Món ngon đậm hồn quê Bình Định
Mực ngào tỏi ớt, tré hay bánh tráng nước dừa là những món quà dân dã gợi ý cho du khách thưởng thức khi đến Bình Định trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.
Dưới đây là những món ngon nức tiếng, đậm chất địa phương, có thể ăn ngay hoặc mua về làm quà.
Mực ngào tỏi ớt
Không khó để tìm mua mực ngào tỏi ớt bởi chúng được bán ở hầu hết các quán hàng ven biển hoặc trong thành phố. Để làm món này, khô mực sau khi nướng sơ sẽ tẩm các loại gia vị như mạch nha, ớt xào, tỏi… cho ngấm đều. Món ăn với đủ vị cay, mặn, ngọt mang đậm hương vị biển Quy Nhơn, rất thích hợp làm quà biếu hoặc mồi nhậu trong những buổi tụ tập bạn bè.
Hộp 500 gram có giá khoảng 130.000 đồng. Ảnh: An Nhiên.
Tré
Trên đường quốc lộ 1A, đoạn ngang qua đất Bình Định, rất nhiều chiếc “cán chổi” nhỏ xinh được treo lủng lẳng bên đường. Thực tế, đó là món tré đặc sản ở đất Bình Định.
Nguyên liệu món ăn này gồm thịt tai, đầu heo, ba chỉ cùng với gia vị riềng, mè, thính, ớt, tỏi, lá ổi non… trộn lẫn nhau và gói lại. Khi thưởng thức, chỉ cần bóc lớp vỏ bên ngoài là có thể ăn ngay. Món này thường được cuốn với bánh tráng cùng các loại rau sống, chấm mắm.
Một cây tré có giá khoảng 35.000 đồng. Ảnh: Duyên Mới.
Bánh tráng nước dừa
Video đang HOT
Khác với các loại nhiều vùng miền khác, bánh tráng nước dừa Tam Quan ở huyện Hoài Nhơn có kích thước to và dày hơn hẳn. Thành phần gồm bột gạo xay trộn với nước cốt dừa, dừa nạo, mè, tiêu, hành tím xắt lát mỏng và muối hạt, sau đó tráng trên khuôn to.
Bánh tráng xong sẽ đem phơi dưới nắng. Khi thưởng thức, chiếc bánh được nướng trên than hoa, gặp lửa, phồng lên, vàng ươm và tạo mùi thơm nức mũi.
Giá tham khảo là 65.000 đồng 10 chiếc. Ảnh: Ngoisao.
Lê Thương
Bột mì khuấy chấm nước mắm dằm cá rô đồng mới là 'ngon nhức xương'
Nếu phải xếp hạng cho các món ăn ngon nhất ở vùng xứ Nẫu Bình Định thì đó là món bột mì khuấy chấm nước mắm dằm cá rô đồng ngon nhức nhối.
Dích từng miếng bột nhỏ vừa miệng còn nóng hổi, chấm nhón miếng nước mắm đã dằm cá rô rồi đưa ngay vào miệng để thưởng thức
Không phải món bún chả cá Quy Nhơn trứ danh hay món nem chợ Huyện nhiều người biết đến, hoặc món bánh xèo tôm nhảy được nhiều người thèm thuồng, món bột mì khuấy chấm nước mắm dằm cá rô đồng mới chính là món ăn ngon nhất ở vùng xứ Nẫu Bình Định.
Mà, cái món này muốn ăn "ngon nhức xương" thì phải ăn vào thời điểm mùa mưa bão, mùa lụt ở miền Trung, nước ngập vô tới chân giường, ngồi trên phản dích từng cục bột chấm với chén nước mắm cay xè, ăn no cành hông mới chịu đứng dậy.
Thời đó, quê tôi người ta hay bán loại bột mì nhứt còn tươi. Nhà nào có nhu cầu ăn nhiều thì mua chừng mươi ngàn là đủ. Bột mì nhứt còn tươi rất dễ bảo quản, để lâu.
Chỉ cần để bột vào cái thau và cho nước vào đó ngâm thì có thể để được cả tháng. Hễ khi nào muốn ăn, tùy vào lượng mà cắt từng khoanh bột.
Bột được cắt ra cho vào thau sạch, pha nước vừa đủ. Khâu pha loãng nước này cũng vô cùng quan trọng, sao cho lượng bột lượng nước vừa đủ để sau này khi chế biến bột không quá lỏng cũng không quá đặc.
Sau khi bột được hòa tan vào nước thì khéo léo lắng nước lọc cát chừng hai đến ba lần.
Tiếp theo, chảo lửa phải sẵn sàng và cho vào đó chút dầu để khỏi dính đáy. Nếu muốn dậy mùi thì bỏ vào đó tí hành tím xắt lát mỏng. Khi dầu vừa sôi, đổ bột vào, để lửa liu riu và khuấy đều tay.
Bột chín tới đâu thì trong veo tới đó
Có lẽ, cái tên bột mì khuấy (hay từ địa phương là bột mì phấy) cũng được xuất phát từ động tác này.
Người chế biến phải khéo léo và nhanh tay khuấy bột để chỗ nào cũng được chín đều. Bột chín tới đâu thì trong veo tới đó, nhìn từa tựa như hồ dán thủ công của học sinh.
Món này, muốn ăn ngon mà phải "vỗ tay vào đùi cái đét" thì bí quyết không đâu xa lạ là ở chỗ nước chấm.
Lột sẵn vài tép tỏi, ra vườn nhà hái vài trái ớt bay, bỏ vào tí đường rồi giã hỗn hợp cho nhuyễn dẻo. Sau đó chế một lượng nước mắm vừa phải vào hỗn hợp tỏi ớt này.
Hồi đó, má tôi được cho là người làm nước chấm ngon nhất vì má làm sao nước mắm vừa đủ sền sền mà không quá lỏng hoặc không quá đặc kẹo.
Tiết trời tháng 11, 12 ở quê miền Trung thường mưa âm u lạnh lẽo. Vì là mùa mưa lụt nên có thể giăng lưới bắt cá rô đồng.
Ra đồng giở lưới, kiếm vài con cá rô đồng nhỏ bằng 2, 3 ngón tay về chà rửa sạch nhớt, để nguyên vảy, nguyên con.
Chẻ vài thanh tre làm cây xiên que xiên qua họng cá và cho lên bếp than củi hồng. Trở đều mình cá cho dậy mùi. Cá vừa chín tới thì dằm vào chén nước mắm. Nếu muốn biến tấu một chút thì thêm vào miếng bánh tráng vậy là có bữa ăn thịnh soạn.
Lấy đũa dích từng miếng bột nhỏ vừa miệng còn nóng hổi, chấm nhón miếng nước mắm đã dằm cá rô rồi đưa ngay vào miệng để thưởng thức.
Nếu không thích "ăn chay" như vậy thì bỏ bột vào giữa 2 miếng bánh tráng kẹp lại rồi chấm vào nước mắm. Cứ ăn như thế đến khi cái chảo bột hết hồi nào hổng hay. Vừa ăn vừa hít hà vừa tận hưởng cái cảm giác tê tê nơi đầu lưỡi.
Làm sao nước mắm vừa đủ sền sền mà không quá lỏng hoặc không quá đặc kẹo
Cái món bình dân đó chắc chỉ có những người lớn tuổi hoặc những người thế hệ 7X, 8X trở về trước mới biết được. Không cao sang nhưng thơm ngon đến tận miếng cuối cùng.
Tuy nhiên, món ăn này hạn chế cho người già và trẻ con vì ăn quá nhiều dễ bị phát ách, khó tiêu. Người bị tiểu đường cũng phải hạn chế vì không được ăn quá nhiều tinh bột một lúc.
Giờ, ở Sài Gòn, đốt tám đuốc cũng không thể nào tìm ra được món đó.
Muốn thử chỉ có một cách là về miền Trung, ghé xứ Nẫu Bình Định và phải "đặt hàng" người quen vì bây giờ món này cũng rất khó tìm.
Món ngon của tôi là nó, món bột mì khuấy chấm nước mắm dằm cá rô đồng, thơm ngon nhức nhối một thời.
Huyề Nga
Bánh ít lá gai Về Bình Định, du khách sẽ được nếm hương vị ngọt lành của bánh Ít lá gai, là thứ bánh đơn sơ mộc mạc, rất gần gũi với người dân Bình Định. Những ngày giỗ kỵ có thể thiếu cá, thiếu thịt nhưng không thể thiếu bánh ít lá gai. Và trong phong tục cưới xin, mâm bánh ít lá gai còn thể...