Mong được giữ ổn định kỳ thi THPT cho năm nay
Phương án thi THPT năm 2020 mà Bộ GD-ĐT vừa đưa ra nhấn mạnh vào mục đích chính để xét tốt nghiệp tưởng giảm nhẹ nhưng đã tạo nên sự bất ổn định, lo lắng và áp lực cho nhiều người, nhất là học sinh.
Thí sinh làm bài thi khoa học tự nhiên trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 – NGỌC DƯƠNG
Với mục tiêu chỉ để tốt nghiệp, số môn thi trong kỳ thi THPT năm nay giảm từ 6 môn (gồm các môn văn, toán, ngoại ngữ và một tổ hợp gồm các môn về khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội) xuống còn 4 bài thi. Trong đó đáng chú ý là ngoài 3 môn văn, toán, ngoại ngữ, thì tổ hợp môn rút gọn lại thành một bài thi và được tính một đầu điểm (thay vì 3 đầu điểm như các năm trước). Vì thế, đề thi cũng giảm độ khó so với đề tham khảo đã công bố trước đây.
Học sinh phải gánh vác nhiều kỳ thi liên tiếp
Động thái trên của Bộ xuất phát tự sự lo lắng về chất lượng việc dạy và học không đồng bộ, không ổn định trong học kỳ 2 năm học này, vì học sinh nghỉ học dài ngày do dịch Covid-19. Tuy vậy điều này lại tạo nên sự bất ổn định, lo lắng và áp lực cho nhiều người, nhất là học sinh.
Video đang HOT
Nếu quan điểm thi để xét tốt nghiệp, kỳ thi THPT nhằm giảm áp lực cho học sinh vì dịch thì sao không giao việc xét tuyển về cho địa phương, để học sinh giảm bớt đi kỳ thi này?
Vì bản chất của kỳ thi thay đổi từ “thi THPT quốc gia” thành “ thi tốt nghiệp THPT” cho nên nhiều trường ĐH không coi đây là cơ sở chính để đánh giá xét tuyển. Vì vậy trong các phương án tuyển sinh của rất nhiều trường, phương thức xét tuyển điểm thi của kỳ thi này bị giảm tỷ lệ xuống. Và tất yếu sẽ có nhiều kỳ thi đánh giá năng lực, tuyển sinh riêng của các trường, làm cho học sinh phải gánh vác nhiều kỳ thi liên tiếp khác nhau, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Cách làm này có vẻ như đang quay trở lại trước đây, vốn bị nhiều người cho là không hiệu quả. Trong khi việc tổ chức thi THPT quốc gia đang dần dần ổn định, phát huy được tính tích cực của nó, thì phương án này như một khúc ngoặc đột ngột, khiến nhiều giáo viên và học sinh thấy… choáng!
Các học sinh lớp 12 đã nỗ lực rất nhiều trong thời gian tự học ở nhà do dịch Covid-19 – ĐẬU TIẾN ĐẠT
Đừng chối bỏ sự nỗ lực của học sinh trong việc tự học
Cũng cần thấy rằng, không lâu trước đây, Bộ đã công bố đề thi minh họa cho kỳ thi THPT. Bộ cũng đã có nhiều giải pháp khác nhau, như lùi thời gian thi, giảm tải nội dung thi… Tất cả những việc làm đó có phải là những giải pháp để giữ ổn định cho kỳ thi “THPT quốc gia”? Nếu thay đổi đột ngột như thế, phải chăng Bộ không đủ lòng tin vào chính mình?
Trong khi thầy trò ở nhà trường phổ thông vẫn miệt mài ôn tập theo sự ổn định sẵn có, thì Bộ lại thay đổi. Mà thời gian thì không còn nhiều.
Nếu quan điểm thi để xét tốt nghiệp, kỳ thi THPT nhằm giảm áp lực cho học sinh vì dịch Covid-19 thì sao không giao việc xét tuyển về cho địa phương, để học sinh giảm bớt đi kỳ thi này?
Hơn nữa, chúng ta còn thời gian trước mắt cho việc học chương trình học kỳ 2 và ôn thi. Nếu diễn biến xấu nhất thì vẫn có cả chương trình học kỳ 1 để đánh giá. Nếu đề thi giới hạn trong kiến thức ấy, chúng tôi cho rằng vẫn có thể phân loại tốt thí sinh cho các trường ĐH xét tuyển. Đồng ý là phải thông cảm cho những học sinh vùng xa, khó khăn không có điều kiện học trực tuyến. Nhưng xin đừng chối bỏ sự nỗ lực của bản thân các em trong việc tự học, trong việc cố gắng khắc phục khó khăn để vươn lên trong dịch bệnh này!
Vì vậy, chúng tôi mong muôn Bộ GD-ĐT giữ sự ổn định tốt nhất cho kỳ thi THPT năm nay.
Ngọc Tuấn
Sẽ thi tốt nghiệp THPT 2020 phù hợp tình hình thực tế
Sáng 21-4, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đã họp với Bộ GD-ĐT về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2019 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Tại cuộc họp, Phó thủ tướng chỉ đạo Bộ GD-ĐT hoàn thiện phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT phù hợp với tình hình thực tiễn diễn ra dịch COVID-19, đảm bảo an toàn, giảm áp lực cho học sinh cả nước. Phương án được hoàn thiện sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.
Tại cuộc họp cũng thống nhất từ năm nay, các trường đại học- cao đẳng sẽ tự chủ về tuyển sinh. Kỳ thi tốt nghiệp THPT có mục tiêu chính là công nhận hoàn thành chương trình GD phổ thông. Trước đó kỳ thi này được Bộ GD-ĐT dự kiến tổ chức vào tháng 8-2020.
Bộ GD-ĐT cũng cân nhắc việc giảm số môn thi so với năm 2019 để giảm áp lực cho học sinh. Bộ GD-ĐT sẽ điều chỉnh khâu tổ chức thi để phù hợp với tình huống các nhà trường đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Bộ GD-ĐT đã trình Chính phủ các phương án khác nhau. Trong đó ngoài phương án tổ chức thi, Bộ GD-ĐT còn phương án không tổ chức kỳ thi. Việc xét tốt nghiệp THPT sẽ chuyển giao cho địa phương. Các trường ĐH-CĐ sẽ chủ động phương thức tuyển sinh, không dựa vào kết quả thi THPT quốc gia.
Bộ GD-ĐT cũng đã điều chỉnh khung thời gian năm học, kết thúc vào 15-7 và tinh giản nội dung chương trình, hướng dẫn các nhà trường thực hiện việc dạy học qua Internet và truyền hình trong thời gian các nhà trường chưa đón học sinh trở lại.
Vĩnh Hà
Nếu bỏ thi THPT quốc gia, các trường ĐH xét học bạ hay thi riêng? Dù đang chờ phương án chính thức của Bộ GD-ĐT về kỳ thi THPT quốc gia năm 2020, đại diện các trường ĐH cho biết sẽ có những phương án dự phòng cho trường hợp không diễn ra kỳ thi này trong năm nay. Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 - Ngọc Dương Trước diễn biến phức tạp...