Món vịt tỳ bà độc lạ, kỳ công chế biến hơn 10 tiếng mới ‘ra lò’ ở Hà Nội
Vịt được rút xương và tạo hình giống như đàn tỳ bà, tẩm ướp hơn chục gia vị thảo mộc rồi hong khô chừng 10 tiếng mới đem nướng. Món ăn có hình thức và hương vị lạ miệng, khách xếp hàng dài chờ mua.
Vịt tỳ bà thực chất là món vịt nướng nhưng được rút hết xương, chỉ giữ lại phần xương cổ và tạo hình giống như chiếc đàn tỳ bà.
Tuy nhiên, không chỉ thu hút thực khách bởi vẻ ngoài độc đáo, điều làm nên sức hấp dẫn cho món ăn còn nằm ở cách tẩm ướp, chế biến kỳ công.
Món vịt nướng của quán có màu sắc hấp dẫn và đặc biệt được tạo hình giống chiếc đàn tỳ bà, gây tò mò với những thực khách lần đầu thưởng thức.
Chị Vân (chủ một quán vịt ở quận Ba Đình, Hà Nội) đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm đầu bếp. Vài năm trước, trong chuyến du lịch tới Bangkok (Thái Lan), chị có dịp ghé thăm khu Chinatown và được thưởng thức món vịt tỳ bà (hay còn gọi là Pypa Duck) của người Trung Quốc.
Kết thúc chuyến đi, chị vẫn lưu luyến mãi món vịt này và ấp ủ ý định đưa món ăn có hương vị và hình dạng độc đáo đó về phục vụ khách hàng tại Việt Nam.
Vịt được nẹp vào khung, tạo thành hình dáng như chiếc đàn tỳ bà.
Theo nữ đầu bếp 50 tuổi, vịt được chọn làm món này phải là loại vịt bầu ta, có cân nặng từ 1,8-2kg, không quá to hoặc quá nhỏ. Sau khi sơ chế sạch, chặt bỏ phần đầu, cánh và chân, vịt được rút hết xương, chỉ giữ lại phần xương cổ.
Công đoạn này đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ, đảm bảo vịt được lọc sạch xương mà không bị rách da.
Tiếp đến, vịt được tẩm ướp với các loại thảo mộc, gia vị, mỗi thứ một chút theo bí quyết riêng rồi căng vào khung chuyên dụng có thiết kế hình tròn, cán dài tựa như đàn tỳ bà.
Sau khi tẩm ướp, căng da và tạo hình, vịt được treo lên và hong khô trong khoảng 8-10 tiếng. Quá trình này giúp vịt ngấm đều gia vị và làm phần da săn lại, khi nướng sẽ giòn rụm cũng như lên màu đẹp hơn.
Vịt sau khi nướng có lớp vỏ giòn rụm, thịt mềm, màu đỏ hồng.
Cuối cùng, vịt được cho vào lò quay ở mức nhiệt đều. Theo chị Vân, nhiệt độ lò phải chuẩn, không được quá to hay quá nhỏ, phải người có kinh nghiệm mới làm được để vịt giữ được phần da giòn, không bị cháy hay thủng, rách, đảm bảo tính thẩm mỹ.
Vịt tỳ bà sau khi nướng có thể giữ được độ giòn trong hai tiếng. Với thực khách ở xa, quán sẽ đóng gói hút chân không nguyên con, khách chỉ cần nướng lại bằng nồi chiên không dầu hoặc lò vi sóng trước khi thưởng thức.
Chủ quán chặt sẵn vịt nướng cho khách mang về chỉ việc thưởng thức.
Giống với một số món vịt quay khác, phần nước chấm đặc sánh và củ kiệu muối chua ngọt giòn giòn được xem như “linh hồn” của món ăn này.
Cùng được pha chế từ xì dầu song chủ quán nêm nếm gia giảm theo bí quyết riêng để tạo nên thứ nước chấm sánh quyện, có đủ vị chua cay mặn ngọt, phù hợp khẩu vị với đa số thực khách.
Video đang HOT
Đặc biệt, củ kiệu cũng được chị Vân tuyển chọn kỹ và đặt mua từ Đà Nẵng bởi củ kiệu của vùng đất này khá nhỏ, có độ thơm và giòn đặc trưng. Củ kiệu muối chua ngọt ăn kèm vịt quay không chỉ giúp chống ngán mà còn làm dậy mùi vị hấp dẫn của món ăn.
Quán vịt tỳ bà của chị Vân mở cửa từ 9 giờ sáng đến 7 giờ tối.
Vịt tỳ bà có phần da giòn rụm, thịt mềm, ăn kèm củ kiệu muối chua ngọt và nước chấm đặc sánh.
Ngoài vịt nướng tỳ bà, quán còn phục vụ thêm món nộm chân vịt, chân vịt trộn thính, canh măng, tận dụng hết các bộ phận của con vịt.
Vịt tỳ bà được bán với giá 260.000 đồng/con. Ngoài ra, quán còn bán cả nộm chân vịt, chân vịt trộn thính hay canh măng.
Trung bình mỗi ngày, quán vịt tỳ bà bán được hàng trăm con. Dịp cuối tháng hoặc lễ Tết, lượng khách đặt nhiều hơn.
Mỗi suất vịt nướng tỳ bà có giá 260.000 đồng, đủ cho 2-3 người thưởng thức.
Anh Quốc Đạt (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay, giá của món ăn này hơi cao so với các món vịt quay khác nhưng đáng để thưởng thức.
“Để chế biến ra thành phẩm bắt mắt và lạ miệng như vậy, họ phải tốn nhiều công sức và thời gian nên mình thấy giá thành cũng phù hợp. Với thực khách lười gặm, thích ăn thịt sẵn như mình thì rất khoái món vịt tỳ bà này.
Bạn có thể thưởng thức vịt quay nóng luôn hoặc cuốn kèm rau thơm, bánh tráng rồi quệt với nước chấm đặc sánh đều hấp dẫn”, vị khách 32 tuổi chia sẻ.
Điểm trừ của quán là có không gian nhỏ, không phục vụ khách ăn tại chỗ, chỉ bán mang về.
Lúc cao điểm, người mua có thể phải chờ 10-15 phút mới đến lượt gọi đồ. Ngoài ra, về hương vị món ăn, một số thực khách từng thưởng thức nhận xét, phần thịt của vịt nướng đôi khi hơi khô, phù hợp với người thích ăn thịt nạc hơn người chuộng thịt mỡ.
Ngày đầu năm 2022 có 14.835 ca mắc COVID-19, Hà Nội nhiều nhất với 1.748 ca
Bản tin dịch COVID-19 ngày 1/1/2022 của Bộ Y tế cho biết có 14.835 ca mắc COVID-19 tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội vẫn nhiều nhất với 1.748 ca; trong ngày có gần 3.000 bệnh nhân khỏi, 216 ca tử vong; Đến nay Việt Nam đã ghi nhận 20 ca COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron.
Thông tin các ca mắc COVID-19 tại Việt Nam
Tính từ 16h ngày 31/12/2021 đến 16h ngày 01/01/2022, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.835 ca nhiễm mới, trong đó 13 ca nhập cảnh và 14.822 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.654 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 9.628 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.748), Vĩnh Long (1.223), Tây Ninh (947), Khánh Hòa (785), Bình Phước (728), TP. Hồ Chí Minh (569), Trà Vinh (563), Bình Định (521), Cà Mau (498), Đồng Tháp (405), Bạc Liêu (399), Bắc Ninh (368), Thừa Thiên Huế (350), Phú Yên (283), Cần Thơ (276), An Giang (265), Lâm Đồng (265), Quảng Ninh (254), Kiên Giang (247), Hưng Yên (245), Bình Thuận (211), Thanh Hóa (210), Đồng Nai (203), Tiền Giang (195), Đà Nẵng (188), Quảng Nam (181), Sóc Trăng (180), Hậu Giang (170), Bến Tre (161), Gia Lai (145), Quảng Ngãi (145), Nghệ An (143), Hà Giang (143), Hải Phòng (116), Đắk Nông (114), Bình Dương (105), Bà Rịa - Vũng Tàu (104), Vĩnh Phúc (96), Nam Định (93), Hà Nam (88), Ninh Bình (72), Bắc Giang (69), Sơn La (67), Hòa Bình (62), Ninh Thuận (61), Thái Nguyên (58), Phú Thọ (55), Long An (51), Quảng Bình (51), Quảng Trị (47), Đắk Lắk (40), Thái Bình (37), Kon Tum (36), Lào Cai (31), Lạng Sơn (30), Điện Biên (29), Cao Bằng (26), Bắc Kạn (25), Yên Bái (18), Tuyên Quang (11), Hà Tĩnh (8), Lai Châu (8).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Cà Mau (-565), Hải Phòng (-404), Bình Phước (-275).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh ( 171), Vĩnh Long ( 143), Quảng Ninh ( 99).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.232 ca/ngày.
- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 20 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP.Hồ Chí Minh (5).
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến tối 1/1/2022
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.746.092 ca nhiễm, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 17.706 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.740.340 ca, trong đó có 1.355.459 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (503.813), Bình Dương (290.776), Đồng Nai (97.921), Tây Ninh (76.056), Hà Nội (47.586).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 2.990 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.358.276 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.304 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.375 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 994 ca
- Thở máy không xâm lấn: 136 ca
- Thở máy xâm lấn: 780 ca
- ECMO: 19 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 31/12/2021 đến 17h30 ngày 01/01/2022 ghi nhận 216 ca tử vong tại:
Tại TP. Hồ Chí Minh (33) trong đó có 6 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Bình Dương (1), Long An (1), Cà Mau (1), Cần Thơ (1), Trà Vinh (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (26), Vĩnh Long (16), Bà Rịa - Vũng Tàu (15), Bến Tre (14), Cần Thơ (14), Kiên giang (13), Sóc Trăng (12), Đồng Tháp (12), Tây Ninh (11), An Giang (10), Tiền Giang (9), Bình Dương (7), Trà Vinh (5), Cà Mau (5), Bình Thuận (3), Bình Định (2), Khánh hòa (2), Bình Phước (2), Long An (2), Bạc Liêu (2), Đà Nẵng (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 222 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 32.610 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.414.070 mẫu tương đương 74.967.758 lượt người, tăng 105.572 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 31/12 có 1.254.064 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 152.201.656 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.665.634 liều, tiêm mũi 2 là 68.820.229 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 5.715.793 liều.
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới
- Cả thế giới có 288.592.182 ca nhiễm, trong đó 253.838.420 khỏi bệnh; 5.454.975 tử vong và 29.298.787 đang điều trị (89.753 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 124.507 ca, tử vong tăng 1.983 ca.
- Châu Âu tăng 63.035 ca; Bắc Mỹ tăng 10.457 ca; Nam Mỹ tăng 177 ca; châu Á tăng 15.345 ca; châu Phi tăng 173 ca; châu Đại Dương tăng 35.320 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 6.642 ca, trong đó: Thái Lan tăng 3.011 ca, Philippines tăng 3.617 ca, Campuchia tăng 14 ca.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
- Bộ Y tế có Công điện gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 dịp tết Dương lịch 2022.
- Chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 đảm bảo tiêm đủ liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên; rà soát không bỏ sót đối tượng tiêm chủng và tổ chức tiêm vét cho tất cả người dân có đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm đủ liều vaccine.
- Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.
- TP. Hồ Chí Minh: UBND TP Hồ Chí Minh vừa cập nhật kết quả đánh giá cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn. Đến tối 31/12, dịch tại TP Hồ Chí Minh duy trì cấp độ 2. Trong số 22 địa bàn cấp quận/huyện, có 16 đơn vị đạt cấp độ 1 (nguy cơ thấp - bình thường mới), 6 địa phương đạt cấp độ 2 (màu vàng - nguy cơ trung bình) và không có địa phương nào ở cấp độ 3.
- TP. Hà Nội: Đêm 31/12/2021, UBND TP. Hà Nội ban hành Thông báo số 865/TB-UBND về đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Hà Nội vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng) trong phòng, chống dịch COVID-19.
Trong 30 quận, huyện, thị xã, có 2 huyện ở cấp độ 1 (nguy cơ thấp, tương ứng với màu xanh); có 18 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2 và 10 quận, huyện ở cấp độ 3 (nguy cơ cao, tương ứng với màu cam). Quận Đống Đa sau 3 tuần liên tục ở cấp độ 3 thì hiện tại đã xuống cấp độ 2, cửa hàng ăn uống quận Đống Đa được bán tại chỗ.
VN-Index tăng gần 36% so với cuối năm 2020 Thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2021 với hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn tăng mạnh kéo VN-Index tăng gần 13 điểm, tiến sát 1.500 điểm khi chốt phiên. Chốt phiên giao dịch ngày 31-12, VN-Index tăng 12,31 điểm (0,83%) lên 1.498,28 điểm với 229 mã tăng, 242 mã giảm và 52 mã đứng giá. Đóng...