Môn Sử thi vào lớp 10: Cần tập trung vào kiến thức nào để đạt điểm cao?
Học sinh Hà Nội ôn thi môn Lịch sử vào lớp 10 cần chịu khó hệ thống kiến thức theo trục thời gian của các sự kiện trong các giai đoạn lịch sử.
Các học trò được học cách xem bản đồ, từ bản đồ có thể trình bày một bài nói về một chủ đề lịch sử, trình bày một cuộc khởi nghĩa, kháng chiến…
Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên Lịch sử trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho rằng, để ôn thi tuyển sinh 10 môn Lịch sử thì các bạn nên chú ý một số điểm.
Thứ nhất, các em cần học lại SGK và xem lại phần giảm tải mới nhất của Bộ giáo dục ban hành hồi đầu năm. Đó là công văn 3280/ BGĐT – GDTrH ngày 27/8/2020 đã hướng dẫn cụ thể đồng thời cũng định hướng cách dạy cho giáo viên theo hướng phát huy năng lực và xây dựng các chủ đề học tập. Vì thế các em có thể hình dung về các chủ đề và hệ thống kiến thức.
Ngoài ra, cô Thảo cho rằng, các em học sinh cần chịu khó hệ thống kiến thức theo trục thời gian sự kiện trong các giai đoạn lịch sử.
Cụ thể, ở phần lịch sử thế giới: Các sự kiện lịch sử và ý nghĩa lịch sử của Trật tự thế giới hai cực Ianta; lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của các nước Liên Xô; Đông Nam Á; Châu Á; Mỹ; Nhật; Tây Âu như 1945 – 1950; 1950- 1973; 1973- 1982; 1982 – 1991 và 1991 -2000.
“Điều này giúp các em học sinh vừa nắm kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản, đặc điểm chính của các nước nhưng cũng thấy điểm giống và khác để làm được câu hỏi nâng cao, đặc biệt là câu so sánh”- cô Thảo nhấn mạnh.
Cũng theo cô Thảo, bên cạnh đó, các học sinh đừng bỏ qua bài tổng kết. Các bạn nên gạch chân các ý cơ bản như đặc điểm chung của thế giới sau 1945; xu thế quan hệ quốc tế và trật thự thế giới.
Lịch sử Việt Nam, cần để ý 6 vấn đề
Đối với lịch sử Việt Nam, Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo cho rằng, các em học sinh nên hệ thống theo các giai đoạn lịch sử với các chủ đề và lập bảng niên biểu các sự kiện.
Cụ thể, 6 chủ đề và niên biểu các sự kiện như sau:
Thứ nhất: Lập bảng về tầng lớp xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới I.
Video đang HOT
Thứ hai: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (ý nghĩa của sự kiện 1920; 6/1925).
Thứ ba: Phong trào cách mạng qua các giai đoạn (1930-1931); (1936- 1939); (1939-1945).
Thứ tư: Kháng chiến chống Pháp (1945- 1954): Lập bảng thống kê về các chiến dịch; nội dung chính củaHiệp định Giơ- ne- vơ; ý nghĩa của các chiến dịch và hiệp định.
Thứ năm: Kháng chiến chống Mỹ ( 1954-1975) lập bảng so sánh các chiến lược ( thời gian, phạm vi, lực lượng, thắng lợi quân sự), hiệp định Paris và nguyên nhân; ý nghĩa của kháng chiến chống Mỹ.
Thứ sáu: Việt Nam sau 1975 và công cuộc đổi mới chủ yếu tập trung vào việc hoàn thành việc thống nhất đất về mặt nhà nước và nội dung cơ bản của đổi mới đất nước.
Cô Thảo cho rằng, với việc hệ thống xong 6 vấn đề này thì học sinh hoàn toàn có thể nắm được cơ bản các nội dung và rèn luyện một số đề năm trước để có kinh nghiệm.
Ngoài ra, theo cô Thảo cho rằng, các em học sinh không phải lo lắng hay căng thẳng đi học ôn luyện. Cố gắng đọc kỹ sách giáo khoa; hiểu được ý nghĩa sự kiện tiến trình lịch sử là có thể đủ kiến thức để đi thi.
Tuyển sinh lớp 10: Cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng giờ chót
Nhiều giáo viên cho rằng các em cần cân nhắc thật kỹ khi điều chỉnh nguyện vọng để chắc chắn có một suất vào lớp 10 công lập.
Dự kiến 16 giờ ngày 5-5, Sở GD&ĐT TP.HCM sẽ phổ biến số liệu tổng hợp ban đầu về số học sinh (HS) đăng ký dự thi vào lớp 10 từng trường (nguyện vọng (NV) 1). Từ ngày 5 đến 10-5, phụ huynh và HS có thể điều chỉnh NV.
Việc điều chỉnh NV sẽ được các trường THCS hoàn tất trước 16 giờ ngày 10-5. HS không được thay đổi sau thời gian cho phép điều chỉnh NV và sau khi có kết quả trúng tuyển.
Phụ huynh mong chờ
Sau khi đã đặt bút đăng ký NV vào lớp 10 cho con gái, chị Thanh Hoa vẫn rất lo lắng. Chị mong chờ số liệu từ sở về việc đăng ký NV1 để xem tỉ lệ "chọi" vào trường đã chọn lựa, từ đó xem xét lại việc chọn lựa NV của hai mẹ con.
Theo chị Hoa, đợt đăng ký NV vừa rồi chủ yếu dựa vào kết quả thi giữa kỳ của con. Tuy nhiên, đợt điều chỉnh NV sắp tới sẽ dựa vào kết quả thi học kỳ 2 vừa diễn ra cuối tháng 4. Đề thi do phòng GD&ĐT ra, sát với đề thi tuyển sinh nên nó sẽ là căn cứ quan trọng nếu muốn thay đổi.
"Dựa trên tỉ lệ "chọi" cũng như kết quả điểm thi vừa rồi, chúng tôi sẽ cân nhắc lại. Tuy nhiên, đợt đầu tiên đăng ký, gia đình cũng dựa vào năng lực và sở thích của con. Cho nên có thể gia đình sẽ không thay đổi. Như thế, con sẽ yên tâm học, việc thay đổi NV vào thời điểm nào phần nào đó khiến con phân tâm" - chị Hoa nói thêm.
Một tiết học của học sinh lớp 9 Trường THCS Lê Văn Tám, quận Bình Thạnh. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Cùng tâm trạng, chị Phan Nhung, có con học lớp 9 tại một trường THCS ở quận 5, cũng đang mong chờ số liệu đăng ký NV ban đầu mà Sở GD&ĐT sẽ công bố vào ngày 5-5.
"Với số liệu trên, tôi sẽ biết được trường con mình đăng ký tỉ lệ "chọi" ra sao, có căng thẳng không, từ đó mới quyết định tiếp tục chọn lựa hay thay đổi vào giờ chót" - chị Nhung nói.
Cũng theo chị Nhung, thực tế với những trường có tỉ lệ chọi cao, đa số phụ huynh sẽ có sự điều chỉnh. Vì thế, có khi trường đó sẽ giảm tỉ lệ nên có thể chị sẽ giữ nguyên.
"Nếu tỉ lệ "chọi" vào trường tăng một cách đột biến, có thể gia đình sẽ xem xét lại nhưng chưa chắc đã điều chỉnh NV. Bởi đợt đăng ký vừa rồi, gia đình cũng nhận được sự tư vấn rất kỹ từ thầy cô. Hơn nữa, hai mẹ con cũng dựa vào nhiều yếu tố mới quyết định chọn. Hiện NV1 của con là THPT Lê Quý Đôn, NV2 vào Trường THPT Trần Khai Nguyên, NV3 là Võ Văn Kiệt" - chị Nhung nói thêm.
Trái ngược với suy nghĩ của chị Nhung, nhiều gia đình khác cho biết đợt đăng ký vừa rồi chỉ là đợt nháp. Sau khi có số liệu từ sở, gia đình sẽ xem xét và điều chỉnh.
HS được đăng ký ba NV ưu tiên 1, 2, 3 để xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập (trừ THPT chuyên Trần Đại Nghĩa và Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP.HCM).
Nếu chọn NV vào trường chuyên, ngoài việc đăng ký ba NV ưu tiên vào lớp 10 THPT, HS được đăng ký thêm bốn NV ưu tiên vào trường chuyên. Cụ thể: NV ưu tiên 1, 2 gồm các lớp chuyên của một trong sáu trường chuyên và trường có lớp chuyên nêu trên. NV ưu tiên 3, 4 gồm các lớp không chuyên của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.
Cẩn trọng khi điều chỉnh NV
Về vấn đề này, ông Trần Mậu Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn, quận 1, cho biết việc Sở GD&ĐT TP.HCM công bố số liệu đăng ký NV ban đầu và cho phép HS điều chỉnh lần cuối là yếu tố quan trọng để các em đăng ký NV.
Căn cứ vào bảng số liệu này so với chỉ tiêu tuyển sinh có thể tính ra tỉ lệ "chọi" từng trường để các em cân nhắc điều chỉnh. Những trường nào có tỉ lệ "chọi" so với năm rồi giảm đi thì sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn. Trong khi đó, những trường có tỉ lệ "chọi" tăng lên sẽ căng thẳng nên các em cần phải xem lại.
Bà Huỳnh Thái Giang, Hiệu trưởng Trường THCS Hồ Văn Long, quận Bình Tân, cho hay nếu phụ huynh muốn điều chỉnh hãy dựa trên năng lực của các em, không nên chạy theo số đông.
Dù trường đó lượng HS đăng ký đông thì các em nếu đã chắc chắn về năng lực của mình hãy nên giữ NV, đừng thay đổi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều em khi thấy số lượng đăng ký vào trường mà mình chọn lựa quá cao, các em sẽ thay đổi NV bằng cách chọn trường thấp hơn trước. Các em sẽ chọn một NV3 khác và đẩy NV2 lên NV1.
Tại trường, trong đợt đăng ký NV đầu, các em đa phần chọn lựa NV vào Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, THPT Bình Tân và thứ ba là THPT Lê Minh Xuân. Trong trường chỉ có khoảng 20 em đăng ký dự thi vào một số trường ở quận 6 như THPT Mạc Đĩnh Chi và THPT Bình Phú.
"Nhiều năm qua, sau khi sở công bố, sẽ có một vài trường hợp điều chỉnh. Đối với những em lựa chọn trường quá cao đều hạ xuống trường thấp hơn. Trong trường hợp này, trường đều đồng ý vì an toàn hơn" - bà Giang bày tỏ.
Thầy Nguyễn Kim Hùng, giáo viên Trường THCS Lữ Gia, quận 11, chia sẻ thêm kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay có sự thay đổi khi không còn nhân hệ số 2 môn văn, toán như trước. Vì thế, nhà trường khuyến khích các em phải học đều cả ba môn như vậy mới đạt được NV của các em.
Trong đợt vừa rồi, đa số các em trong lớp chọn NV vào THPT Nguyễn Du (quận 10), THPT Nguyễn Hiền (quận 11), THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 11).
Việc tư vấn lựa chọn NV được nhà trường làm khá kỹ, đặc biệt trước đó các em đã được tham gia một kỳ thi thử. Trong đó, đề thi được trường ra như đề tuyển sinh lớp 10, độ khó có tăng hơn chút xíu. Sau khi có kết quả, trường đã họp phụ huynh hướng dẫn cách đăng ký NV cũng như tư vấn cho các em. Với sức học nên chọn trường cho phù hợp.
"Việc sở công bố số liệu sắp tới là căn cứ để các em củng cố thêm lựa chọn của mình chứ không nên vội vàng điều chỉnh. Bởi khi chọn NV, các em đã phải xác định mục tiêu, định hướng cũng như năng lực của mình có thể đáp ứng được điểm chuẩn vào trường đó hay không. Thực tế, nhiều năm trở lại đây, HS của trường ít khi điều chỉnh NV, đa phần các em đã chọn thì vẫn giữ nguyên, chú trọng ôn tập" - thầy Hùng nhấn mạnh.
Lựa chọn nguyện vọng phù hợp với khả năng
Việc chọn NV vào lớp 10, HS nên căn cứ vào học lực. Lựa chọn này phải phù hợp với khả năng và thuận tiện cho việc đi lại học tập, gần nhà.
Đối với những trường hợp HS đăng ký NV vào trường THPT ở xa nơi cư trú, hiệu trưởng trường THCS phải có tư vấn riêng với phụ huynh và có biên bản. Ngoài ra, trường đề nghị phụ huynh chứng minh điều kiện đảm bảo cho HS học tập tại trường đã đăng ký và cam kết không thay đổi NV sau khi có kết quả tuyển sinh.
Số liệu ban đầu về việc đăng ký NV1 vào các trường THPT công lập là căn cứ để các em có thể điều chỉnh NV vào các trường mình mong muốn.
Ông LÊ HOÀI NAM, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM
Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 ở TP.HCM Sở GD-ĐT TP.HCM vừa công bố cách tính điểm vào lớp 10 thường và lớp 10 chuyên ở TP.HCM năm 2021. Ảnh minh họa Theo đó cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT thường như sau: Điểm xét tuyển = Điểm môn Toán cộng Điểm môn Ngữ văn cộng Điểm môn Ngoại ngữ cộng Điểm ưu tiên (nếu có). Ở một...