Môn Lịch sử: Dấu mốc cần nhớ trong giai đoạn 1945 – 1954
Theo cô Lê Thị Lan, GV Trường THPT Thới Lai (TP Cần Thơ), giai đoạn 1945 -1954 gồm những sự kiện lịch sử quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Việt Nam.
Chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến Quyết thắng” của QĐND Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Ảnh: TL
Vì thế, HS cần lưu ý một số kiến thức trọng tâm trong quá trình ôn luyện và làm bài nếu đề thi có các câu hỏi thuộc chuyên đề này.
Học theo “ sơ đồ tư duy”
Cô Lan nhấn mạnh: Trong chuyên đề này, các em cần nắm chắc nội dung về tình hình nước Việt Nam sau Cách mạng tháng 8/1945 và đánh giá được biện pháp xây dựng chế độ dân chủ cộng hoà từ sau ngày 2/9/1945 – 19/12/1946. Đồng thời, HS trình bày và nhận xét được những diễn biến chính của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng giai đoạn 2/9/1945 – 19/12/1946.
Ngoài ra, các em cần tóm tắt được quan hệ của Việt Nam với Pháp từ sau ngày 2/9/1945 – 19/12/1946; Phân tích được nội dung đường lối kháng chiến của Đảng và tóm tắt nội dung kháng chiến toàn diện từ tháng 12/1946 – 1950.
Bên cạnh đó, HS cần trình bày được hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của các chiến dịch: Việt Bắc Thu – Đông năm 1947; Biên giới Thu – Đông năm 1950; Trình bày được nội dung xây dựng hậu phương kháng chiến từ năm 1951 – 1954; Phân tích ý nghĩa của việc xây dựng hậu phương; Phân tích được âm mưu và thủ đoạn mới của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ thể hiện trong kế hoạch Nava.
Đồng thời, các em cần tóm tắt diễn biến và phân tích ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân (1953 – 1954) và chiến dịch Điện Biên Phủ; Trình bày nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương. Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Video đang HOT
Để HS dễ nhớ và nhớ lâu giai đoạn lịch sử 1945 -1954, cô Lan bật mí: Trước hết, các em cần nắm vững những kiến thức trọng tâm trong giai đoạn này. Cần đọc kĩ, đọc nhiều lần để ghi nhớ. Trong quá trình học, cần phân tích tổng hợp, nhìn nhận vấn đề, sự kiện lịch sử trong một chỉnh thể, học sự kiện này phải liên hệ với sự kiện trước và sau đó. Tuy nhiên, không nên chỉ học theo kiểu ghi nhớ mà không có tư duy.
Ngoài ra, các em cần đọc lại bài cũ thường xuyên và liên tục. Khi đọc lại bài, HS nên chia nhỏ từng phần, không đọc một lúc nhiều kiến thức của nhiều bài sẽ làm cho mình thấy rối và mệt. Viết những kiến thức mà các em cảm thấy quan trọng ra một quyển sổ nhớ bằng các câu ngắn gọn, từ khóa hoặc theo dạng sơ đồ tư duy. “HS làm sơ đồ tư duy dựa trên nguyên lý từ “cây” đến “cành” rồi “nhánh”, từ ý lớn sang ý bé. Nhờ đó, các em thấy các bài học trở nên ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu, dễ nhớ hơn” – cô Lan chia sẻ.
Đọc kĩ câu hỏi và xác định từ khóa
Đoàn dân công thồ hàng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ Ảnh: TL
Cũng theo cô Lan, phương pháp nhận diện từ khóa trong dạy học giúp HS nắm vững kiến thức và vận dụng một cách sáng tạo, khai thác tốt SGK, hiểu bài và kết nối các vấn đề, suy luận để lựa chọn đáp án đúng nhất khi làm bài trắc nghiệm. Cô Lan viện dẫn: Trong giai đoạn lịch sử 1945 – 1954, có nhiều từ khóa liên kết với nhau. Chính vì vậy, khi dạy phần Lịch sử giai đoạn này, GV có thể hướng dẫn HS những từ khóa đi liền với nhau.
Ví dụ: “Kế hoạch Nava – Chiến cuộc Đông Xuân (1953 – 1954) – Chiến dịch Điện Biên Phủ”. Với những từ khóa này HS có thể hiểu được, với hi vọng kết thúc chiến tranh trong danh dự, Pháp và Mĩ đã vạch ra kế hoạch Nava. Để phá được kế hoạch Nava, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng quyết định mở các cuộc tấn công phân tán lực lượng địch trong chiến cuộc Đông Xuân (1953 – 1954). Sau cuộc chiến Đông Xuân (1953 – 1954), Điện Biên Phủ trở thành khâu chính, điểm mấu chốt trong kế hoạch Nava. Chiến dịch này toàn thắng, đã đập tan kế hoạch Nava cùng ý chí xâm lược của Pháp và Mĩ.
Cũng theo cô Lan, với bài thi trắc nghiệm, phương pháp nhận diện từ khóa vô cùng hiệu quả. Điều đó giúp HS hiểu rõ nội dung, xác định đúng trọng tâm của câu hỏi từ đó đưa ra đáp án chính xác. Theo đó, HS đọc kĩ và xác định từ khóa trong từng câu hỏi, từ khóa có thể là chữ, số, năm hoặc là cả giai đoạn. “Các em cẩn thận đọc kĩ yêu cầu câu hỏi và tìm từ khóa, có thể lấy bút chì khoanh tròn từ khóa, suy nghĩ kĩ để có phương án trả lời đúng. Đây là cách giúp HS giải quyết câu hỏi nhanh nhất và không bị lạc đề, nhầm kiến thức” – cô Lan nói.
Cô Lan nêu ví dụ: Điểm giống nhau về tình thế của Pháp khi tiến hành các kế hoạch: Rơve, Đờlát đơ Tátxinhi và Nava trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là:
A. Đang ở thế chủ động tiến công trên chiến trường.
B. Đã bị thất bại trong các kế hoạch quân sự trước đó.
C. Lâm vào thế phòng ngự trên toàn chiến trường Đông Dương.
D. Đã bị mất quyền chủ động trên chiến trường.
Đối với câu hỏi này, HS cần xác định từ khóa là “điểm giống nhau”, sau khi xác định từ khóa, có thể suy nghĩ đáp án liên quan nhất đến từ khóa đó.
Theo cô Lan, trong đề thi 40 câu trắc nghiệm, phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1945 – 1954 trải dài trong 4 bài với thời lượng 7 tiết. Theo đề minh họa ( Kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2020), phần này có khoảng 3 câu, số lượng câu hỏi này có thể dao động, số câu hỏi có thể sẽ nhiều hơn trong đề chính thức nên các em không thể chủ quan, không nên học tủ. Để học và thi tốt phần này, các em cần liệt kê và nắm vững kiến thức trọng tâm, học kĩ bằng nhiều hình thức: Tập trung nghe giảng, ôn lại bài, tự vẽ sơ đồ tư duy. Sau khi nắm vững, các em có thể học bài theo phương pháp nhận diện từ khóa và củng cố bằng cách làm các bài tập trắc nhiệm.
“Giai đoạn 1945 -1954 gồm nhiều sự kiện lịch sử, vì thế trong các tiết học, HS cần chú ý nghe thầy cô giảng bài, vừa kết hợp với sách giáo khoa, tô đậm các ý chính và phân tích. Các em có thể ghi âm những bài khó học, sự kiện đáng lưu ý bằng chính giọng của mình, mở ra nghe bất cứ lúc nào, vừa tiết kiệm thời gian, vừa như một hình thức giải trí”. Cô Lê Thị Lan
Để không lo lắng với môn Lịch sử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT
Chia sẻ về dạy học, ôn tập môn Lịch sử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thầy cô đều nhấn mạnh việc học bằng sơ đồ tư duy, nắm kiến thức theo chủ đề và phải chắc kiến thức cơ bản.
Ảnh minh họa/internet
Giáo viên Nguyễn Tôn Thanh Nguyên - Trường THPT Chi Lăng, An Giang khi chia sẻ kinh nghiệm ôn tập môn học này đã nhắc đến đầu tiên việc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ nhánh hoặc sơ đồ tư duy. Giáo viên không cần ôn tập nhanh, nếu cần có thể giảng lại, nhắc lại nhiều lần kiến thức đã học, cho học sinh rèn luyện bài tập thật nhiều. Tập trung chú ý kèm cặp học sinh có học lực trung bình - yếu kể cả khi ôn lại kiến thức lẫn khi rèn luyện bài tập, giải đề.
"Tôi thường xuyên dành thời gian trả bài học sinh bằng nhiều hình thức. Có thể là chia lớp ôn tập thành nhóm đôi hoặc nhóm bốn để thực hiện trả bài trên giấy.
Tôi cho các nhóm ghi lại tóm tắt các sự kiện, nội dung kiến thức theo khung cho sẵn; cùng với đó, nối cột sự kiện; điền khuyết nội dung kiến thức, chọn nội dung đúng, sai... Mục đích để các em cùng nhớ lại kiến thức đã học. Có thể cho nhiều bài khác nhau cho các nhóm khác nhau, làm xong, các nhóm sẽ tiến hành chấm điểm chéo cho nhau.
Giao mỗi nhóm một nội dung kiến thức theo từng giai đoạn, yêu cầu các nhóm thảo luận và thống nhất, lên bảng ghi lại nội dung cơ bản của giai đoạn được giao. Nhóm nào làm trong thời gian nhanh hơn, nội dung cơ bản đảm bảo hơn thì có thưởng" - giáo viên Nguyễn Tôn Thanh Nguyên chia sẻ.
Đưa lời khuyên trong học và ôn tập cũng như làm bài thi để có kết quả cao nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, giáo viên này đặc biệt lưu ý học sinh nắm thật kỹ kiến thức đã học, nhất là kiến thức cơ bản có trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12. Khi làm bài, cần đọc nhanh qua đề thi, những câu hỏi dễ (dạng câu hỏi ở mức độ biết) khoanh đáp án ngay. Những câu hỏi dạng khó hơn (dạng câu hỏi ở mức độ hiểu và vận dụng) dành nhiều thời gian hơn một chút (có thể là 1 hoặc hơn 1 phút) để phân tích câu dẫn và chọn đáp án thật chính xác.
Cũng với môn Lịch sử, cô giáo Tiêu Cẩm Vân - Tổ trưởng chuyên môn tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân, Trường THPT Võ Thành Trinh, An Giang cho rằng, giáo viên nên tập trung vào giải quyết các câu hỏi nhận biết để học sinh nắm chắc 5 điểm. Cùng với đó, hướng dẫn giải bài tập trắc nghiệm tại lớp; có kế hoạch hỗ trợ kiểm tra bài thường xuyên, động viên tư tưởng đối với học sinh yếu, lười học.
"Với học sinh, các em cần nắm kiến thức theo chủ đề, tránh nhầm lẫn giữa các chuỗi kiến thức theo tiến trình lịch sử; đọc sách giáo khoa nhiều; tham khảo các bài giảng qua các kênh truyền hình. Các em cũng chú ý làm câu hỏi trắc nghiệm qua tài liệu của giáo viên bộ môn, học sinh khá giỏi tham khảo thêm các đề trên trang web các trường THPT" - cô Tiêu Cẩm Vân đưa lời khuyên.
Làm bài kiểm tra lịch sử bằng cách tạo Facebook, đọc rap, thiết kế tạp chí... Học sinh làm bài kiểm tra 15 phút bằng cách thiết lập Facebook, thiết kế bìa tạp chí, lập hợp đồng công chứng cho các nhân vật lịch sử... Học sinh thực hiện bài tập của mình - Mỹ Hương Ban đầu khi đưa ra yêu cầu học sinh thể hiện những hiểu biết của mình về nhân vật lich sử để lấy...