Môn Lịch sử có đáng ghét không?
Tôi là Bảo Trân, học sinh lớp 10. Tôi gửi bài viết này để trình bày quan điểm của mình về môn Lịch sử.
Theo tôi, năm 2015 vừa rồi là một năm đáng buồn cho môn Lịch sử. Từ việc Bộ GD&ĐT dự kiến tích hợp môn Lịch sử với nhiều môn, cho đến tỷ lệ học sinh chán nản, quyết định không thi tốt nghiệp môn học này ngày càng tăng.
Có phải chăng vì khoảng cách thời gian giữa các thế hệ đang dần xa cách, hay vì giới trẻ ngày nay đã quen với những thiết bị thông minh, hiện đại mà bỏ quên những trang sách?
Và cũng chính vì sự nhàm chán của học sinh trước môn Lịch sử mà mỗi chúng ta đang dần quay lưng lại với môn học này. Nhưng liệu các nhà giáo có bao giờ đứng lại và tự hỏi: “Vì sao học sinh ghét môn học này?”.
Các học sinh khối lớp 4 Trường tiểu học Lương Thế Vinh (quận 7, TP HCM) đang tham gia chương trình ngoại khóa “Hành trình đến bảo tàng” nhằm vun bồi tình yêu Lịch sử. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Thực chất, Lịch sử chưa bao giờ đáng ghét cả. Hãy mở cuốn sách Lịch sử một cách đầy yêu thương và bắt đầu từng chương một. Hãy kể cho học sinh nghe về Hai Bà Trưng cưỡi voi anh dũng, đứng lên bảo vệ nước nhà; Trần Hưng Đạo cùng quân dân chiến đấu oanh liệt chống quân Mông – Nguyên ba lần trên sông Bạch Đằng; Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, tài cao cùng biết bao câu chuyện đáng tự hào khác nữa…
Video đang HOT
Rồi đến các chương tiếp theo, từ thời chống Pháp đến thời chống Mỹ hào hùng. Ở mỗi giai đoạn chúng ta không thể nào không tự hào về những chiến công của nhân dân ta thuở ấy. Bỗng chốc chúng ta nhận ra sau những khúc tráng ca oai hùng ấy, liệu môn Lịch sử có còn đáng ghét không?
Từ trước đến nay, việc đứng lớp của giáo viên lịch sử đã quá bám sát những con chữ khô khan trong sách giáo khoa. Nhưng thầy cô đã quên một điều: Việc chạy bài để kịp với chương trình và chép bài đầy đủ liệu có phải là quan trọng hơn tình yêu của các em dành cho đất nước, cho môn Lịch sử?
Có những giáo viên khi đứng lớp, ngọn lửa nghề bên trong họ vẫn chưa bùng cháy, vậy thì làm sao có thể truyền tải được sự đam mê môn học cho học sinh. Như vậy, tại sao những giáo sư, tiến sĩ của bộ môn này lại bảo học sinh phải yêu môn sử, khi chúng em không biết bắt đầu từ đâu?
Cứ mỗi một tiết học đến, lại có tiếng học sinh than vãn về việc chán chường học, kiến thức quá dài… Hay mỗi khi thầy cô dạy bộ môn ấy vừa bước chân ra khỏi cửa thì cả lớp thở phào sau cả 45 phút chịu đựng, mệt mỏi.
Thật sự, đó là hình ảnh khá đau lòng cho ngành giáo dục hiện nay, bởi lớp trẻ, những con người tiếp tục viết nên những trang sử tương lai cho dân tộc, lại quên mất những điều mà ông cha ta từng cống hiến cho nước nhà.
Nếu mỗi giáo viên dạy môn Lịch sử với tất cả đam mê của mình, trìu mến mở cuốn sách giáo khoa và kể say mê từng câu chuyện sử cho học sinh nghe, thì dù học sinh ở bất kỳ độ tuổi nào cũng không thể nào thấy nhàm chán môn học này được!
Những nhà giáo dục cứ mải mê đi xây dựng các phương pháp mới mà quên mất điều căn bản – là nhà giáo đang đứng lớp ấy có thật sự muốn khơi gợi cho học sinh tình yêu dành cho môn học này không?l
Theo Bảo Trân/Tuổi Trẻ
'Sách giáo khoa Lịch sử khó dạy và nhàm chán'
Dạy Lịch sử 10 năm, tôi thấy không phải học sinh không yêu Sử, cũng không phải môn này khó học. Chúng ta cũng đừng cho rằng, tất cả thầy cô dạy Lịch sử không hay.
Theo tôi, việc một số học sinh, phụ huynh quay lưng với Lịch sử do những vấn đề sau đây:
Cách biên soạn sách giáo khoa Lịch sử hiện nay rất khó dạy, khó học và nhàm chán. Các sự kiện trong sách chưa trung thực.
Cụ thể, các cuộc chiến đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhằm giáo dục cho học sinh truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, qua đó thể hiện sự biết ơn các thế hệ cha ông đi trước để sống có ích cho xã hội.
Học sinh Trường THPT Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận, TP.HCM trong giờ học môn Sử - Ảnh: Tuổi Trẻ.
Vậy mà từ thời dựng nước, giữ nước đến các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, sách Sử chỉ toàn trình bày ta thắng, địch thua, địch bị thiệt hại bao nhiêu quân còn về phía ta không hề nói đến sự hy sinh, gian khổ trong chiến đấu.
Chính vì vậy, giới trẻ sẽ không hiểu hết công lao của những người đã ngã xuống.
Hai là, học Sử làm gì khi không xin được việc? Học Lịch sử làm gì khi không phải môn thi tốt nghiệp, đại học? Đây là thực tế nhu cầu của xã hội.
Thư ba, do nhận thức của một bộ phận nhà quản lý giáo dục, giáo viên và phụ huynh luôn coi Sử là môn phụ nên không mặn mà.
Muốn thay đổi nhận thức về vai trò của Lịch sử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trước hết phải đưa môn này thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia. Khi đó, học sinh, phụ huynh sẽ được lợi.
Các em sẽ học, biết và yêu Sử và điều tất yếu sẽ yêu nước. Học sinh không phải học thêm - vấn nạn của xã hội - vẫn thi tốt môn này. Phụ huynh sẽ bớt khoản tiền đóng cho con học thêm hàng năm, bởi các em hoàn toàn có thể tự học.
Theo Zing
Thả 3 người trong vụ dùng điện thoại đọc đáp án Sử cho thí sinh Sáng nay 6.7, lãnh đạo Công an quận Cầu Giấy (Công an thành phố Hà Nội) cho biết đã thả 3 người có liên quan trực tiếp tới vụ đọc đáp án môn Sử bằng điện thoại vào phòng thi trong đợt thi THPT quốc gia vừa qua. Những người liên quan và tang vật tại trụ sở công an - Ảnh: Nam...