Món mì cay nhất Tokyo khiến thực khách vừa ăn vừa khóc
Makoto Shirane, Vua Ramen tự xưng làm món mì ramen ngon nhất ở Tokyo. Đó là món mỳ có nước sốt đỏ đặc trưng của nhà hàng Mouko Tanmen Nakamoto, một bát mỳ đỏ rực và ngay khi bạn nếm thứ miếng đầu tiên đã thấy cổ họng như bốc lửa. Món mì được đặt biệt danh là “huyền thoại mỳ cay nhất thành phố”.
Trong hơn 20 năm, Shirane, chủ sở hữu của nhà hàng Mouko Tanmen Nakamoto ở Tokyo, Nhật Bản, đã mang đến cho ramen một gia vị đầy hương vị độc đáo, chế tạo một bát mì bốc lửa đã trở thành huyền thoại là loại ramen cay nhất thành phố.
Các các bát mì ramen của ông được biết đến với sự pha trộn mạnh mẽ của các loại gia vị đặc biệt cay này.
“Mọi người thường đùa rằng chính những món ăn yêu thíchđã tạo nên một phần thân thể của họ. Tôi có thể là 68 % nước, và là 32 % chính là mì”, Makoto Shirane, Vua Ramen của Nhật Bản chia sẻ đồng thời ông khẳng định ramen là một trong những tinh thần của người Nhật Bản .
Shirane học nghề của mình từ người tiền nhiệm, ông Nakamoto “Tôi tin rằng, đối với người Nhật, ramen là một phần của chính linh hồn họ,” ông nói. “Ramen giống như một cộng đồng, khi các thành phần – con người – là của riêng họ, chúng không có ý nghĩa gì cả nhưng khi cùng ở bên nhau, họ trở thành thứ gì đó thật đặc biệt. “
Video đang HOT
Shirane mở quán mì ramen Mouko Tanmen Nakamoto ở Tokyo đã trở thành món mỳ cay hàng đầu của thành phố. Lâu trước khi Shirane mở cửa hàng, anh thường xuyên ở Nakamoto Ramen, nơi sinh của món ăn bốc lửa này. Nhà hàng mở cửa vào những năm 1960 và phát triển rất tốt, nhưng nó đóng cửa vào những năm 90 khi sức khỏe của bếp trưởng Nakamoto yếu đi.
Đến nay công thức cho ramen cay không thay đổi so với bản gốc của “Tôi đã mơ về ramen khoảng ba tháng sau khi nó đóng cửa,” Shirane nói. “Tôi bắt đầu tự hỏi liệu mình có thể tự làm được không.” Shirane nhớ lại rằng bát mỳ ở Nakamoto Ramen với mì xoăn, trộn với ớt đỏ, ngập trong nước dùng đã đun sôi trong nhiều giờ – một món súp màu đỏ tươi ngon tuyệt.
Bị thúc đẩy bởi việc thiếu ramen cay trong cuộc đời của mình, Shirane cầu xin Nakamoto cho công thức sáng tạo nổi tiếng của mình. Nakamoto giúp Shirane thực hiện được giấc mơ của mình, dạy cho anh tất cả những bí mật và sự hiểu biết sâu rộng về ramen. Hiện Shirane đã mở cửa lại nhà hàng cùng 10 địa điểm khác – chỉ một năm sau khi Nakamoto Ramen đóng cửa.
Mọi người thường ra khỏi nhà hàng với đôi má đỏ bừng, nước mắt vẫn chảy dài trên khuôn mặt của họ bởi thứ gia vị dữ dội của món mì cay. Và họ vẫn tiếp tục quay lại để tìm thưởng thức chúng. Hai mươi năm sau khi Mouko Tanmen Nakamoto mở cửa, mọi người từ khắp nơi trên thế giới vẫn đổ xô đến nhà hàng để được trải nghiệm với món mỳ vô song này.
Theo 24h
Quán mì thử thách lòng kiên nhẫn của khách ở Nhật Bản
Dù 11h nhà hàng bán mì ramen ở Tokyo mới mở cửa, nhiều thực khách đã xếp hàng đợi từ 6h.
Tsuta là quán mì đầu tiên ở Nhật Bản và trên thế giới nhận được sao Michelin. Nhờ chất lượng hảo hạng nên quán ăn này luôn đông khách.
Thoạt nhìn, quán không có gì đặt biệt. Nó giống như hàng nghìn quán mì đơn giản khác ở Nhật Bản. Thậm chí Tsuta còn nằm khiêm tốn trong một ngách nhỏ thuộc quận Sagumo, Tokyo.
Một bát mỳ soba có giá 850 yên (175.000 đồng). Ảnh: Danielfooddiary.
Thế nhưng, quán lại đắt khách nhờ sợi mì và cách chế biến đặc biệt. Chủ quán, Yuki Onishi, tự mình làm ra những sợi mì từ 4 loại lúa mì đặc biệt. Nước dùng của quán cũng là phần tinh túy nhất của thịt gà, hải sản tươi sống. Những nguyên liệu này cũng được chọn lọc khắt khe dưới sự kỹ tính của ông chủ.
Mỗi bát mì sẽ được phục vụ kèm với trứng luộc chín tới, thịt xíu và măng. Một trong những điều giúp Tsuta nổi tiếng và đạt được sao Michelin chính là "độ mềm hoàn hảo" của miếng thịt, cùng hương vị không thể tìm thấy ở những quán mì ramen khác.
Chủ nhà hàng đang nấu mì để phục vụ khách. Ảnh: Danielfooddiary.
Quán nổi tiếng nhưng lại rất nhỏ, chỉ có tổng cộng 9 chỗ ngồi và không nhận đặt chỗ trước. Do vậy, để được thưởng thức món ăn nổi tiếng tại nhà hàng, thực khách phải xếp hàng dài và đợi rất lâu mỗi ngày. Quán mở cửa từ 11h, và phục vụ đến 16h. Tuy nhiên, từ 6h, nhiều người đã đến xếp hàng trước cửa quán để giữ chỗ.
Giá mỗi bát mì có giá là 850 yên (gần 175.000 đồng), nếu muốn ăn thêm mì và thịt, giá mỗi bát sẽ là 1.300 yên (gần 260.000 đồng). Mỗi ngày, quán chỉ phục vụ 150 bát mì.
Khi đến quán, thực khách sẽ gọi món qua máy tự động đặt ở cửa và thanh toán bằng tiền mặt. Cửa hàng rất yên tĩnh. Phần lớn tiếng động mà thực khách nghe thấy chỉ là tiếng hụp mì sột soạt, tiếng lách cách của đũa, chén va vào nhau.
Tuy nằm trong ngõ nhỏ, quán rất dễ tìm. Bạn chỉ cần dừng lại tại ga Sugamo, ra ngoài theo cửa 1-14-1 và đi thêm 300 m về phía bắc. Thời gian đi bộ từ nhà ga đến quán mất khoảng 5 phút.
Tại Singapore, Tsuta cũng mở thêm một chi nhánh. Quán có hai tầng, nhưng chỉ có một tầng để phục vụ khách. Tầng còn lại là phòng bếp. Chỗ ngồi trong quán cũng không nhiều, chỉ 18 chỗ. Quán tọa lạc tại Pacific Plaza, dọc theo đường Orchard.
Trong ngày khai trương quán ở Singapore, 175 người đã xếp thành hàng dài, đợi trong nhiều tiếng đồng hồ để được thưởng thức những bát mì của quán Tsuta. Ảnh: Tnp.sg.
Anh Minh
Theo Vnexpress
Ai là fan của Shin (cậu bé bút chì) thì nhất định không thể bỏ qua nhà hàng đặc biệt ở Nhật Bản này Một nhà hàng dành riêng cho những ai yêu thích nhân vật hoạt hình Shin "bút chì" với các món ăn được lấy cảm hứng từ bộ truyện tranh nổi tiếng. Với những người yêu thích bộ truyện tranh nổi tiếng Shin: Cậu Bé Bút Chì thì chắc chắn không thể bỏ qua nhà hàng Crayon Shin-chan khi có dịp ghé chơi Nhật...