Món phở không bao giờ phục vụ bằng một tô ở Gia Lai
Phở khô Gia Lai có nhiều hương vị khác nhau nhưng luôn được phục vụ bằng hai tô, một để bánh phở, một đựng nước dùng.
Chắc hẳn người Việt Nam nào cũng dễ dàng nhận biết các món phở dù được chế biến theo nhiều kiểu. Tuy nhiên, khi lần đầu thưởng thức phở khô Gia Lai, nhiều thực khách sẽ không khỏi ngạc nhiên và hoài nghi rằng liệu đây có phải là phở.
Xuất hiện hơn 50 năm trước ở Pleiku, phở khô từ một món ăn lạ miệng thu hút người dân địa phương nay trở thành đặc sản nổi tiếng phố núi. Ảnh: Phong Vinh.
Hình thức của phở khô Gia Lai khác với các món phở quen thuộc như phở nước, phở xào, phở chiên hay phở cuốn. Thay vì dùng một tô hoặc một đĩa kèm chén nước chấm, chủ quán dọn ra hai tô riêng: một tô đựng bánh phở, tô còn lại là nước dùng. Vì thế, phở khô Gia Lai còn có tên gọi là phở hai tô.
Tô chứa bánh phở có thêm rau và các loại gia vị. Sợi phở là yếu tố khiến món ăn trở nên độc đáo. Bánh phở cũng làm từ bột gạo nhưng không ướt mềm, dẹt bản to như sợi tươi mà khô cứng, sợi nhỏ, mảnh hơn sợi hủ tiếu. Khi chế biến, người nấu trụng nóng sợi sao cho khi ăn có độ dai và khô nhất định. Sợi cuộn dính vào nhau thành búi khi nhấc lên không bung ra.
Người địa phương chẳng mấy ai biết vì sao loại sợi nhìn giống hủ tiếu được gọi là phở. “Thấy ai cũng kêu vậy thì mình gọi theo, lâu dần chẳng thắc mắc nữa”, một người địa phương cho hay. Chủ một quán nổi tiếng trên đường Nguyễn Thái Học cho biết: “Người ta làm sợi phở khô nhỏ, dai và để riêng nước dùng để khắc phục tình trạng sợi tươi hay nở trương ra khi chan nước lâu khiến món mất ngon”.
Ăn kèm phở khô Gia Lai thường là gà và bò. Trong đó, thịt gà phải dính da, xé phay đặt bên trên bánh phở, thêm thịt heo ba chỉ băm, tóp mỡ, hành phi và kèm tô nước dùng trong vắt được ninh từ xương gà. Phở khô bò gồm thịt bò tái, bò viên nhưng để thịt riêng trong tô nước dùng thơm mùi thảo quả của phở truyền thống.
Sợi phở khô thậm chí còn nhỏ, mảnh hơn sợi hủ tiếu. Ảnh: Phong Vinh.
Video đang HOT
Cách ăn phở khô Gia Lai không phải ai cũng biết. Vì khối sợi dính chặt thành cuộn, rất khó để trộn đều các nguyên liệu ngay. Bạn phải dùng muỗng tách nhỏ để sợi bánh phở rời ra. Gia vị không thể thiếu của phở khô là tương được làm từ đậu nành và đường vàng, hoặc xì dầu chứ không ăn cùng nước mắm. Ăn một miếng phở bùi mùi gạo, đậm vị thịt, kèm thìa nước dùng nóng hổi, ngọt vị xương, béo vị hành phi tóp mỡ, thơm mát rau giá, bạn sẽ cảm nhận tròn vị phở hai tô Gia Lai.
Món phở khô hiện bán ở nhiều nơi nhưng các du khách cho rằng không nơi nào chế biến ngon bằng Gia Lai. Tại thành phố Pleiku, bạn có thể dễ dàng tìm nơi bán món này từ sáng tới tối. Một số quán ăn lâu năm nổi tiếng phải kể đến là quán Ngọc Sơn, quán Hồng, quán Tàu Lý, quán Bé Tư… Mỗi suất phở có giá dao động 30.000 – 50.000 đồng tùy lượng nhân thịt.
Theo Vnexpress
Ông chủ phở Thìn Lò Đúc: Cho đi là còn mãi
Hàng nghìn bát phở được bán ra mỗi ngày tại một quán phở tồn tại hơn 40 năm ở đất Hà thành với giá 60.000 đồng. Món ăn lâu đời đến nay vẫn thu hút đông đảo các thực khách.
Phở là một trong những món ăn sáng không thể thiếu của người Hà Nội với hàng trăm quán phở ở mọi ngõ ngách, con hẻm khắp thành phố. Tuy nhiên, để tạo được ấn tượng sâu đậm trong mỗi thực khách, khiến ai ăn rồi vẫn nhớ mãi không thôi, mỗi hội hè, tụ tập lại thèm chút hương vị phảng phất của miếng thăn bò với nước dùng trong lạt mà vẫn trọn vị, không phải quán nào cũng làm được.
Phở Thìn (13 Lò Đúc) là một trong những quán phở như thế với hơn 40 năm tồn tại giữa mảnh đất Hà thành.
Phóng viên Zing.vn có mặt từ 5h sáng, quán phở Thìn (13 Lò Đúc, Hà Nội) đã nhộn nhịp khách ra vào để thưởng thức bữa sáng.
Những thành phần không thể thiếu trong một bát phở là thịt bò, bánh phở, nước dùng kèm hành lá, tương ớt.
Một tô phở có giá 60.000 đồng, thêm trứng chần là 10.000 đồng.
"Tôi cũng chẳng đếm được một ngày bán ra được bao nhiêu bát, khách cứ ra vào liên tục thôi", chủ quán cho biết.
"Phở ở đây có vị khác so với các nơi là thịt bò được xào trước khi cho vào bát nên có độ mềm, vừa ăn. Nước dùng ngọt, thanh. Nhưng giá hơi cao để ai cũng có thể thưởng thức hàng ngày", ông Hoàng Nghĩa (Bà Triệu, Hà Nội) cho biết.
Không gian quán không quá rộng, lúc nào cũng tấp nập khách nhưng khách không phải đợi lâu hay xếp hàng để ăn phở.
Quán hiện có hơn 20 người phục vụ. Mỗi người một công việc, người chần phở, người thái hành, người xào thịt bò... để bát phở đến được tay khách hàng nhanh nhất. Bát phở nhiều hành, nước dùng thanh thanh nhưng vẫn đủ vị, ngọt thịt là điều vương vấn bất cứ ai từng ăn ở đây.
Nhiều người khác mua về nhà để thưởng thức.
Vừa trở về từ Nhật Bản sau 10 ngày dốc sức mở cửa hàng phở tại Tokyo, ông Nguyễn Trọng Thìn (70 tuổi) vẫn đến sớm để chăm chút cửa hàng. "Chính sự chân thành, tự nhiên của Kenji Sumi (một người Nhật đã "yêu" phở Thìn tù lần đầu tiên thưởng thức) đã khiến tôi quyết tâm mở quán phở ở bên đó", ông Thìn chia sẻ.
"Tất cả nguyên liệu đều có thể mua ở bên Nhật nhưng duy chỉ có bánh phở thì tôi phải dùng phở khô. Để làm được bánh phở ở Nhật không phải đơn giản bởi gạo dùng phải ở vùng đồng bằng sông Hồng, được xay bằng đá Thủy Nguyên (Hải Phòng) mà những thức này không dễ dàng gì có thể mang sang đó được", ông Thìn bộc bạch.
"Cũng giống hoa anh đào, nó chỉ đẹp nhất khi được lớn lên ở đất nước Mặt Trời mọc, đưa sang nước khác trồng nó không còn màu sắc, hương thơm giống như trước nữa. Phở cũng vậy. Để quảng bá ẩm thực Việt ra thế giới, khó khăn đến đâu tôi cũng cố làm. Cho đi là còn mãi. Những gì tốt đẹp nhất tôi muốn giành tặng đến mọi người, để lan tỏa hương vị Việt Nam đi xa hơn", chủ quán phở nổi tiếng Hà thành tâm sự.
Theo Zing
Mùng 3 Tết học mẹ Liên Ròm nấu tô phở chay ngọt lành cho cả năm thanh tịnh Phở chay dễ làm lại thanh tịnh không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng yêu thích. Nguyên liệu nấu cho 4 người: - Nước dùng: 1 quả táo, 1 củ cà rốt, 1 củ su hào, 2 cây tỏi tây, 2 trái bắp, 4 lít nước nếu có lê, hay là mía các bạn cho thêm ngọt nước hơn (nếu các bạn...