“Mong các hiệu trưởng tôn trọng uy tín”
Thông điệp mới của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận phát đi tại hội nghị triển khai “Chiến lược phát triển giáo dục” và “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục”sáng 23/1.
Hội nghị được tổ chức tại 6 điểm cầu: Hà Nội, TP.HCM, Vinh, Thái Nguyên, Cần Thơ và Đà Nẵng.
Thiếu đủ thứ, nhiều hạn chế
Đất dành cho trường học thiếu, thiết bị dạy học ngay ở các quận nội thành cũng thiếu là chia sẻ của ông Phạm Văn Đại, phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội.
Đề cập đến Nghị định 115 về việc các cơ sở giáo dục có quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm song ông Lê Văn Quý, Giám đốc Sở GD-ĐT Điện Biên chia sẻ thực tế việc triển khai ở cấp huyện còn nhiều bất cập.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với các đại biểu
Địa phương muốn luân chuyển giáo viên nhưng không làm được vì thẩm quyền không có, cơ sở vật chất (nhà công vụ) không có, hiện tỉnh mới đáp ứng được 40% nhà công vụ cho giáo viên.
Từ 6 đầu cầu trên cả nước tham gia hội nghị đều chung ý kiến đầu tư cho giáo dục đặc biệt là vấn đề chính sách, tài chính còn nhiều hạn chế.
Năm qua, tỉnh Điện Biên có 100 tỷ cho xây dựng phát triển. Muốn kiên cố hóa trường lớp nhưng đành chịu, hiện mới làm được 50%, “Hầu hết HS phải học 2 ca, thậm chí 3 ca nói chi đến những mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục đến 2020″.
Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải Trần Đắc Sử cùng lãnh đạo một số trường ĐH thở than: “Nguồn thu chủ yếu của trường là học phí. Muốn nâng chất lượng phải đầu tư nhưng chỉ tiêu lại không được tăng hoặc phải giảm. Giảng viên thu nhập thấp nên phải “chạy sô” lo cho cuộc sống. Thiếu kinh phí nên vấn đề nghiên cứu khoa học càng khó khăn”.
Video đang HOT
Tiêu cực tràn vào trường học
Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Nguyễn Xuân Trạch không khỏi xót xa: “Tiêu cực đã tràn vào trường học. Có thể thấy việc tuyển dụng, đề bạt cán bộ hiện nay còn bất cập. Nhiều người “học giả” để lấy bằng thật, chỉ cần có tấm bằng mà không coi trọng học để tích lũy kiến thức cho mình”.
Các đại biểu bàn luận về chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020
Hiệu trưởng Nguyễn Văn Minh Trường ĐH Sư phạm Hà Nội góp lời: “Việc đánh giá kết quả học tập ở các trường có sự chênh lệch, trường chặt trường lỏng. SV trường tôi ra trường chỉ bằng khá. SV trường khác đầu vào kém nhưng tốt nghiệp nhiều bằng giỏi. Cũng may là xã hội vẫn đặt niềm tin vào SV sư phạm”.
Từ đầu cầu Nghệ An, phó hiệu trưởng Trường ĐH Vinh Phạm Minh Hùng cho rằng Nhà nước cần cụ thể hóa chính sách để thu hút HS giỏi vào sư phạm, tạo việc làm sau khi tốt nghiệp. Hiện nay nhiều ngành của sư phạm đầu vào thấp, nhiều trường sư phạm đào tạo đa ngành.
Nhiều ý kiến cho rằng Bộ, Chính phủ phải làm chặt quy hoạch mạng lưới trường học và dự báo nguồn nhân lực
Khuyến khích trả lương theo năng lực
Tiếp thu ý kiến từ cơ sở, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết Bộ đã hoàn thiện dự thảo quy hoạch mạng lưới: ĐH, CĐ trình lên văn phòng Chính phủ.
“Vấn đề tiền lương, Chính phủ đang xây dựng chế độ tiền lương mới, hy vọng sẽ giải quyết được vấn đề đặt ra” – lời Bộ trưởng.
Vấn đề cân đối tài chính để kiên cố hóa trường lớp theo Bộ trưởng “phải vài kế hoạch 5 năm mới có thể giải quyết. Bộ GD-ĐT đề nghị địa phương ưu tiên đầu tư cho mầm non 5 tuổi để thực hiện phổ cập; ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, khó khăn. Trong quá trình phân bổ cần tránh dàn trải, phân tán để sớm đưa vào sử dụng”.
Liên quan đến chất lượng các trường ĐH, CĐ,TCCN, Bộ trưởng mong các hiệu trưởng tôn trọng thương hiệu, uy tín.
Về đổi mới chính sách sử dụng nhân lực trong khu vực nhà nước từ khâu tuyển dụng, trả lương, thăng tiến, Phó Thủ tướng khuyến khích các đơn vị “trả theo năng lực”. Đồng thời, Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ có giải pháp cụ thể.
Phó Thủ tướng cũng đưa 4 giải pháp khắc phục những tồn tại trên. Thứ nhất, giải pháp phải khiến cho các trường thấy muốn tồn tại thì phải vươn lên.
Thứ hai phải thường xuyên đổi mới, đánh giá: SV đánh giá GV, GV đánh giá lãnh đạo, cấp dưới đánh giá cấp trên. Thứ ba là chính sách đối với cán bộ trong trường không bình quân. Làm sao thu nhập với GV phù hợp với đóng góp chứ không phải thâm niên hay vị trí làm việc. Cuối cùng môi trường giáo dục phải tăng cường dân chủ hóa.
“Chúng ta chưa hài lòng với chất lượng nhân lực. Nguyên nhân do tư duy giáo dục chậm đổi mới, nặng về hành chính, chưa tạo được sự chủ động. Điều đó thể hiện sức ỳ lớn của ngành cần phải thay đổi” – Phó Thủ tướng chốt lại.
Theo Văn Chung (Vietnamnet)
Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: Tăng quyền tự chủ cho các trường để phát triển giáo dục ĐH
Với kinh nghiệm từng làm hiệu trưởng trường đại học, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng nếu được giao quyền tự chủ thì các trường sẽ có trách nhiệm hơn và cũng giúp hệ thống giáo dục ĐH phát triển.
Hôm qua 12/10, Phó Chủ tịch nước GS.TS Nguyễn Thị Doan và đoàn đại biểu cấp cao đã đến thăm và làm việc với Trường ĐH Quốc gia TPHCM. Đây cũng là một phần trong hoạt động mà Phó chủ tịch nước lắng nghe các ý kiến về chiến lược đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thăm phòng thực hành y khoa của ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM.
Theo GS.TS Nguyễn Thị Doan, ngành giáo dục nước ta có nhiều thành tựu nhưng cũng không ít những khiếm khuyết. Hệ thống ĐH của chúng ta hiện nay đang theo xu hướng phát triển theo chiều sâu như mô hình phát triển kinh tế của đất nước. Tức là phát triển quy mô là chính còn chất lượng hiện nay đang bị xã hội lên tiếng. Phó Chủ tịch nước cho biết rất đau lòng với chất lượng đội ngũ nhân lực hiện nay khi "theo đánh giá chung của tổ chức quốc tế thì chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm/10 điểm mặc dù cả nước có rất nhiều trường ĐH, trường đào tạo nghề, trường trung cấp...".
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trò chuyện với tân sinh viên ĐH Quốc gia TPHCM.
Phó chủ tịch xác định rằng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong 3 khâu để đưa đất nước đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp mang tính hiện đại. Đó là hướng để nền kinh tế phát triển theo chiều sâu, tăng hàm lượng chất xám và tăng năng suất. Đặc biệt, sau khi được tham quan các phòng thí nghiệm Công nghệ Nano, Khu Công nghệ phần mềm, Thư viện trung tâm, khu KTX... và lắng nghe báo cáo phát triển của ĐH Quốc gia TPHCM, Phó Chủ tịch nước đánh giá cao mô hình của ĐH Quốc gia. GS.TS Nguyễn Thị Doan cho rằng "Rất vui mừng khi thấy rằng mô hình ĐH Quốc gia tại TPHCM đã phát huy được hiệu quả".
"Đây là mô hình cần được phát huy và nhân rộng nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay là vướng về cơ chế. Với mô hình của ĐH quốc gia thì được giao quyền tự chủ cho hội đồng nhiều hơn nữa và được luật hóa trong luật thì có lẽ phát huy được sức mạnh và trí tuệ của toàn bộ đội ngũ cán bộ của nhà trường", phó chủ tịch nói.
GS.TS Doan chia sẻ rằng với kinh nghiệm từng là hiệu trưởng ĐH Thương mại trong gần 8 năm nên bà cũng thấy được rằng khi giao quyền trong tay thì trách nhiệm của người đứng đầu cũng như của nhà trường cũng sẽ nâng cao lên và họ sẽ phát huy được trí tuệ, sức sáng tạo trong công việc. "Trước kia khi đồng chí Nguyễn Thiện Nhân lên làm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có hỏi tôi rằng muốn cho hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam được phát triển thì làm thế nào thì tôi chỉ nói rằng hãy trao quyền tự chủ nhiều vào, phân cấp nhiều vào khắc sẽ phát triển. Và giờ đến làm việc với ĐH Quốc gia TPHCM thì tôi thấy rằng chủ trương đó, tư duy đó là hoàn toàn đúng đắn. Bộ GD-ĐT nên bàn bạc lại nên làm thế nào để tăng quyền tự chủ và cần phải được luật hóa", Phó Chủ tịch phát biểu.
Phó chủ tịch nước trao học bổng cho sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành.
Phó Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn ĐH Quốc gia TPHCM với vai trò đầu đàn cố gắng từ nay đến năm 2020 là một trường đầu tàu của Việt Nam. Dịp này, bà Doan đề nghị lãnh đạo UBND TPHCM giúp đỡ làm thế nào để ĐH Quốc gia TPHCM giải phóng mặt bằng thật nhanh.
Bên cạnh chương trình làm việc, hôm qua Phó Chủ tịch nước cũng trao 40 suất học bổng, mỗi suất trị giá 2 triệu đồng, cho các sinh thuộc diện chính sách, vượt khó học tốt của ĐH Quốc gia TPHCM và ĐH Nguyễn Tất Thành.
Theo DT
Cơ hội vàng cho ngành giáo dục Sáng 23/1, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị triển khai chiến lược phát triển giáo dục và kết luận 51 - KL/TW. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cho biết: "Đây là cơ hội vàng cho ngành giáo dục". Nhiều chính sách bất cập Góp ý về vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học, ông Nguyễn Xuân Trạch...