Môn Ngữ văn: Cấu trúc và giới hạn nội dung đề thi ĐH
Thầy Trần Hinh (Khoa Văn học – Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN) phân tích về cấu trúc và giới hạn nội dung đề thi đại học môn Ngữ văn.
I. Cấu trúc đề thi
Một đề thi đại học môn Văn hiện nay, theo quy chế của Cục khảo thí, Bộ GD&ĐT, luôn có hai phần chung và riêng với 3 câu hỏi. Phần chung bắt buộc gồm 2 câu:
Câu 1 (2 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam.
Câu 2 (3 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 600 từ)
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Video đang HOT
Phần riêng tự chọn (5 điểm) có 1 câu và học sinh chỉ được phép chọn một trong hai câu hỏi này: vận dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. Nếu học sinh nào làm cả hai câu, thì phần bài làm này sẽ không được chấm điểm, bài thi coi như vi phạm quy chế. Các em học sinh cần phải hết sức chú ý.
Câu III.a: Theo chương trình chuẩn (5 điểm)
Câu III.b: Theo chương trình nâng cao (5 điểm)
II. Giới hạn nội dung đề thi
Về giới hạn nội dung chương trình thi, thứ nhất cần xác định rõ, đề thi đại học và cao đẳng từ năm 2002 đến nay, theo giới hạn của Bộ bao gồm cả phần kiến thức lớp 11 và 12, dung lượng bài học gần như tương đương nhau, mặc dù, những người có trách nhiệm khi trả lời báo chí thường khẳng định, đề thi sẽ nghiêng về chương trình 12.
Tuy nhiên, một cách chính xác, theo thống kê của chúng tôi dưới đây, phần văn học lớp 11 và 12 có tương quan số bài không quá chênh lệch nhau (lớp 11 có 16 bài, 12 là 18 bài). Tỉ lệ đó phản ánh chính xác tương quan câu hỏi đề thi trong suốt nhiều năm qua. Thông thường, trong ba câu hỏi của một đề thi, có hai câu thuộc chương trình lớp 12. Đó là vấn đề thứ nhất học sinh cần phải chú ý.
Điểm thứ hai cần chú ý là so với những năm trước, bài học trong chương trình 4 năm gần đây đã có rất nhiều thay đổi. Ngoài 5 bài liên quan đến dạng đề 2 điểm, tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp sáng tác (Hồ Chí MInh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nam Cao, Nguyễn Tuân) vẫn được giữ nguyên, có tới 16 bài học mới được đưa vào chương trình, so với 18 bài học cũ được giữ lại, chiếm tỉ lệ khoảng 47%.
Thứ ba, bắt đầu từ kì thi 2009, trong cấu trúc đề thi có một câu nghị luận xã hội, thuộc dạng bắt buộc (3 điểm). Để giải quyết tốt các bài văn nghị luận xã hội thuộc dạng này, ngoài kiến thức được học trong nhà trường, học sinh còn phải tăng cường kiến thức bên ngoài, trên sách báo, trong cuộc sống, đặc biệt những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
Do đây là câu hỏi khá tự do, không có bài học sẵn trong sách, đòi hỏi tính chủ động rất cao ở học sinh, nên tiếp xúc với câu hỏi thuộc dạng này, học sinh phải rất linh hoạt và chủ động, phải thể hiện được những chính kiến của mình trước một vấn đề (chẳng hạn: niềm tin, sự trung thực, vẻ đẹp tâm hồn, thái độ sống…) câu hỏi nêu ra, phải có sự sáng tạo.
Để các bạn nắm được chi tiết đề thi năm nay, chúng tôi thống kê dưới đây nội dung hạn chế chính thức của Bộ GD&ĐT. Chú ý, cột có đánh dấu cộng là lưu ý nội dung các bài học có thể được sử dụng cho loại câu nào.
Theo VNE
Hải Dương: HS khá mới được dự tuyển trường chất lượng cao
Điều này được ghi rõ trong hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hải Dương về thực hiện công tác tuyển sinh THCS năm học 2014 - 2015 như sau:
Cụ thể, để đăng ký dự tuyển vào trường THCS chất lượng cao trong tỉnh, ngoài quy định về đối tượng, hồ sơ dự tuyển, điều kiện dự tuyển tại quy chế tuyển sinh, học sinh còn phải có xếp loại giáo dục lơp 5 tư kha trở lên.
Trương THCS chất lượng cao đươc tuyên nhưng hoc sinh co hô khâu thương tru trên đia ban huyên, thanh phô, thị xã. Thực hiện tuyển chọn theo phương thức xét tuyển
Điểm xét tuyên là tổng điểm rèn luyện và học tập của học sinh ở tiểu học (môi năm xêp loai giao duc gioi tinh 2 điêm, môi năm xêp loai giao duc kha tinh 1 điêm) và điêm khuyên khich.
Điểm khuyến khích được áp dụng đối với học sinh đạt giai trong cac cuộc giao lưu Olympic Toan - Tiêng Viêt lơp 5 Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện, thanh phô, thị xã va cac ky giao lưu lơp 5 khac do ngành GD&ĐT tô chưc.
Thời gian tuyển sinh từ ngày 1 - 10/8/2014.
Với tuyển sinh vào các trường THCS đại trà, tuyển học sinh vào lớp 6 THCS từ 11 - 13 tuổi.
Tuyển sinh THCS bằng phương thức xét tuyển, đối tượng dự tuyển là người đã hoàn thành chương trình tiểu học, đúng độ tuổi quy định, các trường cần tích cực tuyên truyền, phối hợp với các lực lượng xã hội địa phương để huy động 100% học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học vào học lớp 6.
Sở yêu cầu các trường công bố phương án tuyển sinh rộng rãi.
Đối với trẻ khuyết tật các trường THCS có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ từ các trường tiểu học, phân loại số trẻ khuyết tật để tiếp nhận học sinh vào học các lớp phù hợp.
Các trường hợp khác như tuyển sinh vào khối Dân tộc nội trú trường THCS Chu Văn An - Thị xã Chí Linh đảm bảo đủ kế hoạch và đúng đối tượng quy định.
Các trường hợp đặc biệt khác về chuyển vùng, trái tuyến ..., các phòng GD&ĐT chủ động giải quyết nếu có vướng mắc kịp thời báo cáo Sở để thống nhất giải quyết.
Theo VNE
TP HCM tiếp tục nhân rộng mô hình trường học mới Sở GD&ĐT TP HCM đang chuẩn bị kế hoạch nhân rộng mô hình trường học mới (VNEN) trong năm học 2014 - 2015. Phục vụ cho công việc này, Sở GD&ĐT TP HCM đề nghị các trường tiểu học thưc hiện việc đăng ký các trường tiểu học nhân rộng toàn phần (đối với 5 huyện ngoại thành) và nhân rộng từng phần...