Môn Toán: 5 câu cuối phân hóa mạnh nên khó “mưa” điểm 10
90% câu hỏi (45 câu) thuộc chương trình của lớp 12 và 10% số câu hỏi (5 câu) thuộc chương trình lớp 11.
Chiều 7/7, gần 1 triệu thí sinh cả nước đã hoàn thành bài thi môn Toán của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021.
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Trần Mạnh Tùng – giáo viên môn Toán Trường trung học phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội) đánh giá, đề có cấu trúc và mức độ khó tương tự năm 2020 (dễ 1 chút so với đề tham khảo đã công bố).
Như vậy đề thi giữ nguyên cấu trúc, giảm nhẹ mức độ nhằm phù hợp với học sinh học trong tình hình dịch bệnh.
Thầy Trần Mạnh Tùng (giáo viên Toán, Trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh – Hà Nội) (ảnh: NVCC)
Thầy Tùng dự đoán nhiều học sinh nhất đạt mức 7-8 điểm. Do 5 câu cuối phân hóa mạnh nên cũng không có mưa điểm 10.
Thầy Tùng dự đoán “chỉ có 200-300 điểm 10″!
Đồng quan điểm này, thầy Nguyễn Như Tùng – Tổ trưởng tổ Toán – Tin trường Trung học phổ thông Phan Đình Phùng, Hà Nội đánh giá:
Cấu trúc đề năm nay cơ bản như các năm trước, bám sát đề minh họa. Nội dung kiến thức tập trung chủ yếu ở lớp 12, có 5 câu kiểm tra kiến thức lớp 11 nhưng chỉ thuộc mức nhận biết thông hiểu và 1 câu vận dụng.
Tuy nhiên, với môn Toán là môn học có tính logic cao thì học sinh vẫn phải nắm vững kiến thức của các lớp dưới mới có thể tiếp thu được kiến thức lớp 11, 12.
Mặc dù các câu hỏi về kiến thức lớp 11, 12, nhưng có chứa đựng kiến thức các lớp dưới. Một số câu có sẵn hình vẽ, giúp học sinh tiết kiệm được thời gian vẽ hình.
Video đang HOT
Thầy Nguyễn Như Tùng – Tổ trưởng tổ Toán – Tin Trường Trung học phổ thông Phan Đình Phùng, Hà Nội (ảnh: NVCC)
Về mức độ: 38 câu đầu ở mức nhận biết thông hiểu, các câu này chỉ cần nhớ kiến thức là làm được. 5 câu vận dụng từ câu 39 đến câu 43 đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng, tính toán nhưng đều là các dạng toán quen thuộc, học sinh khá là làm được.
Có 7 câu vận dụng cao: từ câu 44 đến câu 50 cũng có câu quen thuộc, học sinh được luyện tập nhiều trong các bài tập sách giáo khoa, đề thi thử như câu 46, 47 (mã 118).
Cũng có một số câu ý tưởng mới rất hay như câu 45 và câu 50 (mã 118), đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức, khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức của nhiều phần và khả năng dám nghĩ, dám làm. Các câu hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó, tạo tâm lý hưng phấn cho học sinh khi làm bài.
Đa số các câu hỏi đều rất cơ bản. Học sinh dễ dàng đạt ngưỡng điểm tốt nghiệp, học sinh nắm chắc kiến thức có thể làm được 38 câu đầu, các câu sau đòi hỏi học sinh phải luyện tập nhiều để có thể rèn luyện được tư duy tốt, các câu cuối có tính phân loại rất cao tạo thuận lợi cho các trường đại học lấy kết quả thi này để xét tuyển.
Các câu vận dụng cao đều nằm trong chương trình lớp 12, thuộc các chủ đề quen thuộc như: Hàm số, Mũ loga, Nón, Tọa độ không gian, học sinh vừa mới học nên không bị quên.
Để đạt được điểm 10, đòi hỏi học sinh phải tính nhẩm tốt, thành thạo các dạng toán, vận dụng tốt kiến thức tổng hợp của cả chương trình môn Toán.
Thầy Tùng dự đoán điểm trung bình ở mức khoảng 5,5, trung vị khoảng 5,8, số điểm 10 sẽ không nhiều.
Trong khi đó, tổ Toán của hệ thống giáo dục HOCMAI đánh giá đề thi bám sát cấu trúc và dạng thức của đề thi tham khảo (31/3/2021) và tuân thủ đúng cấu trúc mà Bộ Giáo dục và đào tạo đã công bố bao gồm 50 câu hỏi với thời gian làm bài 90 phút.
Trong đó, 90% câu hỏi (45 câu) thuộc chương trình của lớp 12 và 10% số câu hỏi (5 câu) thuộc chương trình lớp 11.
Nhìn chung, đề thi bám sát đúng yêu cầu của việc xét công nhận tốt nghiệp và tình hình ôn tập trong giai đoạn dịch bệnh. Tuy nhiên, các trường đại học cũng có thể sẽ phải cân nhắc, bối rối khi sử dụng kết quả của bài thi này để tuyển chọn thí sinh. Đỉnh của phổ điểm sẽ ở mức 7 điểm.
Thi vào 10 Hà Nội: Bốn 'chiến thuật' làm bài thi Toán trong 90 phút
Trước những điều chỉnh của kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội, thầy Trần Mạnh Tùng (giáo viên dạy Toán của Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) đã chia sẻ cách phân bổ thời gian làm bài thi môn Toán trong thời gian 90 phút.
Theo thầy Tùng, một trong những điều mà các học sinh đặc biệt lưu ý ở năm nay là lịch thi, thời gian làm bài thì ở kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022 có nhiều thay đổi. Cụ thể, thời gian làm bài môn Toán đã rút ngắn từ 120 phút xuống còn 90 phút.
Trong giai đoạn này, các học sinh nên chú ý kế hoạch ôn thi hợp lý, rà soát lại theo các nội dung chính để tìm ra phần mình còn yếu, còn thiếu để "lấp chỗ trống". Các em cũng không nên sa đà vào các dạng toán quá khó, mất thì giờ và tạo căng thẳng không cần thiết. Nếu vẫn còn các khó khăn, các em có thể trao đổi thêm với bạn bè, thầy cô giáo hoặc tham khảo thêm trên internet.
Học sinh cũng cần nắm vững lịch thi, quy chế thi và có sự chuẩn bị tốt nhất cho những ngày thi sắp tới.
Thầy Trần Mạnh Tùng (giáo viên dạy Toán của Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội).
Để giúp các học sinh vững tâm và có cách làm bài môn Toán phù hợp và hiệu quả, thầy Trần Mạnh Tùng đưa ra 4 chiến thuật:
Chiến thuật "Dễ làm khó bỏ"
Tức là ưu tiên những câu dễ làm trước, các câu khó hơn làm sau. Học sinh có 5 phút để đọc đề. Khi đọc đề các em cần đọc kĩ để xác định được các câu hỏi thuộc 3 mức độ:
Mức 1: Các câu dễ, có thể làm ngay mà không cần nháp hoặc chỉ nháp nhẹ nhàng thẳng vào đề để tiết kiệm thời gian.
Mức 2: Các câu trung bình, cần phải nháp. Các câu này sẽ chiếm chủ yếu trong đề nên các thí sinh không được vội vàng, cần làm một cách tuần tự và chắc chắn.
Mức 3: Các câu khó. Khi đọc đề có thể chưa tìm được ngay phương pháp làm bài. Các em cứ đánh dấu vào để xử lý sau cùng.
"Theo kinh nghiệm, thứ tự thường được phân dạng từ dễ đến khó là: Câu a, b của bài rút gọn; Bài toán giải phương trình, hệ phương trình, hàm số; Giải toán bằng cách lập phương trình; Câu a, b của bài hình; Các câu còn lại.
Sau khi đã đánh dấu các mức độ thì học sinh lên chiến lược làm bài theo thứ tự từ dễ đến khó. Cần tránh sa đà vào câu khó trước, bởi vừa mất thời gian lại có thể gây mất tinh thần", thầy Tùng khuyên.
"Gạch chân từ khóa và kiểm tra"
Theo thầy Tùng, các thí sinh nên chú ý gạch chân từ chìa khóa trong đề và kiểm tra đáp số.
Ngay khi đọc đề bài, các em luôn cầm bút và đánh dấu vào các từ, các ý quan trọng, thậm chí có thể ghi các lưu ý vào bên cạnh (ví dụ như ghi điều kiện xác định, ghi các phương pháp, các ý tưởng,...).
Một trong những lỗi phổ biến của học sinh lớp 9 là lỗi tính toán. Để khắc phục điều này, chúng ta sử dụng kĩ thuật kiểm tra, rà soát liên tục: Kiểm tra mỗi bước biến đổi (làm 2 lần: khai triển rồi thì khai triển lại, chuyển vế xong thì chuyển vế lại,...).
Làm xong một bài thi không nên vội vàng chuyển ngay sang bài khác mà nên dành 1, 2 phút để kiểm tra bài vừa làm: Kiểm tra tính phù hợp của đáp số với các điều kiện, với thực tế nếu có. "Chẳng hạn, khi các em giải một bài toán ra vận tốc xe máy là 300km/h thì cũng vô lý. Với các bài tham số, có thể thay lại kết quả để kiểm tra xem có đáp ứng được yêu cầu của đề bài hay không", thầy Tùng lưu ý.
Vì thi tự luận nên theo thầy Tùng, học sinh cũng cần kiểm tra từ ý nhỏ xem có bị thiếu, bị tắt hay không, tránh trường hợp bị trừ những 0.25 điểm đánh tiếc.
"Các em hãy rèn luyện chiến thuật này trong mỗi bài tập mà mình làm hàng ngày để hình thành một thói quen".
Chiến thuật "Tư duy ngược"
Với các bài toán ở mức 2, 3, học sinh có thể chưa tìm được ngay phương pháp giải quyết. Khi đó, phương pháp phân tích, tư duy ngược rất có tác dụng.
Ví dụ: Để chứng minh đẳng thức MH.OM = MC.MD tức là phải chứng minh MH/MD = MC/MO, tức là phải chứng minh hai tam giác MHC, MDO đồng dạng. Từ đó ta đi tìm các dấu hiệu để hai tam giác này đồng dạng (như g.g, c.g.c....).
Một cách tổng quát, chúng ta thường xuất phát từ yêu cầu của bài toán rồi lập luận ngược lại để dẫn đến các yêu cầu quen hơn, dễ xử lí hơn, sau đó trình bài lời giải xuôi.
Chiến thuật "phân bổ thời gian"
Thầy Tùng cho hay, thời gian luôn là yếu tố quan trọng đối với mỗi bài thi. Vì thế, học sinh nhất định phải mang đồng hồ khi đi thi. Nên đeo loại đồng hồ có kim, các em sẽ dễ ước lượng thời gian hơn loại điện tử nhấp nháy.
"Chúng ta phân bổ 90 phút ứng với 10 điểm, như thế mỗi điểm sẽ tương ứng với khoảng 9 phút. Do thời gian cho mỗi điểm ít đi nên độ khó, độ dài của câu hỏi cũng giảm đi. Tuy nhiên, với 9 phút/1 điểm thì các em cần tiết kiệm thời gian, tránh các việc làm không cần thiết: Đã có phương pháp thì không cần nháp, tăng cường tính nhẩm, sử dụng máy tính hợp lí,... Dựa vào số điểm số của mỗi câu, chúng ta sẽ biết phân bổ thời gian phù hợp cho câu đó", thầy Tùng phân tích.
Theo thầy Tùng, học sinh cần trành tình trạng đầu tư quá mức vào một câu nào đó, như thế sẽ ảnh hưởng đến thời gian làm các câu khác.
Sử dụng chiến thuật "dễ làm khó bỏ" ở trên, chúng ta đã lên được thứ tự làm các bài và học sinh cũng có thể ghi vào đề thời gian cần thiết để làm mỗi bài đó. Làm được như vậy các em sẽ không bị cuống và làm bài sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
"Các em cần tận dụng hết thời gian, hãy chiến đấu dù là đến phút 89. Không nên ngồi chơi hay ra khỏi phòng thi trước khi hết giờ làm bài", thầy Tùng đưa lời khuyên để thí sinh tăng cơ hội trúng tuyển được đúng nguyện vọng yêu thích.
Đề thi tốt nghiệp THPT chủ yếu thuộc chương trình lớp 12 Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư về quy chế thi tốt nghiệp THPT, trong đó nêu rõ nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Ảnh minh họa Ngày 4/5, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký văn bản hợp nhất Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT. Nội dung...