 662.694 ca mắc và 20.038 ca tử vong.
Đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại bến xe buýt ở Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN
Số ca tử vong do COVID-19 tại các cơ sở dưỡng lão ở Bỉ đã lên tới 10.270 ca vào ngày 18/12/2020. Trong làn sóng dịch đầu tiên, Sciensano đã báo cáo trên 250 người tử vong mỗi ngày với mức đỉnh điểm 322 người vào ngày 8/4/2020. Số ca tử vong có chiều hướng giảm vào mùa hè song sau đó đã bắt đầu tăng trở lại vào tháng 10/2020 với 218 ca tử vong được ghi nhận vào ngày 10/11/2020. Tuần trước, số ca tử vong trung bình được ghi nhận ở mức 58 ca/ngày với khoảng 1.780 ca mắc.
* Tại Anh, Bộ trưởng Y tế nước này Matt Hancock cùng ngày cho biết nước này đã thực hiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho 200.000 người/ngày và đang hướng tới mục tiêu chủng ngừa 2 triệu người/tuần. Ông cũng cho biết trong tuần này, Anh sẽ mở cửa các trung tâm tiêm chủng hàng loạt. Theo trang worldometers.info, tới nay, Anh đã ghi nhận 80.868 ca tử vong trong tổng số 3.017.409 ca mắc.
* Nga ngày 10/1 thông báo có thêm 22.851 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 4.216 ca tại thủ đô Moskva, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 3.401.954 ca, cao thứ tư thế giới. Ngoài ra, nước này cũng ghi nhận thêm 456 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua, đưa số trường hợp không qua khỏi lên 61.837 trường hợp.
Thế giới ghi nhận trên 89,4 triệu ca mắc, 1,9 triệu ca tử vong do COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 9/1 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 89.480.121 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 1.924.550 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 64.129.754 người. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới trung tâm y tế ở New York, Mỹ, ngày...