Món ngon mùa bông điên điển
Đến hẹn lại lên, cứ tầm tháng 7 Âm lịch, khi mùa nước nổi tràn về thì nhành điên điển lại vươn mình lớn lên trổ những chùm bông vàng rực rỡ.
Bông điên điển có vị đăng đắng, bùi bùi. Khi ăn nếu nhai kỹ sẽ thấy hậu vị ngọt ngọt. Đây cũng là lý do mà người ăn mê loại bông này bởi cái vị riêng không thể lẫn với các loại rau khác. Ảnh: Internet.
Mùa nước nổi năm nay con nước nhỏ, nhiều loài đặc sản như cá linh, bông súng… theo đó cũng không nhiều, nhưng điên điển vẫn trổ bông rực rỡ khắp các triền đê. Hằng năm, đến mùa điên điển trổ bông, người dân miền Tây thường mang rổ, giỏ đi hái bông. Hái bông tuy không vất vả nhưng lại tốn nhiều thời gian, trung bình một giờ đồng hồ, một người hái chưa được một ký bông. Nhưng, vì hương vị khó quên của các món ăn từ bông điên điển mà người miền Tây luôn dành thời gian đi hái để bữa cơm gia đình thêm ngon.
Theo người dân, bông điên điển thường được hái vào buổi chiều, vì lúc này bông sẽ ngon hơn. Và khi ăn chúng ta nên chọn bông nở thì sẽ ngon hơn, ngọt hơn. Loài rau sạch với màu vàng đẹp mắt này được sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn ngon, mang hương vị đặc trưng chỉ ở miền Tây mới có.
Canh chua là món ăn quen thuộc, có thể nấu chung với nhiều loại rau, nhưng điên điển nấu canh chua thì lại cho mùi vị hoàn toàn khác. Món ăn này chế biến rất đơn giản: sau khi cho các gia vị vào nồi canh chua, nêm nếm xong, chúng ta mới thả bông điên điển vào sau cùng và bắt nồi xuống khỏi bếp. Lý do là bông điên điển không được nấu quá chín, sẽ mất đi độ giòn và vị ngọt vốn có của nó.
Canh chua bông điên điển. Ảnh: Internet.
Ngoài canh chua, bông điên điển còn chế được có món ăn khác như: tép xào bông điên điển, gỏi bông điên điển với tôm hay thịt luộc. Bạn có thể cho dầu vào chảo đang nóng, sau đó cho tép vào, đảo đều, nêm thêm chút gia vị vừa ăn, rồi cho hành lá và cuối cùng là bông điên điển vào. Món ăn sẽ thơm hơn với chút tiêu, chỉ có thế là chúng ta có ngay một đĩa tép xào bông điên điển thật hấp dẫn.
Video đang HOT
Ngoài ăn sống hoặc chế biến món ăn ngon, bông điên điển còn được muối chua. Đây là món ăn khoái khẩu của người miền Tây, bởi nó ngon và hấp dẫn nên trong dân gian lưu truyền câu ca rằng: “Điên điển mà đem muối chua. Ăn kèm cá nướng cả vua cũng thèm”.
Bông điên điển muối chua. Ảnh: Internet.
Loại bông mộc mạc đơn sơ này còn là ký ức của người miền Tây và là hoài niệm với những người xa quê. Nếu không có điều kiện len lỏi trong các hàng cây điên điển để tận tay hái những chùm bông tươi ngon, thì ngày nay từ chợ quê cho đến thị thành bông điên điển được các tiểu thương bày bán rất nhiều. Cái màu vàng không lẫn vào đâu của bông điên điển trong các buổi chợ đã góp phần mang đến bữa cơm ngon mang đậm tình quê hương và góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân miền Tây sông nước.
.Theo Sgtiepthi
Những món ăn dân dã ngon nức tiếng ở Đồng Tháp
Đến thăm Đồng Tháp mùa nước nổi, bạn không chỉ được tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn có cơ hội thưởng thức những món ngon đặc sắc đầy hương vị đồng quê.
Bông súng mắm kho
Người Đồng Tháp có câu: "Muốn ăn bông súng mắm kho/ Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm". Vào mùa nước nổi, người dân nhổ bông sung về, để nguyên cọng, rửa sạch, tước vỏ bên ngoài, ngắt mỗi cọng độ dài chừng hai gang tay và để trong rổ cho ráo nước.
Món bông súng mắm kho ở Đồng Tháp cần sử dụng loại mắm đặc trưng từ cá linh, cá sặc... Món ăn có sự hòa quyện vị cay từ ớt, vị the của sả, ngọt nhờ tép, kết hợp bông súng giòn.
Lẩu cá linh với bông điên điển
Cá linh xuất hiện ở Đồng Tháp vào mùa nước nổi, bắt đầu từ tháng 9 - 11 hàng năm. Thời gian này cũng là lúc mùa hoa điên điển nở vàng. Chẳng biết từ bao giờ, người dân nơi đây đã biết kết hợp 2 loại thực phẩm này lại với nhau tạo thành một món ăn đặc sản nổi tiếng khắp các vùng miền.
Người ta chọn những con cá linh còn tươi, béo tròn, làm sạch mang, móc bỏ ruột, rửa lại bằng nước rồi để ráo. Bông điên điển chọn loại còn tươi, chưa bung cánh, khi ăn vừa giòn vừa có hương thơm nhẹ. Món lẩu cá linh hoa điên điển chinh phục người ăn ngay từ màu sắc, hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước lẩu.
Cơm gói lá sen
Cơm gói lá sen là món ăn đậm đà hương vị quê hương ở Đồng Tháp. Cơm được nấu bằng gạo huyết rồng với hạt sen hấp chín và muối mè, gói trong lá sen. Sen này chính là sen ở Đồng Tháp Mười nổi tiếng khắp miền Tây.
Cơm rang nóng cùng một chút thịt, lạp xường, hạt sen, trứng... được gói vào lá sen khi mới trút từ chảo xuống. Trong gói cơm lá sen, bạn sẽ thấy muối mè và hạt sen nổi bật trên nền cơm đỏ sậm. Cơm ngon, càng nhai càng có vị ngọt, bùi, béo nhờ tinh chất hạt sen và mè.
Bánh xèo
Cao Lãnh - Đồng Tháp có làng bánh xèo với hơn 10 quán nằm dọc theo sông Cái Sao Thượng, đường Lê Duẩn, phường Mỹ Phú, thu hút du khách khắp nơi. Bánh xèo thịt vịt được xem là đặc trưng của Cao Lãnh.
Vịt ở Cao Lãnh là loại vịt đặc sản rất ngon. Thịt vịt được làm sạch, lóc bỏ bớt các xương to rồi bằm nhuyễn cả con. Bánh xèo thịt vịt chỉ dùng thịt vịt kèm củ sắn và giá, ăn kèm nước mắm chua ngọt, các loại rau sống tươi.
Chuột đồng quay lu
Chuột được làm sạch sẽ, để lại da ướp ngũ vị hương, gia vị rồi gài vào móc sắt, treo giữa lu khạp đậy nắp thật kín. Chuột sẽ được quay trong lu, trở đều cho thịt chín, khi quay phải sử dụng lửa ngọn mới tạo được lớp da giòn đầy hấp dẫn.
Thịt chuột ăn kèm xoài băm nhỏ, rau răm, tía tô, húng lủi, dưa leo chấm muối tiêu chanh là đúng điệu nhất. Về Đồng Tháp mùa nước nổi, bạn sẽ thấy chuột đồng bán ở ven đường, trong các chợ, hoặc vào quán ăn lớn rất nhiều.
Theo Thoidai,vn
Canh cá chua nấu bông điên điển Bông điên điển là sản vật quen thuộc của miền Tây sông nước, nấu cùng cá tươi, kèo nèo, rau rút tạo thành món canh hấp dẫn. Nguyên liệu: - Cá lóc hoặc cá linh, cá rô đồng. - Bông điên điển: 500 gr - Kèo nèo - Rau rút - Me - Rau thơm. Cách làm: - Cá chọn cá lóc đồng...