Món quà năm học mới
Ngày 5/9, ngay trong ngày khai giảng năm học mới, ban giám hiệu Trường Tiểu học Thanh Giang, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã tặng thưởng và biểu dương 6 học sinh lớp 4 của trường nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất.
Trên đường đi học, các em đã phát hiện một túi xách đánh rơi bên đường, trong đó có hơn 12,2 triệu đồng, một số giấy tờ và tài sản khác. Các em học sinh tốt bụng này đã mang đến nộp chính quyền địa phương, nhờ thông báo trên loa truyền thanh để trả lại tài sản cho người mấtcủa.
Các em là những học sinh gia đình nghèo ở một huyện nghèo miền núi, nhưng không tham của rơi. Hành động của các em không chỉ mang lại niềm vui cho người nhận lại được tài sản, mà còn là niềm tự hào cho gia đình, người thân và nhà trường nơi các em đang theo học.
Trong khi đạo đức xã hội đang có những biểu hiện thoái hóa, việc làm của các em thật sự trở thành điểm sáng để các em nhỏ học tập, noi theo và để cho nhiều người lớn tuổi – những công dân trưởng thành – có dịp nhìn lại mình.
6 học sinh lớp 4 Thanh Giang nhặt của rơi, trả người đánh mất được tuyên dương trong ngày khai giảng năm học mới.
Video đang HOT
Còn nhớ cách đây không lâu, báo chí liên tục đăng thông tin về các vụ tai nạn xe chở hàng bị lật trên quốc lộ. Nhiều người dân ở ven đường đổ xô đến không phải để giúp đỡ người bị nạn, mà để xông vào hôi của.
Họ tha hồ cướp giật, hốt hàng hóa trên xe bị đổ mà không cần quan tâm đến tình trạng bi thảm của nạn nhân. Dĩ nhiên, những kẻ hôi của có thừa khả năng để nhận thức rằng việc làm của mình là đáng xấu hổ, đáng khinh bỉ, nhưng vì lòng tham mà họ sẵn sàng chà đạp lên cả lương tâm.Ngược lại, 6 em học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Thanh Giang mặc dù suy nghĩ còn non nớt, nhưng đã có hành động cao đẹp đáng khen.
Điều các em làm không chỉ là việc tốt nhất thời. Trong hoàn cảnh cái xấu, cái ác đang hoành hành, các em đã góp phần củng cố niềm tin của mọi người vào một xã hội tốt đẹp, chính nghĩa. Các em là những người chủ tương lai của đất nước, được
giáo dục tử tế và lớn lên sẽ trở thành những người có ích cho xã hội. Đây là một món quà đầy ý nghĩa cho ngành giáo dục nhân dịp đầu năm học mới, cần được ngành phổ biến để làm gương cho học sinh các nơi học tập.
Theo Dân Trí
Giáo viên mầm non đồng loạt nghỉ dạy
Đúng ngày khai giảng, gần 40 giáo viên ở một số trường mầm non công lập của huyện miền núi Như Thanh (Thanh Hoá) đã nghỉ việc. Nguyên nhân là chế độ tiền lương quá thấp.
Bà Hoàng Thị Chung, Hiệu trưởng trường mầm non xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh cho biết, sáng 5/9, trường tổ chức lễ khai giảng năm học mới theo kế hoạch, nhưng bất ngờ 20 cô giáo không đến dự lễ. Đến sáng 6/9, toàn bộ giáo viên hợp đồng không vào nhận lớp mà kéo lên phòng hội đồng yêu cầu giải quyết chế độ tiền lương.
Lớp học vắng cô giáo, nhiều em đến trường phải về. Ảnh: Lê Hoàng.
"Sáng nay chỉ có 7 giáo viên trong diện biên chế tham gia đứng lớp, còn lại tất cả đều nghỉ dạy", bà Chung cho hay. Trước đó vào đêm 4/9, tập thể giáo viên trường Mầm non xã Mậu Lâm đã ký đơn gửi công đoàn nhà trường, yêu cầu hỗ trợ tiền lương để họ cải thiện cuộc sống, yên tâm công tác.
Theo phản ánh của giáo viên, với mức lương thực nhận trên dưới 500.000 đồng một người một tháng (sau khi trừ các khoản đóng góp như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, công đoàn... hết 30,5%), họ không đủ trang trải cuộc sống gia đình. Trung bình mỗi ngày công của giáo viên mầm non chỉ được 15.000 đồng trong khi họ phải đứng lớp cả hai buổi.
Trường mầm non Mậu Lâm hiện có 46 cán bộ giáo viên. Trong đó chỉ 7 giáo viên nằm trong biên chế ngạch viên chức là có thu nhập ổn định, số còn lại (hợp đồng với UBND tỉnh là 35, hợp đồng với huyện một người và 3 người ký hợp đồng với xã) đều có mức lương thấp.
Cô Phạm Thị Anh, người có 19 năm công tác tại trường cho biết, cô rất yêu trẻ, muốn cống hiến cho ngành giáo dục, nhưng cực chẳng đã đành phải chọn giải pháp nghỉ việc để kiến nghị lên cấp trên tăng tiền trợ cấp cho số giáo viên trong diện hợp đồng, hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội...
Cô Bùi Thị Luyến (áo tím), người có 29 năm dạy học ở trường mầm non Mậu Lâm đã rơi nước mắt khi kể về đời sống khó khăn của mình. Ảnh: Lê Hoàng.
Rơm rớm nước mắt, cô Bùi Thị Luyến chia sẻ: "Tôi không hề muốn đình công trong ngày khai giảng, bản thân có 29 năm gắn bó với lũ trẻ làng. Từ lúc đất nước còn khó khăn, chúng tôi phải nhận lương là 3-4kg gạo mỗi tháng. Nay lạm phát, giá cả tăng cao nhưng tôi cũng chỉ nhận khoản tiền lương trên 500 nghìn đồng một tháng, ngoài ra không có hỗ trợ gì khác nên đời sống rất bi đát".
Theo báo cáo của UBND huyện Như Thanh, tại xã Thanh Tân cũng đang xảy ra tình trạng nhiều giáo viên mầm non nghỉ việc. Ông Lê Văn Hùng, Chủ tịch UBND huyện Như Thanh cho biết, đã cử cán bộ phòng giáo dục xuống nắm bắt và ổn định tình hình.
"Quan điểm của huyện là chia sẻ với giáo viên vì đây là nguyện vọng hoàn toàn chính đáng. Trước mắt huyện sẽ xem xét hỗ trợ những giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để động viên họ quay trở lại trường. Về lâu dài, chúng tôi sẽ kiến nghị tỉnh xem xét điều chỉnh mức lương cho số giáo viên này để họ yên tâm công tác", ông Hùng nói.
Theo VNE
Học trò Tuyên Quang tưng bừng đón năm học mới Những ngày này, Tuyên Quang ngập tràn không khí lễ hội khi thị xã Tuyên Quang vừa mới chính thức trở thành Thành phố. Những bạn học trò nơi đây cũng bắt đầu vào năm học mới. Đường phố được trang hoàng lộng lẫy vào dịp Quốc khánh và đón mừng Tuyên Quang lên thành phố, phía xa là những dấu tích của...