Món ngon xứ Lạng nhìn thì “ngấy” nhưng đã ăn là “nghiện”, khiến chị em thích mê
Những ai sinh ra, lớn lên ở Lạng Sơn hầu như đều biết tới món khâu nhục bởi đó chính là đặc sản của miền đất cửa khẩu. Những ngày Tết, giỗ lễ trên mâm cỗ của người dân bản địa không thể thiếu món khâu nhục này.
Khâu nhục bắt nguồn từ món ăn của người Quảng Đông (Trung Quốc) sau đó được du nhập vào Việt Nam. Trong đó những người dân ở cửa khẩu Lạng Sơn đã chế biến món khâu nhục này theo chuẩn khẩu vị của người Việt, làm nên món ăn truyền thống, đặc trưng của quê hương xứ Lạng.
Chị Vân ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ: ” Một lần lên Lạng Sơn mình được 1 người bạn trên đó mời ăn món khâu nhục. Ăn 1 lần nhớ mãi, thế là những lần sau có việc lên trên ấy, kiểu gì mình cũng phải mua ăn và mang về làm quà cho bạn bè người thân với giá dao động trong khoảng 250.000 đồng tới 300.000 đồng/kg tùy từng thời điểm cũng như từng địa chỉ.
Khâu nhục bắt nguồn từ món ăn của người Quảng Đông (Trung Quốc) sau đó được du nhập vào Việt Nam. Ảnh internet.
Thời gian gần đây mình thấy trên chợ mạng rao bán khâu nhục trên chợ mạng giá 200.000 đồng tới 220.000 đồng. Nghe người bán giải thích do dịch bệnh nên họ giảm giá bán còn chất lượng khâu nhục vẫn như thế. Mình mua ăn thử, mùi vị cũng rất thơm ngon không kém gì mua khâu nhục trên Lạng Sơn”.
Chị Ngân, một chủ cửa hàng bán khâu nhục tại Thanh Xuân Hà Nội kể: ” Khâu nhục được làm gần giống như thịt kho song được hấp cách thủy với nhiều loại gia vị nên rất đậm đà. Để được 1 mẻ khâu nhục ngon, người ta phải nấu tới nửa ngày sao cho miếng thịt mềm hẳn, khi ăn với cơm nóng, khâu nhục như tan ra trong miệng.
Video đang HOT
Khâu nhục thường được xếp vào đĩa sâu lòng, 1 bát nặng khoảng 1kg, phần bì lợn vàng sậm úp lên trên, thịt nạc ôm trọn gia vị và khoai vào trong thành hình vòm nhìn như ngọn đồi nhỏ ăn với cơm nóng, xôi đều rất ngon, vị béo ngậy nhưng không gây ngán ngấy”.
Khâu nhục được làm gần giống như thịt kho, được hấp cách thủy với nhiều loại gia vị nên rất đậm đà. Ảnh internet.
Theo chia sẻ của tiểu thương này, hiện cũng có nhiều người học làm món khâu nhục nhưng để mà chuẩn vị nhất vẫn là khâu nhục do chính người dân bản địa làm. Thịt được tẩm ướp với khoảng trên dưới 20 loại gia vị khác nhau của người Tày – Nùng như tàu soi, tàu xì, hồi, quế, thảo quả, địa liền… được xay nhuyễn mới tạo ra hương vị đặc trưng, đủ vị nhưng không bị nồng.
Thịt được tẩm ướp với khoảng trên dưới 20 loại gia vị khác nhau của người Tày – Nùng. Ảnh Internet.
Chị Vân cho biết, nhà chị toàn thu mua khâu nhục từ những địa chỉ uy tín, có truyền thống lâu đời trên Lạng Sơn rồi mang xuống dưới xuôi bán cho khách. Trung bình 1 ngày chị Vân bán khoảng 40 đến 45 bát khâu nhục.
Món ngon xứ Lạng này hiện đang rất cuốn hút khách mua. Trời lạnh chị em có thể đặt 1 suất khâu nhục về cho cả nhà đổi vị cũng là một ý tưởng hay đó.
Măng vầu xào thịt lợn hun khói - món ngon khó cưỡng của người Lạng Sơn
Người dân vùng cao Lạng Sơn chỉ cần vào rừng đào những búp măng nằm ẩn dưới lớp lá cây là đã có món ngon.
Đặc sản Sơn La: Món canh kỳ lạ được nấu từ 3 loại thịt chuột - chim - sóc / Món cơm có tên đậm chất kiếm hiệp, là đặc sản nức tiếng Đồng Tháp
Tại vùng núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn), măng đắng, phần thân non của cây vầu, được chế biến thành những món ăn phổ biến của người dân vùng cao. Cây vầu thường mọc ở nơi địa hình đồi núi, độ ẩm lớn và mưa nhiều.
Người miền núi thường tự hào rằng chẳng bao giờ đói khát mỗi khi đi rừng. Chỉ cần tìm thấy mụt măng, dùng dao xén ngay phần gốc vừa chặt ra, nhai có vị thơm nhưng đắng nhẹ, vừa no vừa chống khát.
Măng vầu - đặc sản bình dị của người Lạng Sơn. (Ảnh minh họa)
Để lấy được những củ măng non và ngọt đầu mùa, người dân vùng cao phải dùng cuốc, xẻng đào sâu vào lòng đất, khi những búp măng chưa kịp nhú lên khỏi mặt đất. Về cuối mùa, măng nhú càng cao càng đắng.
Măng ngon là khi còn ở dưới lòng đất. Càng mọc lên cao măng càng đắng. (Ảnh minh họa)
Măng đắng này còn có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn như xào, luộc, nướng và hầm xương,... Nhưng có lẽ đậm đà hơn cả là măng đắng xào thịt lợn hun khói.
Măng đắng đậm đà nhất là xào với thịt ba chỉ xông khói. (Ảnh minh họa)
Những dải thịt ba chỉ, thịt vai dài được ướp muối, treo trên bếp củi cho khô dần, ám mùi khói đặc trưng. Sau một thời gian vừa đủ, lớp da sẽ săn lại, lớp mỡ trong vắt. Thịt hun khói chỉ cần ngâm rửa trong nước ấm, gột bỏ lớp bồ hóng, thái ra, xào với măng tươi, sả ớt hoặc cần tỏi là có món ăn ngon.
Thịt ba chỉ xông khói thơm nức mũi của người vùng cao. (Ảnh minh họa)
Thịt lợn xông khói xào với mang vầu là sự kết hợp hoàn hào. (Ảnh minh họa)
Món này thơm nức mũi, ăn lại rất đưa cơm. Miếng thịt béo vừa phải, thơm và dai hơn thịt lợn thường. Măng có vị đắng nhạt pha lẫn vị giòn ngọt, chỉ muốn ăn mãi không ngán.
Nếu mua được mụt măng đắng, bạn hãy chế biến theo cách của người Sơn La để đãi gia đình một bữa cuối tuần xem sao.
Món khâu nhục ngon chuẩn vị Lạng Sơn tại nhà Món khâu nhục ngon chuẩn vị Lạng Sơn có cách làm không quá cầu kỳ hay phức tạp nhưng hương vị có đôi chút lạ miệng. Có lẽ vì thế mà hương vị của chúng cũng lạ theo khiến không ít người thưởng thức lần đầu sẽ chưa thích. Tuy nhiên, càng ăn thì sẽ càng thích mê đó. Khâu nhục hay còn...