Món ngon ngày Tết: Cách làm giò thủ dai ngon đãi khách
Món ngon ngày Tết của người miền Bắc có lẽ không thể thiếu món dò thủ dai ngon. Cùng tìm hiểu cách làm ngay sau đây nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món dò thủ
Món ngon ngày Tết: Cách làm giò thủ dai ngon đãi khách
Thịt heo sống 1 kg
( gồm các bộ phận tai/ mũi/ lưỡi /có thể thêm thịt nạc nếu không ăn được béo)
Hành tím 5 củ
Gừng 1 củ
Chanh tươi 3 miếng
Nước mắm cốt 2 muỗng
Muối hột 1 muỗng
Hạt tiêu 2 muỗng
Mộc nhĩ 100g
Nấm đông cô 100g
Miếng chuối 5 lá
Đá viên 100 gr
Video đang HOT
Cách làm giò thủ dai ngon
Bước 1: Sơ Chế Nguyên Liệu
Bắc nồi nước lên bếp, khi nước sôi cho vào 1 thìa đường, thìa bột ngọt, vài lát gừng để khử mùi và hành tím để thịt heo thơm ngon hơn.
Cho tai heo, mũi heo, thịt heo vào nồi, trần khoảng 5 phút.
Sau khi thịt săn lại, vớt ra, ngâm vào nước đá.
Cắt lát mỏng mũi heo, thịt nạc và tai heo.
Cho phần thịt đã cắt vào tô, ướp với 15gr đường, 15gr bột ngọt, 15gr hạt nêm, 10gr muối, tiêu xay và tiêu sọ.
Trộn đều hỗn hợp. Khi thịt thấm đều gia vị, cho vào tủ lạnh 30 phút.
Mộc nhĩ và nấm hương rửa sạch, ngâm trong nước nóng 20 phút sau đó cắt mỏng 1cm để giữ được độ giòn của mộc nhĩ.
Bước 2: Xào Thịt
Bắc chảo lên bếp, khi chảo nóng cho 10ml dầu cùng hành tím băm và tỏi băm. Khi hành tỏi vàng thơm, cho phần thịt vào, xào đều tay để tránh mỡ tiết ra và làm cháy thịt.
Khi thịt săn lại cho nấm hương và mộc nhĩ vào chung với hỗn hợp đang xào.
Cho 20ml nước mắm vào, xào thêm 3 phút cho đến khi nấm hương, mộc nhĩ và thịt thấm đều gia vị.
Bước 3: Ép Thịt Vào Khuôn
Cho thịt vào trong khuôn làm giò thủ, nhấn nhẹ nắp khuôn xuống để thịt dính đều.
Lưu ý: Cho phần thịt vào khuôn và ép khi thịt vẫn còn ấm, không để thịt nguội mới ép vì khi thịt nguội mất sẽ không kết dính được với nhau.
Cho vào tủ lạnh, để qua 2 tiếng. Sau khi lấy ra, xắt miếng vừa ăn và thưởng thức
Cách làm giò thủ dai ngon không cần khuôn
Nếu không có sẵn khuôn ép giò, bạn có thể dùng chai nhựa có đường kính phù hợp để gói và ép giò. Để thực hiện, bạn cắt bỏ đầu chai, rửa sạch. Lồng túi nilon hoặc lá chuối vào lòng chai, đổ thịt đã xào vào, dùng tay ấn cho thịt thật chắc, dùng vật nặng đè lên chai cho giò chắc hơn. Khi giò nguội, cất cây giò vào ngăn mát tủ lạnh để thịt đông kết với nhau.
Yêu cầu thành phẩm món giò thủ đạt chuẩn
Một khoanh giò chuẩn là kết dính thành một khối, để trong nhiệt độ phòng cũng không bị chảy. Màu hồng hồng của thịt xen với màu trắng của mỡ, màu nâu của nấm là hoàn hảo.
Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ dai dai, giò giòn của tai heo, mũi heo. Nếm được vị béo của mỡ đông và vị cay cay của tiêu, ngọt ngọt của nấm và thịt nạc. Do đó giò thủ ăn riêng sẽ dễ bị ngán nên hay được chấm với tương ớt hoặc ăn chung với các loại rau củ muối chua. Là món ăn mời khách ngày Tết.
Gió mùa về, làm giò thủ ăn với cơm nóng chiều lòng bất cứ kẻ kén ăn nào
Miếng giò thủ béo ngậy, giòn sật sần, thơm mùi hạt tiêu... kết hợp với cơm nóng và dưa chua sẽ là món ăn chiều lòng bất cứ người nào khó tính nhất.
Giò xào (hay còn gọi là giò thủ) là món ăn truyền thống của Việt Nam với thành phần chính là thịt thủ xào chín cùng một số nguyên liệu khác rồi gói và nén chặt.
Điều này khiến món ăn có vị dai giòn mà không bị ngán như các loại giò khác.
Miếng giò thủ béo ngậy, giòn sật sần, thơm mùi hạt tiêu... kết hợp với cơm nóng và dưa chua sẽ là món ăn chiều lòng bất cứ người nào khó tính nhất.
Dân Việt sẽ hướng dẫn các bạn làm món giò thủ đúng điệu:
Nguyên liệu làm giò thủ:
- Tai heo: 700 g
- Má heo: 300 g
- Mộc nhĩ, nấm hương: muốn nhiều hay ít tùy khẩu vị
- Hạt tiêu: 1 thìa
- Nước mắm: 1,5 thìa
- Hành khô: 1 củ
- Dấm
Cách làm giò thủ:
- Làm sạch tai và má heo bằng dấm, xả lại nhiều lần bằng nước sạch sau đó cho vào luộc gần chín tới, bỏ ra ngâm vào nước lọc đá, vớt ra để ráo rồi thái mỏng.
- Mộc nhĩ, nấm hương ngâm rồi rửa sạch và thái sợi.
- Trộn tai, má heo đã thái với hạt tiêu ( nhiều ít tiêu tuỳ thích) và 1,5 thìa nước mắm để 30 phút
- Phi thơm hành khô rồi cho phần tai , má đã ướp bên trên lên bếp xào cho săn lại.
- Khi đã xào săn tai má cùng gia vị rồi thì cho tiếp phần mộc nhĩ đã thái sợi vào xào.5-7p thì tắt bếp.
- Đợi gần nguội thì xúc bỏ vào khuôn rồi nén, vít lại chặt và đều tay. Cất tủ lạnh, đến bữa mang ra thái theo ý.
Chúc các bạn thành công với món giò thủ thơm ngon!
Những món ngon ngày Tết miền Bắc đậm đà hương vị truyền thống Tết đến xuân về mâm cơm của các gia đình ở miền Bắc không thể thiếu những món ngon ngày Tết dưới đây. Cùng điểm qua những món ăn ngày nhé Món ngon ngày Tết miền Bắc: Bánh chưng bánh dày Những món ngon ngày Tết miền Bắc đậm đà hương vị truyền thống Bánh chưng, bánh dày là món ngon không thể...