Món ngon Tây Nguyên
Đến với Tây Nguyên, bên cạnh chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác nước, của nương rẫy cà phê, du khách đừng quên thưởng thức những món ăn dân dã mà vô cùng độc đáo.
Gỏi lá.
Trước hết, đó là món bánh cuốn thịt nướng Buôn Ma Thuột. Mặc dù có thể ăn bánh cuốn ở nhiều nơi, nhưng thưởng thức bánh cuốn kiểu Ban Mê sẽ đem đến cho du khách một trải nghiệm ẩm thực thú vị. Bánh cuốn Buôn Mê Thuột được làm rất khéo, lát bánh mỏng trắng tinh nhưng dai, giòn. Việc gói và xoay vần với miếng bánh mới thật sự thú vị. Đầu tiên là trải miếng bánh ra đĩa, sau đó gắp dưa leo, xoài, dưa chua, rau thơm và thịt nướng lên bên trên rồi gói lại, người nào khéo léo thì gói được miếng bánh tròn trịa đẹp mắt, không thì gói tạm lại để thưởng thức được. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị cay, chua, thơm bùi nên rất vừa miệng mà lại không ngán.
Bên cạnh đó, đừng bỏ lỡ món phở khô Gia Lai. Không như các loại phở thông thường có phở và nước dùng cùng chung một tô, phở khô Gia Lai luôn được phục vụ với 2 tô, 1 đựng phở, 1 chứa nước lèo. Nguyên liệu để chế biến món ăn này cũng có nét giống như món phở trộn ở một số tỉnh thành, nhưng điều đặc biệt hơn là hương vị rất đậm đà, được phục vụ riêng bằng hai tô, tô đựng phở khô trộn và một tô nước lèo. Điểm khác biệt ở đây là bánh phở có vị dẻo dai, sợi nhỏ, làm từ bột gạo nhưng do cách chế biến mà khi trụng vào nước sôi, phở không bị mềm nát và rất dai, thơm ngon. Tô phở được dọn ra với lớp bánh phở trắng, bên trên là một lớp thịt gà, thịt lợn đã băm được xào thơm cùng với hành phi và rau thơm. Quyết định đến độ ngon của bát phở trộn này chính là phần nước lèo. Nước được ninh từ xương ống, thịt bò, thịt gà, gân bò… ninh liu riu trên bếp lửa nên rất ngọt và trong.
Phở khô Gia Lai.
Video đang HOT
Một món ăn khác cũng nên thử, đó là nhộng sâu muồng Tây Nguyên. Khi cả vùng Tây Nguyên bắt đầu bước vào mùa mưa giăng cũng là lúc mùa sâu muồng về, bám đầy trên những lá cây xanh non trên các rẫy cà phê, rẫy tiêu… Nhộng được bà con bắt về làm sạch, rồi chiên rồi xào mắm hoặc đem luộc ăn sẽ thấy béo núc. Ăn sâu muồng uống rượu cần là cái thú của người Tây Nguyên mà phải là khách quý đến nhà họ mới chiêu đãi.
Ngoài ra, gỏi lá Kom Tum cũng là món ăn ngon. Gọi là gỏi lá bởi thành phần có tới 50-60 loại lá khác nhau, mỗi lá mang một mùi vị đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên. Gỏi lá ăn chung với thịt ba chỉ luộc chín thái mỏng, tôm đất được cắt đầu rang vàng khô vừa béo vừa mềm. Món bì heo được chế biến vô cùng công phu khi được thái sợi rồi trộn với riềng giã mịn và gia vị. Phải có thêm đĩa tiêu nguyên hạt, muối hạt và ớt chỉ thiên, loại ớt xanh có mùi thơm đặc trưng của đất đỏ bazan. Điểm nhấn của món này là nước chấm được chế biến từ hèm rượu, khử qua bằng dầu ăn rồi trộn cùng trứng vịt tạo nên chén nước chấm đậm đà, bắt mắt có màu vàng của nghệ…
Theo Daidoanket
Cách làm bún dọc mùng ngon nhất, chuẩn vị ngay tại nhà
Bún dọc mùng có vị thanh mát, dễ ăn cách làm lại rất đơn giản. Để nấu ngon như ngoài hàng không hề khó, chị em chỉ cần làm theo hướng dẫn dưới đây là được.
Nguyên liệu (cho 6 tô bún dọc mùng):
700 g bún, 500 g xương ống, 400 g giò sống (mọc), 20 g mộc nhĩ, 30 g nấm hương, 2 cây dọc mùng, cà chua 1-2 quả, một ít mùi ta (ngò rí) và hành lá. Gia vị gồm hạt nêm, nước mắm, mì chính, tiêu.
Thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Xương trụng qua nước sôi. Rửa sạch lại và hầm chừng 60 phút. Vớt bọt và nhớ cho chút muối trong lúc hầm cho nước trong.
- Dọc mùng tước bỏ vỏ, rửa sạch, thái vát và ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút, sau đó xả sạch lại với nước lạnh nhiều lần để mùng hết ngứa, với cách làm này thì mùng không cần phải vắt nước.
- Nấm hương, mộc nhĩ rửa sạch, băm nhuyễn. Sau đó, trộn nấm hương, mộc nhĩ với giò sống, nêm một chút gia vị và tiêu.
- Hành ngò thái nhỏ. Cà chua thái múi cau.
Bước 2:
- Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành, cho cà chua vào xào và dầm nhuyễn để lấy màu, chế nước dùng vừa ăn vào nồi rồi đun sôi, sau đó thả từng viên mọc vào nồi. Khi thấy mọc nổi lên, để thêm chừng một phút cho chín.
- Thêm dọc mùng vào nồi nước dùng. Nêm gia vị cho vừa miệng.
Bước 3: Khi ăn, trụng bún qua nước sôi rồi bỏ vào bát tô, vớt mọc, dọc mùng ra bát. Thả thêm hành ngò, một chút tiêu. Múc nước dùng đang sôi đổ vào bát. Vậy là bạn đã có một bát bún mọc thơm ngon.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung "chất" cho tô bún dọc bùng bằng cách thêm móng giò, sườn sụn, thịt chân giò luộc, thịt bò luộc, giá đỗ, rau sống chần...
Chúc các bạn thành công với món bún dọc mùng này nhé.
Theo Phunutoday
Nấu lẩu gà chớ quên bỏ thêm thứ này, mẹ chồng khó tính cũng phải gật gù khen ngon Lẩu gà là món ăn vô cùng quen thuộc của nhiều gia đình, khi nấu lẩu gà muốn hương vị thơm ngon món ăn thêm hấp dẫn bạn đừng quên bỏ thêm thứ này vào. Nguyên liệu món lẩu gà ngải cứu - 1 con gà khoảng 1,5kg - 1 quả trứng vịt lộn sống - 300g xương ống - Đậu hũ non,...