Món nước mắm ăn bánh cuốn ngon chuẩn vị tại nhà
Món nước mắm ăn bánh cuốn ngon chuẩn vị có màu sắc vàng nâu đặc trưng của nước mắm hòa quyện cùng tỏi trắng ngần và ớt đỏ tươi trong bắt mắt.
Vậy các bạn hãy nhanh tay cùng Thế Giới Ẩm thực vào bếp và cùng học cách làm nước mắm ăn bánh cuốn qua bài viết sau nhé!
Nước mắm ăn bánh cuốn ngon chuẩn vị tại nhà
Nguyên liệu làm nước mắm ăn bánh cuốn ngon chuẩn vị:
3 muỗng nước sôi để nguội.1 trái chanh (hoặc quả tắc).2 trái ớt.3 tép tỏi.
Gia vị: Nước mắm, giấm, đường ăn.
Cách làm nước mắm ăn bánh cuốn ngon chuẩn vị:
Bước 1:
Video đang HOT
Bạn đem chanh và ớt đi rửa sạch.Cắt bỏ cuống ớt, rồi cắt làm đôi (theo chiều dọc) và loại bỏ hạt bên trong. Xong thì băm nhuyễn ớt ra.Tỏi bạn sẽ bóc vỏ và cũng băm nhuyễn như ớt.Chanh thì bạn cắt làm ba phần và bỏ hạt.
Bước 2:
Bạn hãy cho vào chén 4 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh nước sôi để nguội, 1 muỗng cà phê giấm ăn và 2 muỗng canh đường, khuấy đều cho hỗn hợp hòa tan hoàn toàn.Cuối cùng bạn thêm tỏi băm, ớt băm và vắt 1/3 quả chanh vào, khuấy nhẹ. Vậy là xong rồi.
Chỉ với hai bước đơn giản thế này là bạn đã có ngay chén nước mắm ăn bánh cuốn chuẩn vị rồi.
Vị mắm được pha lạt, mặn nhẹ, rất thích hợp để ăn với bánh cuốn đấy.
Còn đợi chờ chi mà không lưu lại công thức và trổ tài làm sẵn một phần để dành ăn bánh cuốn nhé.
Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!
Loạt gia vị chấm nổi tiếng hấp dẫn thực khách
Những món ăn sẽ thêm phần hấp dẫn nếu có các loại gia vị chấm nổi tiếng như chẳm chéo, tương, muối tôm, nước mắm...
Đồng bào Thái ở Tây Bắc có chẳm chéo (hay chẩm chéo) như một loại gia vị chấm hấp dẫn. Nguyên liệu cơ bản làm chẳm chéo thường có mắc khén, muối hạt, ớt, tỏi, mì chính, hạt dổi, sả, gừng... giã nhuyễn. Người ta dùng chẩm chéo để chấm các món nướng, rau, măng, xôi... Ảnh: Saytrip.
Phường Bần Yên Nhân của thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên có nghề làm tương truyền thống, cho ra đặc sản tương Bần nổi tiếng. Đây là loại nước chấm hấp dẫn nhiều thực khách, làm từ những nguyên liệu chính như gạo nếp, đỗ tương, muối, nước với quy trình công phu, cần có bí quyết riêng. Ảnh: Phan Khánh.
Mắm tôm Hậu Lộc là đặc sản trứ danh của Thanh Hóa. Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh này, có lịch sử lâu đời. Theo các nguồn tư liệu, nghề chế biến mắm tôm Hậu Lộc có từ thế kỷ 12, khoảng 800 năm trước, từ khi thành lập làng cá Diêm Phố, nay là xã Ngư Lộc của huyện Hậu Lộc. Ảnh: Saphavi.
Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang), Nam Ô (Đà Nẵng)... là những địa danh nổi tiếng có nước mắm truyền thống thơm ngon. Tại những địa phương này, nghề làm nước mắm đã tồn tại hàng trăm năm qua. Ảnh: Sochaudchannel.
Đặc sản bò một nắng ở các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng, Phú Yên... thường dùng kèm với đặc sản muối kiến vàng độc đáo, có lẫn vị hơi chua đặc trưng, được cho là tiết ra từ dịch bụng kiến. Để làm muối kiến vàng, người ta sử dụng cả thân kiến vàng lẫn trứng kiến, kết hợp một số thành phần khác như muối, ớt rừng, lá thèn len... Ảnh: Chanchan171217.
Mắm tôm chà Gò Công là đặc sản nức tiếng của Tiền Giang. Người ta sử dụng tôm đất, tôm bạc tươi sống, làm sạch, ngâm qua rượu, giã nhuyễn với tỏi, ớt, muối... Hỗn hợp tôm sau khi ủ được chà qua rây để gạn thịt, đem phơi nắng. Khi thưởng thức, thực khách sẽ pha mắm tôm chà với chút chanh, đường, tỏi, ớt... để làm nước chấm. Ảnh: Wiki-travel.
Chế biến từ nguyên liệu chính là muối và tôm, đều không phải sản vật đặc trưng của một tỉnh Đông Nam Bộ như Tây Ninh, song muối tôm lại được biết đến là đặc sản trứ danh của vùng đất này. Ngoài 2 nguyên liệu chính đó, người ta cũng cần đến tỏi, ớt, sả... với tỷ lệ cân đối, thực hiện qua nhiều công đoạn xay, rang, phơi... mới cho ra loại muối tôm to hạt, màu sắc đẹp mắt, hương vị đậm đà, dùng để chấm trái cây, hải sản, trộn bánh tráng... Ảnh: Whisky.95.
Tự tay làm cơm cháy mỡ hành giòn rụm ngon bá cháy Món cơm cháy mỡ hành là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người. Nhưng ăn hoài bạn cũng e ngại mức độ vệ sinh thực phẩm đúng không? Vậy tại sao bạn không tự tay mình làm món này ăn tại nhà đi, vừa có ăn liền vừa rẻ tiền mà đảm bảo vệ sinh tuyệt đối nữa. Xắn tay vào bếp...