Món ngon Q.Phú Nhuận, TP.HCM: Cà ri Ấn Độ khách muốn ăn phải đến sớm… chờ
Nằm trong một con hẻm trên đường Huỳnh Văn Bánh ( Q.Phú Nhuận, TP.HCM), quán cà ri Ấn Độ níu chân thực khách suốt nhiều năm qua. Nơi đây món cà ri dê được nhiều người lựa chọn hơn cả.
Chủ quán nhiệt tình, cởi mở
Nép mình trong con hẻm ở địa chỉ 476/47 đường Huỳnh Văn Bánh (Q.Phú Nhuận) có một quán cà ri tấp nập khách ra vào mỗi buổi chiều. Nhiều người ở xa, từ các quận khác vẫn cố gắng tìm đến quán để thưởng thức món cà ri Ấn Độ. Chủ quán là bà Nguyễn Thị Phương (45 tuổi).
Bà Phương làm chủ quán cà ri cách đây khoảng 5 năm DƯƠNG LAN
Tôi ghé quán bà Phương lúc 4 giờ chiều. Lúc này, khách rất đông, người ăn cà ri gà, người ăn cà ri dê, bà chủ nhanh tay cho từng miếng thịt, khoai và nước xốt ra dĩa. Ai ăn thêm bánh mì, cơm trắng, cơm chiên, bà chủ cũng sẵn sàng phục vụ. Cạnh đó, nồi cà ri nóng hổi trông rất hấp dẫn.
Hơn 16 giờ chiều, khách ghé quán tấp nập DƯƠNG LAN
Bà Phương cho biết, anh trai chồng bán cà ri Ấn Độ cách đây hơn chục năm. Trước đó, anh bán ở địa chỉ 67 Đặng Văn Ngữ. Ngày ngày vợ chồng bà chăm chỉ làm thuê cho anh trai. Cách đây 5 năm, anh trai chồng truyền lại bí quyết trước khi mất, vợ chồng bà quyết định nối nghiệp, chuyển về địa chỉ hiện tại để tiếp tục bán cà ri.
Cà ri gà ăn kèm với bánh mì DƯƠNG LAN
“Nấu cà ri bán khách ăn thấy ngon mới tồn tại được chứ ế quá là không bám trụ được đến giờ vì tiền nguyên liệu, mặt bằng mắc. Nghỉ dịch xong tôi mở bán trở lại khách ghé ăn ào ào. Tôi buôn bán, nấu nướng đều phải sạch sẽ. Dê, gà, bò nấu mềm cho thêm khoai, cà ăn vào cho đỡ ngán. Anh chồng mất truyền lại nghề cho vợ chồng tôi, trước làm lính thôi giờ mới được làm chủ”, bà Phương cho biết.
Video đang HOT
Cà ri dê được nhiều thực khách lựa chọn khi ghé quán bà Phương DƯƠNG LAN
Bình thường bà Phương bán từ 15 giờ 30 – 21 giờ tối nhưng hôm tôi đến mới hơn 17 giờ chiều đã hết cà ri dê và gà. Bà cho hay, ngày hôm đó khách đến ăn và mua mang về nhiều nên hết sớm. Có thực khách đi đường xa đến quán với hi vọng được thưởng thức món cà ri dê nhưng quán hết sớm đành ngậm ngùi quay về. Bà Phương áy náy, nhắn khách thông cảm giùm và hứa lần sau quay lại sẽ có cà ri để họ ăn.
Dưa leo, cà chua, rau sống được chủ quán đặt sẵn trên bàn để ăn kèm với cà ri DƯƠNG LAN
“Bí quyết nấu cà ri chắc ai cũng biết. Nấu cà ri dê cần nhiều gia vị hơn, sơ chế tỉ mỉ, cho ít rượu vào cho thơm nếu không sẽ bị hôi. Cà ri nấu càng lâu càng mềm nhưng dê nếu nấu không quen sẽ rất khó ăn. Nhà tôi không bán online nhưng ai gọi đến cũng bán để họ mang về. Mỗi ngày tôi bán được khoảng 10kg dê, 7 – 8kg bò, gà”, bà Phương nói.
Khách càng ăn càng ghiền
Tôi gọi một phần cà ri gà ở quán bà Phương ăn kèm với bánh mì, cà chua và dưa leo. Thịt gà mềm nhưng không quá bở, được tẩm ướp kỹ và hòa quyện trong nước súp sánh ngọt. Các đồ ăn kèm khiến món cà ri không hề bị ngán dù một phần có 3 – 4 miếng gà to.
Ngoài bánh mì, nhiều người gọi cơm chiên, cơm trắng ăn kèm DƯƠNG LAN
“Khách đến ăn cà ri được miễn phí trà đá. Thực ra, tôi bán trà đá 1.000 đồng nhưng ai có tiền lẻ thì đưa còn không thì cứ uống. Có bữa một khách nói “đi khắp Sài Gòn không thấy ai bán trà đá 1.000 đồng” tôi mới nói rẻ thì cứ uống đi. Tôi bán có thu nhập nuôi gia đình là một chuyện nhưng thấy khách ăn khen ngon là thấy vui rồi. Nhớ nhất là hai vợ chồng kia trời mưa từ Bình Dương lên quán ăn hai phần cà ri dê và mua mang về thấy thương”, bà tâm tình.
Bà Phương nhanh tay làm cà ri để khách không đợi lâu DƯƠNG LAN
Bà cho hay, buôn bán sẽ vất vả nhưng được khách quý và làm lâu sẽ thấy quen. Ngày ngày, 7 giờ sáng bà dậy chuẩn bị nguyên liệu, sơ chế và nấu cà ri. 15 giờ chiều bà dọn hàng và bán đến khi vắng khách. Mỗi phần có giá từ 40.000 – 80.000 đồng.
Mỗi phần cà ri gà có giá 40.000 đồng DƯƠNG LAN
Ông Bùi Minh Thành (47 tuổi, ở Q.Tân Bình) cùng vợ ghé quán bà Phương ăn cà ri dê. Bà cho biết, nhà ở xa nhưng mỗi khi có việc đi qua đều ghé quán vì cho rằng nấu cà ri dê rất khó.
Học sinh, sinh viên cũng thường ăn cà ri ở quán bà Phương DƯƠNG LAN
“Không như cà ri gà với bò, cà ri dê nếu không biết cách nấu sẽ bị hôi, không ăn được. Tôi ăn ở đây nhiều lần, lần nào bà chủ cũng vui vẻ tiếp đón. Tôi ăn cà ri với cơm trắng, ở đây có món cơm chiên cá mặn cũng rất ngon”, ông nói.
Bà Phương vui vẻ chụp ảnh kỷ niệm với khách DƯƠNG LAN
Chị Phạm Thu Trang (23 tuổi, ở Q.3) chia sẻ: “Cà ri ở đây vừa ăn, không quá ngọt, thịt mềm thơm và gia vị đậm đà. Đồ ăn kèm như dưa leo, cà chua rau thơm chủ quán cho thoải mái. Mỗi lần đến quán tôi thử một loại cà ri khác nhau và ăn kèm với bánh mì”.
Quán cà ri gia truyền 3 đời ngày thu 20 triệu nhờ bí quyết không nêm muối
Quán bà Bé nằm ở Q.5, TP.HCM với món cà ri gà vịt gia truyền 3 đời được nhiều thực khách yêu thích bởi hương vị đậm chất miền Tây và công thức nấu độc đáo.
Nằm trên đường Tản Đà, quán cà ri bà Bé là địa điểm quen thuộc của nhiều thực khách khi đến Chợ Lớn với món cà ri được nấu theo kiểu miền Tây thơm ngon. Không biển hiệu nổi bật, nhưng quán thu hút bởi công thức nấu cà ri gà, vịt được truyền lại 3 đời. Theo nhẩm tính của chủ quán, mỗi ngày bán được hơn 90 kg thịt gà vịt, thu về khoảng 20 triệu đồng.
Cà ri gia truyền 3 đời với công thức không nêm muối độc đáo.
Bà Nguyễn Thị Hoa (chủ tiệm) nêm nước dùng theo khẩu vị miền Tây ở vùng Cao Lãnh, Đồng Tháp.
Vịt được chọn là vịt lúa, mỗi con nặng ít nhất 3kg.
Gà chọn nấu là gà ta, mỗi con phải từ 2,8kg trở lên.
Bà Hoa tiết lộ, sở dĩ phải yêu cầu gà, vịt đúng trọng lượng vì nếu nhỏ hơn mức đặt ra khi nấu chín thịt sẽ mau mềm, mất đi độ dai ngon vốn có.
Lòng trứng non gọi thêm rất được yêu thích.
Muốn ăn lòng, trứng non, thực khách phải đi từ rất sớm.
Mỗi phần thập cẩm có giá từ 60.000 đồng.
Mỗi phần cà ri đầy đủ có giá 60.000 đồng, gồm thịt, lòng, huyết, khoai ăn kèm bánh mì hoặc bún. Đặc biệt, món lòng trứng non gọi thêm rất được thực khách ưa chuộng. Chủ quán cho biết mỗi ngày bán được hơn 300 phần, chưa tính đồ ăn khách gọi thêm.
Món ngon Q.Phú Nhuận, TP.HCM: Mê mẩn bánh xèo, bánh căn Phan Rang 3 loại nước chấm Quán bánh xèo, bánh căn Phan Rang ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM là địa điểm được nhiều người ghé ăn vì bánh ngon và nước chấm đặc biệt. Buổi chiều, TP.HCM mát mẻ sau cơn mưa. Trên đường Trương Quốc Dung (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) có quán bánh xèo, bánh căn tấp nập khách ra vào. Vốn thích ăn vặt và phù hợp với thời...