Mong chính sách nhân văn sớm được triển khai
Chia sẻ về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, nhiều nhà giáo rất phấn khởi và cho rằng việc tăng lương cho nhà giáo và miễn học phí cho HS đến cấp THCS là chính sách hết sức nhân văn.
ảnh minh họa
Bên cạnh đó, chính sách tiền lương cũng cần quan tâm đến đội ngũ nhà giáo làm cán bộ quản lý giáo dục. Khi nghề giáo có sự hấp dẫn sẽ tự khắc thu hút được người giỏi, chất lượng giáo dục sẽ được cải thiện…
Thầy Hồ Văn Luyến – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tầm Vu, huyện Châu Thành A (Hậu Giang): “Rất cần chính sách tiền lương phù hợp cho nhà giáo”
Khi Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, đội ngũ nhà giáo chúng tôi rất quan tâm. Chúng tôi rất vui mừng khi Bộ đã “điểm” trúng nhiều vấn đề cần phải giải quyết để đưa ngành GD-ĐT phát triển theo hướng đổi mới căn bản, toàn diện. Trong đó, chính sách tiền lương cho nhà giáo và việc miễn học phí cho HS tới cấp THCS là vấn đề được nhiều nhà giáo, phụ huynh và HS quan tâm.
Vấn đề lương của nhà giáo bấy lâu nay luôn được cả xã hội quan tâm, mặt dù có nhiều chính sách để nhà giáo sống được bằng lương nhưng hiện nay có nhiều nhà giáo còn gặp khó khăn trong cuộc sống, nhất là những giáo viên mới ra trường. Theo tôi tính toán, một giáo viên mới ra trường hiện nay lương khoảng 2 – 3 triệu đồng.
Nếu độc thân, chưa có gia đình và chưa có con thì có thể tạm sống được. Nếu ai có lập gia đình, có con thì với đồng lương này so với vật giá hiện nay thì cuộc sống chật vật lắm! Cũng theo của nhiều giáo viên mới ra trường, để đảm bảo được cuộc sống và bám trường, bám lớp, đa số họ phải nhờ sự hỗ trợ từ gia đình. Nhiều giáo viên còn rằng họ ngại lập gia đình vì sợ cuộc sống của vợ chồng nhà giáo không đảm bảo!
Do đó, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đã “điểm” trúng những khó khăn nhất mà đội ngũ nhà giáo đang gặp phải, đó là đồng lương – thu nhập chính của nhà giáo. Trong Dự thảo Luật có nêu: “Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ”, là hết sức phù hợp và chúng tôi rất đồng tình, ủng hộ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, chúng ta cần phải quan tâm đến đội ngũ làm công tác quản lý ở các Phòng GD&ĐT, các Sở GD&ĐT. Nếu chúng ta nêu khái niệm “nhà giáo” để chỉ những người đang đứng lớp là chưa đủ, mà cần phải bao gồm luôn những người làm công tác quản lý giáo dục.
Đây là đội ngũ đóng vai trò rất quan trọng, họ làm công tác điều hành, quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ; đa số họ là những người có năng lực, có uy tín, được điều chuyển từ các trường phổ thông lên. Do đó, Dự thảo Luật nên bổ sung chính sách tăng lương cho cả cán bộ quản lý giáo dục, nếu không thì cán bộ quản lý giáo dục rất thiệt thòi.
Thầy Mai Văn Sang - Giáo viên Trường THPT Trần Đại Nghĩa, huyện Tam Bình (Vĩnh Long): “Ủng hộ chính sách nhân văn”
Chúng tôi đồng tình và thống nhất cao, đặc biệt là những vấn đề mà Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đề ra, trong đó có chính sách cho nhà giáo và HS. Đặc biệt chính sách về tiền lương của nhà giáo và chính sách miễn học phí cho HS đến cấp THCS được cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và HS đồng tình ủng hộ.
Để đưa Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết 29 về Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT vào cuộc sống, hiện nay cần phải đưa nội dung lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp vào Luật.
Khi lương của nhà giáo được đảm bảo, đủ sống góp phần giúp nâng cao đời sống nhà giáo, từ đó các thầy cô yên tâm công tác, cống hiến cho ngành; đồng thời thu hút được nhiều người giỏi vào sư phạm. Khi nghề giáo có sự hấp dẫn sẽ tự khắc thu hút được người giỏi, thầy cô sẽ có điều kiện để chuyên tâm cho lớp học. Hy vọng với những chính sách mới, các giáo viên có thể an tâm đứng lớp, giữ lửa với nghề cao quý nhất.
Việc miễn học phí cho HS tới cấp THCS trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Vì căn cứ vào thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn hiện nay cũng như yêu cầu phát triển nền giáo dục theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế, cần đẩy mạnh phổ cập giáo dục THCS và phân luồng HS. Vì vậy, phải có cơ chế thích hợp để thực hiện phổ cập giáo dục.
Nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi mà đời sống phụ huynh và HS còn nhiều khó khăn, việc miễn học phí tới cấp THCS sẽ giúp giảm gánh nặng chi phí học hành cho phụ huynh. Đơn cử trong những lớp tôi đang dạy, có lớp 5 – 6 em HS thuộc diện hộ nghèo, hằng ngày gia đình các em phải làm thuê, làm mướn. Họ lo cho con đến trường đã khó rồi nên việc đóng học phí lại càng khó hơn. Theo tôi, miễn học phí cho HS đến cấp THCS là chính sách nhân văn, sẽ kéo giảm tỷ lệ HS bỏ học và giảm áp lực tài chính cho phụ huynh…
Theo Giaoducthoidai.vn
Đề xuất miễn học phí cho trẻ học mầm non và học sinh THCS: Lo ngại tính khả thi
Đề xuất miễn học phí với trẻ mầm non và học sinh THCS tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố, được coi là tín hiệu tốt nhằm tăng hiệu quả chính sách phổ cập, tạo thuận lợi hơn cho gia đình người học.
Tuy nhiên, thông tin này cũng thu hút ý kiến trái chiều từ dư luận, trong đó nhiều người lo lắng về tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện.
Các cơ sở tư thục sẽ gặp khó khăn khi chính sách miễn học phí cho trẻ 5 tuổi học mầm non được phê duyệt. Ảnh: Linh Ngọc
Giảm gánh nặng học hành
Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục lần này, đề xuất miễn học phí với trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh THCS theo học tại các trường công lập là nội dung nhận được sự quan tâm đặc biệt.
Theo ông Ngô Văn Thịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Giáo dục và Đào tạo), chính sách học phí đối với học sinh hiện nay còn một số hạn chế. Khoản 1, Điều 11 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục (ban hành năm 2009) nêu rõ: "Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước". Tuy nhiên, trên thực tế, chính sách miễn học phí hiện nay mới được áp dụng đối với học sinh tiểu học. Còn học sinh THCS và trẻ mầm non 5 tuổi vẫn phải đóng học phí. Điều này gây không ít khó khăn trong việc tăng tỷ lệ huy động trẻ/học sinh đến trường, nhất là ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và cũng chưa phù hợp với chủ trương đề ra.
Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, đề xuất miễn học phí với trẻ 5 tuổi dựa trên căn cứ thực tế khi cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi với tỷ lệ 98,75% trẻ ra lớp. Ngoài ra, Nghị quyết 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), đặt ra mục tiêu miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi vào trước năm 2020; Nghị quyết 46-NQ/CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5-2017 đã thống nhất thực hiện chính sách miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn từ năm 2018.
Cần lộ trình triển khai phù hợp
Miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi tới hết cấp THCS là chính sách thể hiện sự quan tâm, chăm lo và đầu tư của Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục, nhưng liệu ngân sách có bảo đảm được các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện chủ trương hay không là vấn đề khiến nhiều người suy nghĩ. Lo lắng là hợp lý bởi nếu ngân sách không đủ để triển khai, trong điều kiện yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục và nhu cầu của người dân ngày càng tăng thì các nhà trường sẽ phải chịu thêm áp lực, thậm chí có thể nảy sinh nguy cơ tự ý thu các khoản ngoài học phí.
Ghi nhận từ thực tế cho thấy, hầu hết lãnh đạo các nhà trường trên địa bàn TP Hà Nội đều đồng tình với chủ trương miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh THCS, song cũng có mối lo không biết xoay xở ra sao nếu ngân sách không đủ để đầu tư cho các hoạt động của nhà trường. Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tính toán chi tiết về mức chi phí cho từng cấp học để có lộ trình triển khai phù hợp, tránh tình trạng chủ trương tốt nhưng quá trình thực hiện gây khó khăn cho cơ sở, khiến người dân thiếu tin tưởng.
Theo bà Lê Thị Chính, Hiệu trưởng Trường Phổ thông THCS - THPT Newton (quận Bắc Từ Liêm), lâu nay học sinh trường dân lập không được hưởng các khoản hỗ trợ từ ngân sách, trong khi không ít gia đình học sinh có hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn. Việc thiếu công bằng trong áp dụng chính sách của Nhà nước đối với học sinh là điều nên xem xét nhằm bảo đảm sự bình đẳng trong việc thực hiện phổ cập giáo dục.
Bà Lê Mai Anh, phụ huynh Trường Mầm non Văn Miếu (quận Đống Đa) cho rằng, việc miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi nên được tính toán theo lộ trình. Thực tế cho thấy, khả năng đáp ứng của ngân sách đối với bậc học mầm non còn hạn chế, tình trạng thiếu trường, lớp công lập vẫn phổ biến, sĩ số có nơi lên đến 70 trẻ/lớp. Trong điều kiện hiện nay, Nhà nước cần huy động nguồn lực để xây dựng thêm trường, lớp mầm non, đáp ứng đủ nhu cầu gửi con của phụ huynh, nhất là tại các khu vực đông dân cư, khu chung cư, khu công nghiệp...
Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục Hà Nội, việc thực hiện chính sách miễn học phí cần thực hiện theo lộ trình để bảo đảm tính khả thi và hiệu quả bền vững. Trước mắt, khi ngân sách còn hạn chế, Việt Nam có thể áp dụng chính sách miễn học phí cho học sinh THCS tại các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Khi có đủ điều kiện triển khai, các nhà trường được cấp đủ kinh phí để đảm nhận tốt các hoạt động giáo dục có chất lượng cho học sinh, chính sách này sẽ được áp dụng đại trà trên phạm vi cả nước.
GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, việc miễn học phí với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh THCS là phù hợp với chủ trương đã đề ra và là xu thế của nhiều quốc gia, nhằm tạo điều kiện tốt nhất để bất kỳ ai cũng được đến trường. Tuy nhiên, nếu chỉ miễn học phí cho trẻ học trường công lập thì có công bằng với những em học ở trường ngoài công lập hay không?
Có thể thấy rõ điều này ở cấp mầm non, khi mạng lưới trường, lớp chưa đáp ứng nhu cầu, nhiều gia đình, trong đó phần lớn là các cặp vợ chồng nghèo, người lao động ở các khu công nghiệp, phải gửi trẻ tại cơ sở tư thục, điều kiện chăm sóc, giáo dục thiếu thốn. Vì vậy, việc xem xét miễn, giảm học phí với trẻ mầm non theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập là cần thiết.
Theo Hanoimoi.com.vn
Nên thôi miễn học phí ngành sư phạm Chính sách miễn học phí đối với sinh viên ngành sư phạm sau 20 năm thực hiện không còn phù hợp điều kiện thực tế và không công bằng. ảnh minh họa Tại hội thảo do Bộ GD&ĐT tổ chức hôm 13-12, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, thẳng thắn đề xuất nên bỏ ngay chính...