Món ngon mùa đông bổ rẻ: Những quán bánh đúc nóng nổi tiếng Hà Nội và cách thử làm chuẩn vị tại nhà
Không phải chỉ mùa đông mới có bánh đúc, nhưng ăn bánh đúc vào thời tiết se lạnh lại là một trải nghiệm thú vị. Ngoài thưởng thức bánh đúc nóng tại một số phố ở Hà Nội, bạn có thể thử ngay cách làm chuẩn vị tại nhà.
Ăn bánh đúc vào trời lạnh là một trong những trải nghiệm thú vị. Bánh đúc nóng thường được làm từ bột gạo, ăn cùng thịt xào mộc nhĩ và nước mắm. Ngoài ra một bát bánh đúc nóng hổi còn được cho thêm hành phi và rau mùi để kích thích vị giác. Mỗi bát bánh đúc được bán với giá bình dân 20.000 – 30.000 đồng.
1. Bánh đúc nóng phố Lê Ngọc Hân
Bánh đúc nóng phố Lê Ngọc Hân nổi tiếng là thương hiệu bánh đúc nóng đặc sản tại Hà Nội. Quán nằm ở trong con ngõ sâu, khách có thể ngồi ở trong nhà hoặc ngoài trời.
Bánh đúc nóng có hương vị truyền thống. Thành phần chính theo chủ quán được làm từ bột gạo, nấu cho đến khi đặc quánh lại, sền sệt. Nhân bánh làm từ thịt và mộc nhĩ băm nhuyễn rang chín. Nước dùng được nấu từ xương và nước mắm chua ngọt, vị thanh.
Khách mua, chủ quán mới lần lượt cho bánh đã nấu chín, thêm nhân thịt mọc nhĩ, chan nước dùng nóng và rắc hành khô, hành lá. Món bánh đúc nóng ở đây còn có thêm ‘topping’ vài miếng đậu hũ chiên giòn mang sự khác biệt riêng với các quán khác. Bánh dẻo, quyện với cái béo ngậy của nhân thịt, mộc nhĩ, thơm dịu của hành lá, đậu chấm cùng nước mắm chua cay không còn gì để chê.
Chỉ một bát bánh đúc nóng là bạn cũng đủ no căng bụng. Quán mở cửa từ 8h sáng đến tối.
2. Bánh đúc nóng ở tập thể C4 Trung Tự, Phạm Ngọc Thạch
Bánh đúc nóng ở đây không có đậu rán nhưng có hương vị đặc biệt không kém. Bánh ngon được làm từ bột gạo, nấm hương, thịt băm, rau thơm và hành khô, tỏa ra mùi thơm hấp dẫn và có hương vị vừa phải nên không ngán. Để tăng thêm hương vị đậm đà, khi ăn bạn có thể rắc thêm một chút ớt hoặc chấm với tương.
Hàng bắt đầu mở từ khoảng đầu giờ chiều và đến chập tối là hết. Ngoài món bánh đúc nóng chủ đạo, quán còn phục vụ thêm một số loại chè để phục vụ nhu cầu đa dạng của các nhóm du khách.
3. Bánh đúc nóng Trương Định
Video đang HOT
Khác với cách chế biến thông thường, bánh đúc nóng tại 112 Trương Định, quận Hai Bà Trưng không sử dụng hành phi. Món ăn ở đây ghi điểm với thực khách nhờ phần thịt xào mộc nhĩ đầy đặn, phủ kín bên trên lớp bánh trắng mềm, căng phồng, ăn rất mịn. Bánh được nêm nếm đậm vị. Tại quán này còn có món tào phớ nóng cũng rất được lòng thực khách.
4. Bánh đúc nóng ở Lê Lai, Hà Đông
Tại 34 Lai, Hà Đông, ngoài ăn cơ man là các đồ ăn vặt, ốc, có một món mà được nhiều người thích là bánh đúc nóng gia truyền. Bánh đúc nóng “mê hoặc” thực khách gần xa với hương vị độc đáo rất riêng. Hương vị vừa ngọt thơm, vừa đậm đà, béo ngậy mà vẫn thanh nhẹ, không hề bị ngấy.
3. Cách tự làm bánh đúc nóng tại nhà chuẩn vị ngày đông
Bạn cũng có thể tự làm bánh đúc nóng chuẩn vị Hà Nội tại nhà theo cách này
Nguyên liệu làm bánh đúc nóng tại nhà:
200gr bột gạo
200gr bột năng
200gr bột nếp
200gr thịt băm
20gr hành tím, nấm hương, nấm mèo
Gia vị muối, đường, nước mắm, hạt nêm, dầu ăn, hạt tiêu, ớt, tỏi
Các nguyên liệu chuẩn bị làm bánh đúc tại nhà: Ảnh Kim Chi
Cách làm bánh đúc nóng tại nhà
Bước 1 làm nhân ăn kèm bánh
Phi thơm hành tím và tỏi, cho 200g thịt băm, 15g nấm hương, nấm mèo đã ngâm cho nở vào xào cùng, đảo đều tay. Bạn nêm thìa cà phê muối, thìa cà phê hạt nêm, thìa cà phê hạt tiêu vào rồi đảo đều cho gia vị thấm vào thịt. Sau khoảng 15 phút, phần nhân thịt chín thì tắt bếp.
Bước 2: Cách pha nước mắm ăn bánh đúc nóng
Cho khoảng 400ml nước nóng vào một bát to, rồi bạn cho thêm 50g đường, 50ml nước mắm vào khuấy đều. Khi nước chấm nguội, bạn cho tỏi và ớt đã băm vào.
Bước 3: Trộn bánh đúc nóng không dùng vôi
Trộn 200g bột gạo, 120g bột năng, 60g bột nếp với khoảng hơn 1 lít nước cho vào nồi, khuấy đều. Sau đó, bạn cho lên bếp đun, dùng muỗng đảo đều tay liên tục cho tới khi bánh đúc được sánh, mịn, đặc thì cho thêm khoảng 1 thìa cà phê dầu ăn vào. Khuấy tiếp cho đến khi bánh đúc trong lại, bạn tắt bếp.
Cuối cùng múc bánh ra bát, cho một chút thịt băm lên trên, rắc chút hành phi, rau mùi lên rồi chan phần nước chấm đã chuẩn bị sẵn là có thể thưởng thức.
Quán bánh đúc nóng dưới chân khu tập thể cũ
Bánh đúc dẻo sánh, trắng mịn, ăn kèm thịt băm mộc nhĩ đậm đà, nước dùng nóng hổi, chua ngọt, ăn không ngấy. Mùa lạnh, những cơn thèm đồ ăn vặt thường dồn dập hơn nên các món "ăn sương sương" trở nên đắt khách.
Bánh đúc nóng luôn là món ăn được người sành ăn thủ đô tìm đến mỗi dịp đông về. Nhắc tới bánh đúc, nhiều người chỉ biết loại bánh đúc nguội ăn vào mùa hè, có thêm lạc, cắt thành miếng nhỏ và chấm cùng tương đậm đà. Nhưng bánh đúc nóng mới là "cực phẩm" ngày đông. Món quà chiều này thường được ăn vào thời điểm "bữa trưa đã qua nhưng bữa tối chưa tới". Mỗi suất chỉ được đong trong bát ô tô nhỏ, không quá no, đủ lưng lửng dạ.
Bánh đúc nóng là món đắt hàng vào mùa đông. Ảnh: Nguyên Chi
Khu Trung Tự từ lâu được xem là tụ điểm bánh đúc nóng với khá nhiều quán gần nhau. Đặc điểm chung là đều nằm ở sân các khu tập cũ như B5, C2, C4... Các quán ăn nằm trong những khu nhà có tuổ.i đời 4-5 thập kỷ cũng là nét đặc trưng của ẩm thực Hà Nội mà thường chỉ có "dân local" biết, bởi địa chỉ không dễ tìm. Bù lại, chất lượng những hàng quán này khá ổn định, mức giá bình dân, khách chủ yếu là người địa phương.
Ban đầu, các quán bánh đúc ở Trung Tự chỉ bán vài tiếng buổi chiều nhưng lâu dần, do đông khách nên mở gần như cả ngày. Tới giờ dọn hàng, mỗi quán đều quấy những nồi bánh trắng phau, bốc khói nghi ngút. Khách gọi tới đâu, nhân viên mới múc tới đó bởi rất dễ nguội do trời lạnh. Bánh đúc nóng được làm chủ yếu từ bột gạo tẻ, thêm chút bột năng, quấy tới khi bột đặc mịn, trắng hơi trong là được. Miêu tả thì đơn giản nhưng không phải quán nào cũng làm được thành phẩm bánh đúc dẻo quánh, mịn thơm.
Bánh đúc ăn kèm thịt băm mộc nhĩ và nước dùng chua ngọt. Ảnh: Nguyên Chi
Bánh đúc nóng là một món chan nên phần nước dùng rất quan trọng. Do phần bánh đặc, ăn nhanh ngấy nên nước dùng phải cân bằng được vị chua ngọt vừa miệng, đảm bảo nóng hổi để phần bánh không bị vón. Phần topping gồm có thịt băm xào mộc nhĩ, tẩm ướp gia vị hơi đậm để ăn cùng bánh đúc là vừa. Cuối cùng, bát bánh đúc nóng không thể thiếu hành phi được cho khá "hào phóng", kèm ít rau mùi, một số quán cho thêm hành tươi thái nhỏ.
Nhìn phía trên, món ăn giống như một bát súp nhưng khi múc từng thìa xuống phía dưới là lớp bánh đúc sánh mịn, nước dùng chua thanh, thịt băm xào mộc nhĩ mằn mặn, hành phi giòn rụm, rau mùi tươi thơm thơm. Tất cả tạo nên món ăn dân dã, vừa miệng, đủ làm ấm bụng giữa ngày đông lạnh.
Quán bánh đúc nổi tiếng ở B5 Trung Tự. Ảnh: Nguyên Chi
Quán nằm tại khu B5 Trung Tự là một trong những địa chỉ uy tín với "dân chơi hệ bánh đúc nóng". Quán từng có địa chỉ khác, mới chuyển về đây một thời gian, vốn do bác chủ quán lớn tuổ.i bán, sau này để người trẻ tiếp quán. Mỗi ngày, cơ sở này tiếp đón lượng khách không quá đông nhưng đều đặn, rải đều qua các khung giờ. Đặc biệt, đây cũng là địa chỉ hot trên các ứng dụng đặt đồ ăn online.
Mỗi phần bánh đúc có giá chỉ 20.000 - 25.000 đồng. Ngoài ra, quán còn bán thêm các loại chè đỗ như đỗ xanh, đỗ đen, đỗ đỏ, ăn kèm thạch, trân châu hoặc cốt dừa. Giá mỗi cốc chè cũng chỉ khoảng 15.000 đồng. Khách tới đây chủ yếu là học sinh, sinh viên và người dân khu tập thể lân cận.
Thu đã về trên phố, còn chần chờ gì mà không khám phá 'thủ phủ ẩm thực' Hà Nội với những món hấp dẫn này Tháng 8 về, Hà Nội chính thức bước sang thu, mùa của tiết trời mát mẻ, của hương cốm, của những con đường ngập tràn lá vàng rơi. Nếu có dịp đi "chill" mùa thu Hà Nội bạn nhất định phải thử 3 món ngon này. Cốm Nhắc tới Hà Nội mùa thu thì chắc chắn không thể nào bỏ qua cốm. Món...