Môn Lịch sử sắp bị lãng quên?

Theo dõi VGT trên

Cũng giống như mọi năm, trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay, rất ít học sinh lựa chọn môn Sử. Những học sinh lựa chọn môn này để thi bỗng nhiên trở thành… nổi tiếng.

Kể từ khi Bộ GD&ĐT đề ra quy chế thi coi môn Sử là môn tự chọn, sự việc này năm nào cũng có. Vì thế, rất dễ hiểu khi có nhiều ý kiến – đa phần là xuất phát từ những người thuộc giới sử học hay giáo viên dạy sử – kiến nghị môn học này phải trở thành bắt buộc trong kì thi THPT quốc gia và coi đó như là một trong biện pháp hữu hiệu nhất để khắc phục sự “hẩm hiu” của nó.

Cái khác của năm nay nằm ở phản ứng của dư luận và truyền thông. Mọi năm, trước và sau mỗi kì thi, khi tỉ lệ học sinh lựa chọn môn thi được công bố, truyền thông đại chúng và các trang mạng xã hội vang lên những tiếng kêu “cứu lấy môn Sử”. Nhưng năm nay, chỉ có một vài tờ báo đưa tin về tỉ lệ học sinh chọn môn này, về hội đồng thi có 1 thí sinh, kèm theo là một vài bài trích ý kiến của học sinh, giáo viên khen đề thi.

Dường như sau nhiều lần kinh ngạc và thất vọng, công chúng và cả những người có liên quan đến giáo dục lịch sử đã mỏi mệt và buông xuôi. Trong trạng thái tâm lý đó rất có thể rồi dần dần những “bất thường” trong giáo dục lịch sử sẽ trở thành “bình thường” và tồn tại như một sự hợp lý đầy…nghịch lý.

Chất lượng giáo dục lịch sử trở thành vấn đề từ khi nào?

Vấn đề chất lượng giáo dục lịch sử ở trường phổ thông được dư luận chú ý khoảng gần 10 năm lại đây kể từ khi Bộ GD&ĐT phát động phong trào “hai không” (Nói không với tiêu cực thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục) vào ngày 31/7/2006.

Sự dâng cao của dư luận đối với giáo dục lịch sử gần như đạt đến đỉnh điểm khi kết quả của môn Sử trong kỳ thi CĐ, ĐH năm học 2007 được công bố. Theo số liệu do Cục Công nghệ thông tin của Bộ cung cấp thì điểm số trung bình của môn Sử là 2,09/10 – thấp nhất trong các môn (Lý: 5,19, Hóa: 4,49, Văn: 4,41, Toán: 3,65, Ngoại ngữ: 3, 64).

Tuy nhiên nếu tìm hiểu kĩ hơn sẽ thấy, không phải chờ đến cuối thập kỉ đầu tiên của thế kỉ 21 này, chất lượng giáo dục lịch sử trong trường phổ thông nước ta mới trở nên tồi tệ.

Sự tồi tệ này đã được chính những người trong ngành thừa nhận và công bố trên dưới 30 năm.

Môn Lịch sử sắp bị lãng quên? - Hình 1

Nguyễn Thị Kiều Trinh là thí sinh duy nhất thi môn Lịch Sử tại hội đồng thi trường THPT Đông Thành (Quảng Ninh). Ảnh: VietNamNet.

Trong hồi ký “Nhớ lại và suy nghĩ” – hồi ký về quá trình tham gia nghiên cứu, biên soạn chương trình và sách giáo khoa bộ môn lịch sử phổ thông trong thời gian 1956-1970 – viết vào tháng 8/1991, ông Hoàng Trọng Hanh đã nói “…riêng tôi vẫn cảm thấy chưa thật hài lòng với những sản phẩm đã làm ra, vẫn thấy băn khoăn, áy náy trước một tình hình không vui là: học sinh phổ thông ngày càng ít ham thích học môn sử (trong khi các nhà chính trị, các chuyên gia sử học, và các giáo viên sử chúng ta không ngớt đề cao vai trò của môn lịch sử đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ)”.

Năm 1991, GS Nguyễn Anh Thái, người tham gia chủ biên, biên soạn nhiều giáo trình lịch sử thế giới cho bậc ĐH và sách giáo khoa lịch sử cho các trường phổ thông, trong một bài viết đăng ở tạp chí Nghiên cứu lịch sử (số 6, 11/1991) đã thừa nhận: “Phải thực sự cầu thị nhìn nhận rằng chất lượng giảng dạy, học tập môn lịch sử nói chung và lịch sử thế giới nói riêng ở các cấp học phổ thông chúng ta ngày càng sút kém-môn lịch sử chỉ được coi như môn học phụ, môn học thường bị coi nhẹ so với các môn học khác, còn học sinh thì không hào hứng học tập, giáo viên không phấn khởi giảng dạy”.

Gần 10 năm sau, NCS Phạm Kim Anh trong luận án tiến sĩ có tên “Sách giáo khoa lịch sử của trường phổ thông trung học Việt Nam và từ 1954 đến nay” (bảo vệ tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, 1999) đã dẫn ra một kết quả điều tra với những thông tin như sau:

Trong số 1.800 người được hỏi có 39% không biết Hùng Vương là ai; 65% không biết về Trương Định, 49% nói sai về Trần Quốc Toản; 54% trong số 468 sinh viên của các trường đại học không biết gì về Lương Thế Vinh, 83% không biết gì về lai lịch tên những đường phố mà họ đang sống.

Video đang HOT

Luận án này cũng dẫn ra một kết quả điều tra khác của Viện Nghiên cứu giáo dục và Hội đồng đội ở 4 tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Kiên Giang và TP.HCM, công bố trên báo Sài Gòn giải phóng (số 29/1/1997). Kết quả cho biết trong 700 em học sinh các lớp 6, 9, 10, 12, được hỏi chỉ có 3, 9% học sinh thích môn sử.

30 năm… vẫn thế

Qua một khoảng thời gian tương đối dài trên dưới 30 năm, vấn đề chất lượng trong giáo dục lịch sử ở trường phổ thông vẫn chưa được giải quyết thực sự dù giáo dục đã qua mấy lần cải cách. Khi các vấn đề tồn tại không được giải quyết triệt để hoặc chỉ được sửa chữa ở mặt “hiện tượng” chúng không chỉ còn nguyên mà sẽ ngày càng trở nên trầm trọng.

Giờ đây, không chỉ điểm thi môn Sử của học sinh trong các kì thi thấp mà các em còn không chọn môn Sử để học, để thi khi có cơ hội lựa chọn.

Cũng không phải chỉ có những học sinh không biết Trần Quốc Toản, Trần Quốc Tuấn là ai mà còn có cả học sinh coi “Quang Trung là anh em với Nguyễn Huệ”. Trong thế giới của người lớn, những người đã từng là học sinh, cũng xảy ra hiện tượng tương tự khi có vị lãnh đạo cho rằng “Tôn Ngộ Không bị đè dưới núi Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng”, MC truyền hình nói rằng “Ngô Quyền ba lần chiến thắng quân Nguyên-Mông trên sông Bạch Đằng”, hay biến công chúa Huyền Trân thành công chúa Ngọc Hân.

Ẩn sau các hiện tượng bề ngoài này sẽ còn là những vấn đề khác trầm trọng hơn nếu như tìm kiếm và nhìn nhận chúng dưới góc độ khoa học thực sự.

Nếu không có những nghiên cứu và các biện pháp khoa học thật sự ứng phó với các vấn đề cơ bản đang tồn tại trong giáo dục lịch sử ở trường phổ thông, tình hình sẽ ngày một xấu.

Hậu quả nguy hiểm nhất khi giáo dục lịch sử sai lầm sẽ là sự thiếu vắng của các công dân có nhận thức lịch sử khoa học và phẩm chất công dân. Một xã hội thiếu vắng các công dân sẽ rất khó có được nền tảng ổn định.

Theo Nguyễn Quốc Vương/VietNamNet

Môn Sử vẫn lép vế, môn Vật lý 'đắt hàng'

Thống kê sơ bộ từ các trường THPT về tình hình đăng ký dự thi (ĐKDT) THPT quốc gia năm 2016 cho thấy, môn Sử tiếp tục bị "xa lánh" với rất ít thí sinh chọn thi môn này.

Trong khi đó, phần lớn học sinh chọn môn Vật lý là môn tự chọn.

Hôm nay, 30/4, là ngày cuối cùng để thí sinh ĐKDT THPT quốc gia năm 2016, nhưng hôm qua 29/4 hầu hết các trường THPT trên cả nước đã hoàn tất việc cho học sinh đăng ký môn thi.

Môn Sử vẫn lép vế, môn Vật lý đắt hàng - Hình 1

Thí sinh đến nộp hồ sơ ở Cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT tại TP HCM chiều 29/4.

Hà Nội: hầu hết chọn thi 5 môn

Ông Nguyễn Tùng Lâm - hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) - cho biết, nhà trường đã tổ chức cho học sinh đăng ký môn thi nhiều lần. Lúc đầu chỉ để thăm dò và đợt đăng ký chính thức vào cuối tháng 4/2016.

Giữa các lần, học sinh đã có những điều chỉnh khác nhau. Phần lớn học sinh chỉ đăng ký năm môn, bao gồm ba môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và hai môn tự chọn. Trong đó nguyện vọng của học sinh thường thay đổi khi phân vân giữa các cặp môn như Vật lý - Hóa học hoặc Vật lý - Địa lý. Riêng môn Lịch sử, so với lần thăm dò trước, kết quả đăng ký chính thức có giảm đi.

Theo bà Nguyễn Thị Thúy Anh - hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), hiện trường vẫn đang rà soát lần cuối trước khi chốt việc đăng ký vì lo học sinh vẫn có thể thay đổi. Tuy nhiên qua thăm dò, phần đông học sinh chỉ đăng ký 5-6 môn thi.

"Mặt bằng năng lực của học sinh trường tôi ở mức cao nên các em có định hướng rõ từ khi bắt đầu học lớp 10. Vì thế thay vì đăng ký nhiều môn thi để trông chờ may rủi, các em chỉ đăng ký những môn phù hợp với lựa chọn nghề nghiệp và năng lực của mình" - bà Thúy Anh cho biết.

Có đến 80% trong số 152 học sinh Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) ĐKDT môn tự chọn là Địa lý. Tiếp đến là số lượng đăng ký môn Vật lý, Hóa học.

"Chỉ có khoảng 10 học sinh đăng ký môn Lịch sử, môn Sinh còn ít hơn, chỉ có vài em" - thầy Tùng Lâm cho biết.

Theo ông Nguyễn Quốc Bình - hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), trong số 628 học sinh lớp 12 của trường có 325 em chọn môn Vật lý, 269 em chọn Địa lý. Môn Lịch sử chỉ có 18 học sinh ĐKDT.

Các em có thiên hướng xét tuyển ĐH, CĐ khối A, A1 thường chọn môn Vật lý, Hóa học là môn tự chọn, còn các em có thiên hướng xét tuyển khối D chọn môn Địa lý là môn tự chọn. Đáng chú ý, bà Phương Anh - hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Hà Nội) - cho biết, toàn trường không có học sinh nào đăng ký thi Lịch sử.

TP HCM: không chọn Sử, Địa vì... quy chế

Theo ông Nguyễn Hùng Khương - phó hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP HCM), trong số 567 học sinh khối 12 của trường có đến 433 em đăng ký thi môn Vật lý kỳ thi THPT quốc gia năm 2016. Kế đó là 251 em đăng ký thi môn Hóa, 103 em đăng ký thi môn Sinh, chỉ 10 học sinh đăng ký thi môn Địa và 5 học sinh đăng ký thi môn Sử.

Tình hình trên cũng diễn ra tương tự ở các trường THPT trên địa bàn TP HCM, mặc dù ở một số trường số học sinh đăng ký thi Sử, Địa có phần nhỉnh hơn nhưng vẫn quá ít so với số lượng học sinh đăng ký thi Lý, Hóa. Như Trường THPT Ngô Thời Nhiệm có 6 lớp 12, 4 lớp đăng ký thi Vật lý, hai lớp đăng ký thi Địa và một lớp đăng ký thi Sử.

Đại diện ban giám hiệu trường này cho biết: "Số lượng học sinh chọn thi môn Sử, Địa ở trường chúng tôi nhiều hơn một số trường khác vì hầu hết số học sinh này là con em cán bộ ngành công an. Các em dự xét tuyển vào ngành Công an nên mới đăng ký thi Sử, Địa".

Giải thích về "bức tranh" đăng ký môn thi THPT quốc gia của học sinh lớp 12, hiệu trưởng một trường THPT nổi tiếng ở TP HCM nhận định: "Các em không chọn sử, địa mà chọn Lý, Hóa là do quy chế thi cử của Bộ GD&ĐT.

Thứ nhất, Sử, Địa phải làm bài thi tự luận trong thời gian 180 phút - rất nặng nề. Trong khi đó Lý, Hóa làm bài thi trắc nghiệm chỉ trong 90 phút - khá nhẹ nhàng và dễ lấy điểm hơn.

Thứ hai, các tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển vào ĐH đa số là Toán, Lý, Hóa, Ngoại ngữ. Rất ít tổ hợp có Sử, Địa. Học sinh chọn lý vì có thể dùng kết quả thi để xét tuyển vào ĐH khối A và khối A1. Thế nên dù nhà trường có ép đến mấy thì học sinh vẫn bỏ bê Văn, Sử, Địa".

Cần Thơ: tiếp tục kiểm tra năng lực học sinh

Chiều 29/4, ông Võ Minh Lợi, phó giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, cho biết tính đến thời điểm hiện tại, tổng số thí sinh ĐKDT kỳ thi THPT quốc gia 2016 là 7.608, trong đó có 4.512 thí sinh ĐKDT cụm 1 (thí sinh dự thi xét tốt nghiệp và ĐH, CĐ) và 3.096 thí sinh dự thi cụm 2 (thí sinh dự thi xét công nhận tốt nghiệp THPT).

Theo đó, số thí sinh ĐKDT cụm 1 nhiều nhất là trường THPT Châu Văn Liêm với 549 thí sinh, thấp nhất là trường phổ thông Việt Mỹ với 6 thí sinh.

Cũng theo thống kê của Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, môn Lịch sử vẫn là môn thí sinh ĐKDT thấp nhất ở các trường. Cụ thể, các trường THPT Thốt Nốt, Trung An, Hà Huy Giáp, Phan Văn Trị, Thái Bình Dương chỉ có 2-3 thí sinh đăng ký thi môn Lịch sử.

Ngoài ra, các môn có ĐKDT thấp tiếp theo là sinh học với 809 thí sinh đăng ký cụm 1 và 380 thí sinh cụm 2, môn tiếng Pháp có 45 thí sinh (trong đó có 7 thí sinh thuộc cụm 2), tiếp đến là môn hóa học có 1.913 thí sinh đăng ký (trong đó 290 thí sinh thuộc cụm 2)...

Thầy Nguyễn Văn Bắc, hiệu trưởng Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy), cho biết tổng số học sinh của trường là 391 thí sinh nhưng chỉ có 6 thí sinh ĐKDT môn Lịch sử, giảm 16 thí sinh so với năm rồi, còn môn địa lý có gần 200 học sinh ĐKDT.

Cũng theo thầy Bắc, trường đã tổ chức ôn tập từ ngày 18/4, sau hai tuần nhà trường sẽ kiểm tra lại năng lực học sinh một lần nữa để tiếp tục bồi dưỡng cho những học sinh yếu, kém.

Quân nhân nhà giàn DK1 dự thi

Theo ông Nguyễn Quốc Cường - chuyên viên tuyển sinh Cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT tại TP HCM, tính đến cuối ngày 29/4 đã có khoảng 8.000 thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT tại cơ quan này, giảm 50% so với cùng thời điểm năm 2015.

"Số thí sinh tự do nộp hồ sơ ĐKDT tại đơn vị ĐKDT của chúng tôi giảm mạnh có thể do thí sinh chạy về các cụm thi ở các tỉnh. Khoảng 80% thí sinh đăng ký thi 3-4 môn và chỉ có hai trường hợp đăng ký tám môn thi. Chúng tôi sẽ nhận hồ sơ ĐKDT đến hết 17h ngày 30/4" - ông Cường cho biết.

Đáng chú ý, trong số thí sinh ĐKDT tại Cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT tại TP HCM có một thí sinh tên L.T. là quân nhân đang công tác ở nhà giàn DK1, Vùng 2 hải quân đăng ký tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2016 để xét tuyển vào ĐH.

Thí sinh này thường trú tại quận 4, TP HCM, nhập ngũ tháng 9/2014, sau một năm tốt nghiệp THPT. Kỳ thi năm nay, thí sinh này ĐKDT tại cụm thi do ĐH Sư phạm TP HCM chủ trì với ba môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh. Cũng theo ông Cường, thí sinh L.T. tham dự kỳ thi THPT quốc gia để lấy kết quả xét tuyển vào Học viện Hải quân và một trường sư phạm.

Khi làm hồ sơ ĐKDT, L.T. không biết nhà giàn DK1 thuộc khu vực ưu tiên nào nên phần khai khu vực ưu tiên trên hồ sơ phải bỏ trống.

Sau đó, L.T. được cán bộ tuyển sinh của Cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT tại TP HCM hỗ trợ và hỏi ý kiến Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD&ĐT xác định cho thí sinh này thuộc khu vực 1 (được cộng 1,5 điểm) và thuộc đối tượng 03 (được cộng 2 điểm ưu tiên).

Nhóm phóng viên giáo dục/Tuổi Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cận cảnh căn nhà của Miss International 2024 Thanh Thuỷ ở Đà Nẵng
17:34:10 13/11/2024
Hình ảnh đầu tiên từ tang lễ buồn của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời
18:47:07 13/11/2024
1 sao nữ hạng A xấu tính đến mức bắt cả đoàn phim cạo trọc đầu giống mình, quyền lực cỡ nào mà không ai dám phản kháng?
15:15:45 13/11/2024
Xôn xao thái độ lạ của Quế Anh sau khi Thanh Thủy đăng quang Miss International
19:36:30 13/11/2024
Em chồng xây nhà, tôi muốn giúp một tay, nào ngờ mẹ chồng nói một câu lạnh gáy, khiến gia đình lâm vào cảnh "nội chiến"
15:12:33 13/11/2024
Subeo lâu rồi mới lộ diện, nhìn 1 chi tiết trong bức ảnh với bố đại gia mà ngỡ ngàng!
17:20:57 13/11/2024
Phản ứng của Kỳ Duyên khi Thanh Thủy đăng quang Miss International 2024
15:00:27 13/11/2024
Dòng cập nhật cuối đầy xót xa của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời
16:29:03 13/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Van Nistelrooy chứng minh mình đúng với ngôi sao bị lãng quên của MU

Sao thể thao

20:58:06 13/11/2024
HLV Ruud Van Nistelrooy chứng minh mình đúng khi ngôi sao bị lãng quên của Manchester United thi đấu lần đầu tiên sau 17 tháng.

Khách Tây đang đi du lịch thì được mời vào ăn cưới và điều ai cũng thắc mắc: Liệu có bỏ phong bì không?

Netizen

20:31:02 13/11/2024
Vừa mới đây, dân tình trên TikTok đã dành sự quan tâm đặc biệt đến một video ghi lại khung cảnh các vị khách Tây đang đi du lịch ở miền Tây thì bất ngờ được mời vào ăn cưới.

Vụ lật xe chở dăm gỗ ở Bình Định: Chia sẻ nỗi đau người ở lại, mong pháp luật xử lý nghiêm

Tin nổi bật

20:11:25 13/11/2024
Thời điểm xảy ra vụ tai nạn, cơ quan chức năng làm việc với tài xế lái xe và chủ doanh nghiệp này. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng cho biết, đây là loại ô tô tải có mui, được sản xuất năm 2008, niên hạn sử dụng đến năm 2033; được phép c...

Thẩm phán New York hoãn ra phán quyết về vụ án chi tiền mua chuộc của ông Trump

Thế giới

20:04:10 13/11/2024
Thẩm phán Merchan ban đầu dự kiến sẽ ra phán quyết vào ngày 12/11 về việc liệu có hủy bỏ kết tội ông Trump hay không, sau khi Tòa án Tối cao Mỹ vào tháng 7 khẳng định tổng thống được miễn trừ truy tố.

Rapper Việt có sức viết nhạc khủng khiếp: Kết hợp với 29 nghệ sĩ, tung album Hip-hop 24 bài dài như xem một bộ phim!

Nhạc việt

19:55:09 13/11/2024
20 giờ tối 12/11, Wxrdie phát hành album đầu tay mang tên THE WXRDIES. Tổng thời lượng album lên đến 24 tracks, dài tổng 1 tiếng 20 phút, Wxrdie khiến rap fan không khỏi choáng ngợp.

Grammy bị chỉ trích vì phớt lờ nghệ sĩ Kpop

Nhạc quốc tế

19:46:08 13/11/2024
Các nghệ sĩ Kpop một lần nữa trắng tay trong các đề cử hạng mục của lễ trao giải Grammy, điều này khiến những người hâm mộ thất vọng.

Đắp mặt nạ từ loại quả siêu dưỡng này, da đen đến mấy cũng bật tông trắng sáng

Làm đẹp

19:41:14 13/11/2024
Bất chấp tất cả, nếu bạn vẫn bị cháy nắng, cà chua có thể đến để giải cứu! Cháy nắng có thể gây khó chịu với các vết mẩn đỏ trên da và phát ban vô cùng ngứa ngáy. Cà chua chứa nhiều vitamin A và C có thể giúp làm dịu da và giảm mẩn đỏ.

Công an TP.HCM bắt kẻ chống phá Nhà nước

Pháp luật

19:36:26 13/11/2024
Ngày 13.11, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét khẩn cấp đối với Huỳnh Nhật Phương (42 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Phương Anh Đào - Jun Vũ căng thẳng chưa từng thấy ở Sao nhập ngũ

Tv show

19:32:00 13/11/2024
Bước vào chung kết hội thi chơi cờ caro bằng tạ, đội của Phương Anh Đào và Jun Vũ đều thể hiện sự quyết tâm để giành chiến thắng.

Cựu thành viên T-ara thông báo mang thai con thứ 4 giữa lúc vừa sinh được 1 tháng

Sao châu á

19:27:36 13/11/2024
Vào ngày 28/9 vừa qua, Ahreum (cựu thành viên T-ara) đã sinh con thứ 3. Đây là con chung đầu tiên của cô với bạn trai Seo Dong Hoon, sau 2 đứa con với chồng cũ.

TP.HCM: Nhiều trẻ mắc bệnh sởi nhập viện vì phụ huynh không cho tiêm vắc xin

Sức khỏe

19:13:30 13/11/2024
Bên cạnh đó, việc bỏ sót trẻ chưa tiêm tại trường học là những nguyên nhân gia tăng số ca mắc bệnh sởi tại TP.HCM. Thực trạng này đáng báo động.