Món quà của Chủ tịch nước tặng Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản
Tượng Adiđà bằng bạc (phiên bản Bảo vật quốc gia) đã được Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng đến Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko ngày 1/3 trong chuyến thăm Việt Nam.
Phiên bản tượng Adida tại chùa Phật Tích huyện Tiên Du, Bắc Ninh đã được Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng đến Nhật Hoàng và Hoàng hậu nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Tham gia tư vấn lựa chọn bức tượng, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, tượng Adiđà là tác phẩm mỹ thuật Phật giáo cổ xưa nhất, gắn liền với vùng đất linh thiêng Phật tích và đã được xếp hạng Bảo vật quốc gia. Vị phật Adiđà cũng gần gũi với các quốc gia Đông Á như Nhật Bản.
“Việc đúc tượng rất khó khăn bởi là sản phẩm nhỏ, các đường nét chi tiết tinh xảo, các nghệ nhân đã rất vất vả để chế tác bức tượng này”, nhà sử học Dương Trung Quốc nói.
Phiên bản tượng Adiđà thời Lý được Chủ tịch nước Trần Đại Quang lựa chọn là quà tặng Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản.
Phiên bản tượng Adiđà được các nghệ nhân chế tác bằng Bạc nguyên chất, đúc bằng công nghệ áp lực chân không khí trơ liên hoàn để đảm bảo sự nguyên khối. Tượng cao 24 cm, nặng hơn 4 kg, phần mặt, cổ, tai, bàn tay và đôi sư tử chi tiết trên tượng được mạ vàng 24 k, tượng được đặt trên đế gỗ trắc cao 5,5 cm, thông tin song ngữ (Việt – Nhật) được khắc xung quanh. Toàn bộ món quà tặng và khối đế nặng gần 10 kg.
Video đang HOT
Tượng được bảo quản bởi lớp hộp mica trong suốt, hộp sơn mài bọc da có chứa đựng toàn bộ thông tin, lịch sử và giá trị nghệ thuật của pho tượng và ngoài cùng là hộp gỗ bọc da bảo vệ.
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản chiêm ngưỡng món quà tặng ngày 1/3. Ảnh: Hữu Sáng
Ông Trần Thanh Tùng, đại diện Circle Group và Hội quán Di sản (đơn vị thực hiện) cho biết, việc chế tác thành công bức tượng Adiđà là sự tiến bộ vượt bậc trong việc khôi phục những di sản của tổ tiên.
Công đoạn triển khai và hoàn thiện tác phẩm đều đảm bảo sự khoa học và tính chính xác, nguyên liệu bạc với hàm lượng 99,9% được lấy từ mỏ Sin Quyền (Lào Cai), sử dụng liên hoàn nhiều kĩ thuật trong chế tác kim hoàn do các nghệ nhân người Việt đảm nhiệm.
Các nghệ nhân Hội quán Di sản từng chế tác Đầu rồng Thăng Long bằng chất liệu gốm, là quà tặng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho Tổng thống Obama trong chuyến thăm của ông đến Việt Nam năm 2016.
Tượng Adiđà thời Lý (niên đại 1057) được là một tác phẩm nghệ thuật đạt chuẩn mực về điêu khắc tượng Việt Nam từ trước đến nay. Bức tượng có đường nét tinh xảo, mềm mại, tỉ mỉ và sống động, được coi là tác phẩm nghệ thuật mang thông điệp về Hòa Bình và Thịnh Vượng của thời Lý. Với những giá trị đầy đủ về mặt tôn giáo, lịch sử và mỹ thuật, pho tượng Phật Adiđà trở thành một trong những Bảo vật đáng tự hào của người dân Việt Nam.
Tượng Adiđà còn được gọi là pho tượng Hoàng gia bởi sự xuất hiện hơn 40 đôi rồng với nhiều hình dáng chuyển động khác nhau, cho thấy sự hiện diện của vương quyền, điều duy nhất nhà Lý đạt được. Pho tượng là niềm tự hào về một nền nghệ thuật đã đạt đến đỉnh cao, sánh ngang sự phát triển của nền nghệ thuật thế giới.
Đoàn Loan
Theo VNE
Chủ tịch nước tặng gì cho Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản?
Phiên bản Bạc Bảo vật quốc gia - tượng Adida (chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh) được Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng đến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Pho tượng Phật Adida.
Nhận lời mời của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Đại Quang, Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước lần đầu tiên tới Việt Nam từ 28.2 - 5.3. Sáng nay (1.3) lễ đón chính thức Nhà vua và Hoàng hậu được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã hội kiến với Nhà vua Nhật Bản Akihito.
Tượng Adida thời Lý niên đại 1057 được coi là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo - một chuẩn mực về điêu khắc tượng Việt Nam từ trước đến nay. Với đường nét tinh xảo và mềm mại, tỉ mỉ và sống động, bức tượng Adida là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, là thông điệp về Hòa bình và Thịnh vượng của thời Lý để lại cho muôn đời sau. Với những giá trị đầy đủ về mặt tôn giáo, lịch sử và mỹ thuật, pho tượng Phật Adida trở thành một trong những Bảo vật đáng tự hào của người dân Việt Nam.
Dưới sự cố vấn của nhà sử học Dương Trung Quốc, phiên bản độc đáo được Circle Group chế tác bằng Bạc nguyên chất, đúc bằng công nghệ áp lực chân không khí trơ liên hoàn để đảm bảo sự nguyên khối, với chiều cao 24cm vẫn thể hiện được thần thái và đạt độ chính xác cao trong kỹ thuật chế tác do người Việt Nam triển khai. Trọng lượng pho tượng nặng hơn 4kg. Diện mặt, cổ, tai, bàn tay và đôi sư tử được mạ vàng 24k, tượng được đặt trên đế gỗ trắc cao 5,5cm, thông tin song ngữ (Việt - Nhật) được khắc tinh tế xung quanh. Tượng được bảo quản bởi lớp hộp mica trong suốt, hộp sơn mài bọc da có chứa đựng toàn bộ thông tin, lịch sử và giá trị nghệ thuật của pho tượng và ngoài cùng là hộp gỗ bọc da bảo vệ tránh mọi sự tác động từ bên ngoài.
Tượng Adida còn được gọi là pho tượng Hoàng gia bởi sự xuất hiện hơn 40 đôi rồng với nhiều hình dáng chuyển động khác nhau, điều mà các pho tượng đời sau không bao giờ thấy xuất hiện. Qua sự hiện diện dày đặc của hình tượng rồng đã thấy được sự hiện diện của vương quyền điều duy nhất nhà Lý đạt được. Pho tượng là niềm tự hào về một nền nghệ thuật đã đạt đến đỉnh cao, sánh ngang sự phát triển của nền nghệ thuật thế giới.
Ông Trần Thanh Tùng, đại diện Circle Group cho biết, đây là sự tiến bộ vượt bậc trong việc thực hiện, khôi phục những di sản của tổ tiên, từ công đoạn triển khai thực hiện và hoàn thiện tác phẩm đều đảm bảo sự khoa học và tính chính xác, nguyên liệu bạc với hàm lượng 99,99% được lấy từ mỏ Sin Quyền (Lào Cai) sử dụng liên hoàn nhiều kỹ thuật trong chế tác kim hoàn do các kỹ thuật người Việt đảm nhiệm.
Phục dựng và ra mắt phiên bản Bảo vật quốc gia - tượng Adida thời Lý (1057) diễn ra trong cuộc triển lãm "Di sản Việt Nam - Góc nhìn mới" tại Hà Nội (11.2016) nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và sự quan tâm của cộng đồng. Phiên bản đã hoàn trả lại giá trị thuở ban đầu của pho tượng bởi trải qua thời gian, biến cố của lịch sử nhiều chi tiết đã bị thất lạc hoặc biến dạng.
Theo Danviet
Bảo vật quốc gia 700 năm nằm giữa rừng phong Chùa Thanh Mai (tỉnh Hải Dương) nằm dưới quần thể rừng cây lá phong độc đáo của miền Bắc với diện tích hơn 100 ha, là nơi lưu giữ bia "Thanh Mai Viên thông tháp bi" vừa được công nhận bảo vật quốc gia. Chùa Thanh Mai ở xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ảnh: Giang Chinh Những...