Món quà quý nhất cho trẻ em
Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 đến gần, các em nhỏ được quan tâm nhiều hơn, nhận được nhiều quà và những lời chúc mừng… Nhưng câu hỏi đặt ra là trẻ em cần gì nhất ở người lớn, món quà nào quý nhất đối với trẻ em?
Ảnh minh họa. (Nguồn: baotintuc.vn)
Sẽ có nhiều đáp án cho câu hỏi đặt ra, vì trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của mỗi gia đình, nhà trường và xã hội. Đáp án nào phù hợp nhất cũng không dễ xác định. Hình như hầu hết các bậc cha mẹ lâu nay đều nghĩ rằng đã dành những gì tốt nhất cho con?
Chỉ nhìn riêng nhu cầu học tập của trẻ em hiện nay có thể thấy rằng, để con có thành tích tốt, ngoài học ở trường, nhiều cha mẹ không ngần ngại đầu tư tiền bạc cho con học thêm, không nề hà đưa đón nhọc nhằn. Các cháu được học thêm suốt cả hơn 10 năm phổ thông, được học chữ ngay từ mẫu giáo. Ngoài những môn học chính, nhiều gia đình cho con học thêm các môn khác như học đàn, học múa, học vẽ, học võ… để phát huy năng khiếu.
Khi các cháu có thành tích, đạt danh hiệu học sinh giỏi là bố mẹ thưởng (thưởng quà, thưởng tiền, cho đi du lịch), rồi dòng họ thưởng, cơ quan, doanh nghiệp bố mẹ thưởng… Thành tích được bố mẹ đưa lên Facebook thật hãnh diện, vui sướng.
Nhưng mấy ai nghĩ rằng chính sự quan tâm quá mức đó, kỳ vọng quá lớn vào trẻ và đòi hỏi trẻ phải đạt thành tích cao trong học tập lại tạo thêm cho trẻ những áp lực nặng nề. Hiện nay, stress không phải là căn bệnh của riêng người lớn với biết bao lo toan, mà nó còn là căn bệnh của trẻ em, thậm chí khi trẻ còn rất nhỏ.
Video đang HOT
Tâm lý của trẻ rất khó nắm bắt và điều trị nên trẻ em bị stress rất nguy hiểm. Một số chuyên gia cho rằng, khi stress nặng, trẻ có thể bị trầm cảm hoặc tự kỷ, trẻ ngại tiếp xúc, ngại giao tiếp vì bất cứ chuyện gì. Ngoài ra, trẻ có vẻ hiếu động, nói nhiều nhưng ít đúng mục đích; học sa sút; kém tập trung; có hành vi chống đối lại người khác như hỗn hào, trộm cắp; thiếu tự tin…
Để trẻ em sống đúng tuổi thần tiên, hồn nhiên, cha mẹ nói riêng, người lớn nói chung, hãy giảm áp lực học hành, giảm đòi hỏi về thành tích đối với trẻ, không bắt trẻ phải gánh những nghĩa vụ, bổn phận nhằm thỏa mãn kỳ vọng của cha mẹ, của người lớn.
Để trả lại tuổi thơ cho các em, trước hết là trách nhiệm của phụ huynh học sinh, sau đó là trách nhiệm của ngành Giáo dục. Ngành Giáo dục nên tham khảo chương trình giáo dục từ các nước tiên tiến, giảm tải chương trình học, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy để đối với trẻ “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Một thực trạng đáng lo ngại khác là sự bình an, an toàn cho trẻ em từ môi trường gia đình, nhà trường đến xã hội. Thời gian qua, rất nhiều vụ xâm hại trẻ em diễn ra, thậm chí có những vụ án đau lòng, khiến trẻ em thiệt mạng.
Sự an toàn trong trường học ở không ít nơi cũng chưa được bảo đảm. Trẻ bị bạo hành, bị xâm hại mà thủ phạm lại là chính nhân viên, giáo viên trong trường; rồi trẻ bị chính bạn học hành hung, quay clip tung lên mạng. An toàn trong nhà trường còn đáng lo ngại ở công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, đã có những vụ nhập thực phẩm bẩn, thực phẩm không bảo đảm chất lượng vào nhà trường, đã có những vụ học sinh bị ngộ độc thực phẩm từ bếp ăn của nhà trường và thực phẩm bán ngoài cổng trường gây lo ngại cho phụ huynh.
Món quà dành cho con em chúng ta trong từng ngày chứ không chỉ trong dịp 1/6 chính là mỗi phụ huynh, mỗi thầy cô giáo hãy trò chuyện, vui chơi với con, với trò nhiều hơn, quan tâm đến con, đến trò nhiều hơn để kịp thời phát hiện những vấn đề các con đang gặp phải để cùng tháo gỡ; khích lệ nếu con, nếu trò có thành tích nhưng nên thể hiện cho các con hiểu rằng thành tích không phải là điều quan trọng nhất, điều quan trọng nhất là các con mạnh khỏe, bình an và vui vẻ, các con được sống đúng khả năng và sở thích của mình./.
Thái Vũ
Theo cpv.org.vn
Muốn con hoạt ngôn và biết thêm nhiều từ vựng phong phú hơn? Các nhà khoa học khuyên cha mẹ hãy làm việc cực kỳ đơn giản này
Hóa ra việc giúp con mở rộng vốn từ lại đơn giản đến không ngờ như vậy.
Trẻ độ tuổi sơ sinh học từ mới tốt nhất từ những trẻ khác - một nghiên cứu khoa học đã xác nhận điều này.
Thực tế trẻ học hỏi ngôn ngữ từ gia đình là điều mà hầu như ai cũng biết và mới đây, một nghiên cứu khoa học khẳng định rằng, hiệu quả học tập đó đạt mức cao nhất nếu trẻ có bạn chơi cùng.
Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân có thể nằm ở chỗ, trẻ tiếp thu tốt hơn và hoà đồng hơn với những giọng nói tương tự giọng nói của mình.
"Rất nhiều điều chúng ta biết về thế giới là do học hỏi từ người xung quanh", Yuanyuan Wang, Đại học Bang Ohio (Mỹ) giải thích. "Điều này đặc biệt đúng với trẻ em".
Trong nghiên cứu trên, các nhà khoa học Đại học Bang Ohio và Đại học Purdue (Mỹ) đã tiến hành 2 thí nghiệm nhằm xác định xem trẻ 2 tuổi bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ của những người quanh bé như thế nào?
Ảnh minh họa
Trong bối cảnh 1, các bé được cho xem các video phát liền nhau về 2 diễn giả đang ngâm nga một giai điệu mẫu giáo quen thuộc. Ở thí nghiệm thứ 2, trẻ được các diễn giả thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau dạy từ mới.
Kết quả, trẻ 2 tuổi tỏ ra học từ mới tốt nhất từ những đứa trẻ khác, trong trường hợp này là các anh chị 8-10 tuổi.
Wang bày tỏ: "Thật thú vị khi khám phá ra rằng, trẻ thể hiện việc học tập có lựa chọn từ những diễn giả cũng là trẻ em khác. Phát hiện này mang ý nghĩa đối với việc học tập xã hội có tính chọn lọc cũng như nhận thức về xã hội".
Cũng theo các nhà nghiên cứu, trẻ em có lẽ thành thạo hơn, nhanh nhạy hơn khi lựa chọn và học theo ngôn ngữ của bạn bè cùng trang lứa. Và hành vi này có thể ảnh hưởng tới khuynh hướng/sở thích của trẻ trong các nhóm xã hội sau khi trưởng thành.
"Mức độ nhạy cảm với các đặc tính của người nói được phát hiện là có liên quan tới quá trình xử lý lời nói và phát triển ngôn ngữ" - chuyên gia Wang nhấn mạnh. "Chúng cũng liên quan tới các thành tựu xã hội, học vấn, cá nhân và thành tựu nói chung sau này".
Theo Dailymail/Helino
"Lạm phát" giấy khen, danh hiệu học sinh giỏi do đâu? "Kết thúc năm học, nhiều nơi có tỷ lệ học sinh giỏi, khá rất cao, điều này cho thấy bệnh thành tích chứ không phải là quá nhiều học sinh giỏi hơn so với trước. Nếu là học thực chất, thi nghiêm túc sẽ không thể nhiều học sinh danh hiệu khá, giỏi như thế", GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch...