Món ngon “chân dài”
Ếch, chẫu chàng là loài lưỡng cư, thường lên cạn là để đổi gió, bắt cào cào, châu chấu, giun dế rìa các bờ cỏ, đầu ruộng, ven mương…
Nhớ thuở nhỏ, mỗi lần mưa rào lũ chúng tôi lại mặc quần đùi, áo cộc đi bắt ếch. Những chú ếch, chảo chàng chân dài bóng nhẫy bị tóm gọn, bóp lấy giữa eo, giạng háng ra giãy đạp cầu cứu nhưng chỉ thoáng chốc đã bị thắt ngang hông bởi sợi lạt giang. Đi hết một đỗi đồng là một xâu em chân dài lủng lẳng xách tay, đi mươi bờ ao, bờ đầm đã có một giỏ đầy chảo chàng.
Món ngon chế biến từ chẫu chàng. (Ảnh tác giả cung cấp)
Bây giờ tìm món ăn cho hợp vị thì việc được ăn món ếch nướng là cả một chiến tích không xoàng. Thích vì món ngon, thú vì nó lạ. Đành rằng đã quen món ếch om chuối đậu, ếch nấu măng thông thường nên đổi món cũng là hợp lẽ. Chốn quê bình dị tự dưng có cuộc trình diễn than hoa trên miệng nồi đất, tiếng giục dọn bát đĩa, gia vị, tiếng hô con, bảo cháu vào đầu hồi múc trong chum ra chai rượu nút lá chuối râm ran mà mừng, mà vui.
Những cặp đùi bự mẫm, nõn nà của ếch được tẩm ướp tử tế bằng gừng băm nhỏ, tắm táp nghệ đủ vàng, tra mắm muối đủ độ, hạt tiêu bắc và ớt bột. Vắt chút chanh cho lên giàn nướng thì hơn cả đi đến tận cùng của sự sung sướng.
Từng cặp đùi ếch được xiên bằng những que sắt đầu nhọn hoắt như chông, cứ cách nhật lại cho một củ hành tím rưới mỡ lên đùi ếch và cứ thế nướng. Than hoa hừng đỏ, xoay xoay đều cho ếch tắm lửa thêm vàng ruộm. Cuối cùng dùng nước mắm rút nỏ, chanh tỏi ớt là ếch… lên đời.
Da ếch mới là món tuyệt ngon. Cũng đem xâu da ếch bằng que nhọn như khi nướng, hơ qua than cho se lại. Da ếch đem xào nấm hương, cà chua.
Thảo thơm với cu em dành hẳn cho nó cặp da ếch to nhất để làm trống. Tiếng trống ếch rộn ràng trong đêm trung thu, đêm trăng hội làng rất có ma lực hút con trẻ. Trống ếch làm bằng lon bò sữa. Với hai chiếc đũa ăn và chút ngẫu hứng đã làm nên bản nhạc thơ ngây rộn rã.
Video đang HOT
Tiếng trống ếch còn văng vẳng để lại những thẩn thờ khi nhớ về quá vãng sáng trong.
Top món ăn ngon khi đến Tri Tôn An Giang nhất định phải thử qua!
Tri Tôn - một trong những huyện núi nổi tiếng ở vùng Bảy núi An Giang. Nhắc đến Tri Tôn, chúng ta không còn xa lạ gì với những khu di tích lịch sử nổi tiếng như Nhà mồ Ba Trúc, Đồi Tức Dụp,...
Những cảnh quan tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban tặng nơi đây như hồ Ô Tà Sóc, Ô Thum, đặc biệt là hồ Soài Chék nằm giữa hò Tà Pạ và núi Tô... khi du khách đến đây không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp hùng vĩ núi non, cây cối xanh tươi, tiếng reo chào đón từ những khe suối, bầu không khí trong lành và yên bình thì du khách còn được thưởng thức những món ngon đặc sản nơi đây, là sự hòa quyện giữa các nền văn hóa ẩm thực của người Kinh, Khmer và Hoa.
Mang đến hương vị "đồng quê" làm mê mẫn lòng người, không thể nào quên!
Tri Tôn An Giang - Vùng đát có diện tích lớn nhất An Giang
Bánh thốt nốt An Giang
Sẽ không xa lạ gì với tuổi thơ của những đứa trẻ gắn liền với những cái bánh bò vàng tươi, béo ngậy, thơm lừng mùi thốt nốt, nhìn chiếc bánh đơn giản vậy thôi nhưng chứa đựng trong đó là bao tâm huyết của người làm bánh. Là du khách lần đầu trải nghiệm vùng đất An Giang, thì bánh bò thốt nốt sẽ là món ăn vặt dân dã ngon, bổ và đặc biệt là rất " rẻ" nữa, tại chợ Tri Tôn, trung bình một cái bánh thốt nốt mấy cô bán ngoài chợ bán chỉ có 3k thôi, vì thấy không phải người nơi đây, mà đến mua nhiều đem về làm quà quê các cô còn khuyến mãi thêm cho vài cái bánh nữa.
Điều đặc biệt của chiếc bánh này chính là bánh không làm từ bột gạo mà được làm từ thịt của trái thốt nốt đã chín. Có lẽ điều đó đã tạo ra một hương vị riêng cho chiếc bánh mà một lần thử qua, chắc chắn sẽ ghiền luôn!
Bánh thốt nốt có nguồn gốc từ Campuchia
Nhìn chiếc bánh thốt nốt nhỏ nhỏ vậy thôi chứ để làm ra chúng quả là rất kì công, đòi hỏi sự khéo léo và nhẫn nại từ người làm bánh. Người dân vùng Bảy Núi thường lựa chọn những trái thốt nốt chín già rồi lột bỏ vỏ, chẻ đôi và gạn lấy bột. Chính loại bột này đã tạo nên màu vàng cũng như hương vị đặc trưng của chiếc bánh. Sau đó người làm bánh hòa bột cùng với đường thốt nốt, loại đường được chế biến từ dịch chảy ra từ các bộ phận của cây thốt nốt, cứ khoảng 5-8 lít nước dịch nhầy sẽ chế biến ra được 1 kg đường thốt nốt, đây là loại đường được chế biến hòa toàn từ thực vật, không có chất hóa học, nên rất tốt cho sức khỏe của con người. Tiếp đó, đem đi ủ bột đã hòa trộn đường theo công thức riêng, sau đó đem đi hấp. Bánh chín rắc dừa lên trên bánh để trang trí và tăng hương vị cho bánh.
Gà đốt Ô Thum
Gà đốt lá chúc Ô Thum đặc sản vùng Bảy núi An Giang
Khi đến Tri Tôn - An Giang, thực khách không thể bỏ qua món gà đốt lá chúc Ô Thum nổi trứ danh ở vùng này. Bởi món ăn mang lại hương vị rất riêng không lẫn vào đâu được, món ăn này có nguồn gốc từ Campuchia và du nhập vào vùng này từ rất lâu, và đã trở thành đặc sản riêng vùng Bảy núi. Món ăn này có nhiều nhất ở hồ Ô Thum, du khách có thể đến đây vừa được ngắm phong cảnh hữu tình ở hồ Ô Thum vừa được hưởng thức món ăn ngon đặc sản. Bởi lẽ món ăn này thu hút được rất nhiều du khách bởi hương vị đặc trưng của lá chúc cũng như cách chế biến rất đặc biệt mà không nơi nào có.
Để làm ra được món gà đốt ngon, trước hết người làm phải lựa chọn con gà săn chắc, gà phải là gà đồi, trọng lượng loại gà ta này nằm trong khoảng 1,3kg đến 1,8kg là ngon nhất, tuy gà nhỏ nhưng thịt chắc và rất ngọt. Điều đặc biệt ở đây là khi nào thực khách gọi món thì người dân mới làm gà, đem tẩm ướp gia vị sau đó mới đem đi đốt, chính vì lẽ đó mà món ăn luôn giữ được độ tươi ngon và dai giòn. Sau khi tuyển chọn được những chú gà chất lượng và bổ béo, làm sạch và để nguyên con sau đó đem đi ướp với các gia vị đặc trưng như: tỏi, ớt, xả, muối, tiêu,... và gia vị không thể thiếu khi làm món gà đốt này chính là "lá chúc", một loại gia vị đặc hữu tại vùng Bảy núi An Giang, được người dân hay trồng trước nhà để tránh rắn bò, bên cạnh đó người dân còn sử dụng trái và lá Chúc sử dụng trong chế biến các món ăn quê, làm nên vị đặc trưng cho món ăn vùng Bảy núi.
Cây Chúc (Chanh Thái) - loài cây đặc hữu tại vùng núi An Giang
Sau khi gà được tẩm ướp thấm các gia vị thì đem gà đi đốt, để gà đúng chuẩn vị, sau khi đốt người chế biến sẽ lót một lớp sả, một lớp lá chúc dày cho thêm một ít dầu ăn rồi tiếp tục đốt trong khoảng 15 - 20 phút cho gà chín hẳn và da gà được giòn ngon. Lửa đốt gà phải là lửa thật to sau đó nhỏ dần để cho gà được chín đều. Cuối cùng thì món gà đốt Ô Thum cũng đã ra lò rồi! Đi kèm theo đó là một dĩa gỏi rau trộn chua chua ngọt ngọt kèm theo là vài chén nước mắm để chấm tăng thêm hương vị đậm đà của món ăn. Tùy theo sở thích mà du khách có thể chấm thịt gà với muối ớt trái chúc.
Còn gì thú vị hơn khi cùng bạn bè quây quần nhâm nhi vài chai bia, vaif ly rượu nồng, ngắm phong cảnh hùng vĩ của núi non vùng Tri Tôn, sự hữu tình của làng nước trong xanh yên ả trong hồ Ô Thum, lại còn được post lên những tấm hình selfie tuyệt đẹp, cuốn hút người xem muốn trải nghiệm một lần trong đời!
Món ăn không bao giờ làm cho thực khách hối tiếc khi lần đầu hưởng thức
Ếch nướng
Một trong những món ăn không thể bỏ lỡ khi ghé thăm vùng đất này đó chính là món Ếch nướng Tri Tôn, mặc dù có tên gọi thuần Việt như vậy nhưng món ăn này là của người Khmer được chế biến theo hương vị từ Campuchia. Với người Kinh, thì ếch được chế biến được rất nhiều món như: Ếch xào sả ớt, cà ri ếch, cháo ếch, giả cầy, ếch xào tỏi, ếch chiên bơ,... thì với người Khmer, món ếch nướng có lẽ trở thành món đặc sản dân dã mang đậm chất miền quê Bảy núi mà không nơi nào có được.
Ếch nướng kiểu Campuchia món ăn độc đáo vùng biên.
Để chế biến món ăn này, các cô các chú sẽ không lấy ếch nuôi mà họ dùng ếch đồng để làm. Sau những đợt mưa đầu mùa thì những chú ếch sẽ sinh sôi nảy nỡ. Theo kinh nghiệm của những người dân nơi đây thì chỉ cần nghe tiếng kêu của ếch thôi là họ sẽ biết được chú ếch đó to hay nhỏ, nơi nào tập trung nhiều. Ếch bắt được về đem đi lột da, mần sạch ruột rồi đem ướp với các gia vị như: sả, nghệ, lá chúc... Những chú ếch nhỏ sẽ được đem bằm trộn chung với thịt heo băm và được dồn vào trong bụng ếch, cứ hai con sẽ nằm chung một gắp. Sau khi ếch thấm đều tất cả các gia vị, thì có thể đặt chúng trên vỉ than hồng đỏ lửa rồi. Sau vài cái trở tay thì ếch cũng đã bắt đầu chín, gia vị cũng ngấm vào thịt ếch cứ thế tươm ra và làm lan tỏa mùi hương khắp nơi, khiến du khách đi ngang không thể không ghé qua giang hàng ếch nướng.
Ngoài Tri Tôn ra, thì du khách muốn thử qua món ếch nướng kiểu Campuchia của người Khmer này thì hãy đến các chợ như chợ An Lợi, chợ Phnom Pi ( Châu Lăng),... cứ khoảng 3 giờ chiều thì các cô chú đã chuẩn bị dọn các giang hàng ra để bán và dễ dàng tìm mua được những xiên que ếch nướng vàng ươm, nóng hổi, thơm nức mùi vị mà không món nào sánh được.
Nếu các bạn có dịp ghé về An Giang thì hãy ghé về Tri Tôn các bạn nhé! Những món ăn ngon đang chờ các bạn đến để cảm nhận và hưởng thức đấy! Có lẽ bởi sự hòa nhập của các dân tộc người Kinh, Khmer, Chăm sinh sống nơi đây mà đã góp phần làm phong phú và tạo nên sự đặc trưng của mỗi món ăn khiến thực khách dùng một lần sẽ nhớ mãi hương vị món ăn ấy. Tri Tôn - Vùng đất của vẻ đẹp thiên nhiên, chắc chắn là địa điểm lý tưởng để du khách tận hưởng ngày nghỉ của mình bên cạnh gia đình và người thân.. Chúc các bạn có chuyến du lịch vui vẻ và kỷ niệm khó quên về Tri Tôn!
Cách làm ếch nướng mật ong đậm vị, thơm lừng cả gian bếp Bạn đã bao giờ thử làm món ếch nướng mật ong chưa? Nếu chưa thì hãy cùng làm ếch nướng mật ong đậm vị, thơm lừng cả gian bếp nhé! Có thể nói ếch nướng là một món ăn dân dã đã quá quen thuộc với người dân miền Tây bởi nó vừa ngon lại vừa dễ làm. Những ai đang có ý...