Môn Lịch sử cấp THPT sẽ có 52 tiết bắt buộc mỗi năm học
Bộ GDĐT yêu cầu điều chỉnh, biên soạn tài liệu và thẩm định chương trình Lịch sử bắt buộc với 52 tiết học ở cấp THPT bắt buộc cho tất cả học sinh trong hơn 1 tháng.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Hữu Độ vừa ký ban hành kế hoạch về việc thực hiện môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó nêu rõ phần nội dung bắt buộc.
Nội dung hoạt động của kế hoạch là xây dựng, lựa chọn, điều chỉnh, thẩm định chương trình Lịch sử cấp THPT phần bắt buộc với thời lượng 52 tiết/năm học (lớp 10, lớp 11, lớp 12) để dạy bắt buộc cho tất cả học sinh.
Cùng đó, biên soạn, thẩm định tài liệu tập huấn thực hiện chương trình Lịch sử bắt buộc; tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán các Sở GDĐT về hướng dẫn thực hiện chương trình Lịch sử phần bắt buộc 52 tiết đối với lớp 10, lớp 11, lớp 12.
Video đang HOT
Bộ GDĐT yêu cầu Vụ Giáo dục Trung học thành lập ban phát triển chương trình Lịch sử cấp THPT và thực hiện nhiệm vụ xây dựng, rà soát, điều chỉnh chương trình Lịch sử cấp THPT; biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình. Thời gian hoàn thành các việc này trước ngày 25.8.2022.
Thành lập và tổ chức thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình Lịch sử cấp THPT phần bắt buộc đối với lớp 10, lớp 11, lớp 12. Thời gian hoàn thành trước ngày 15.8.2022.
Bộ GDĐT cũng yêu cầu các Sở GDĐT chọn cử cán bộ quản lí, giáo viên tham gia đảm bảo các hoạt động trong kế hoạch; triển khai tập huấn đại trà về tổ chức dạy học chương trình Lịch sử cấp THPT phần bắt buộc cho cán bộ quản lý, giáo viên để nâng sự phù hợp với điều kiện địa phương. Đồng thời, giám sát, đánh giá kết quả tham gia tập huấn của giáo viên
Đề thi trắc nghiệm đối với môn Lịch sử không còn phù hợp, cần thay đổi
Có kiến nghị, cần có sự thay đổi trong cách biên soạn sách giáo khoa Lịch sử để giúp học sinh cũng như xã hội hiểu thêm về khoa học lịch sử và tư duy lịch sử.
Ngày 10/5, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức tọa đàm tham vấn chuyên gia về "Việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Môn Lịch sử" do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì.
Tham dự tọa đàm có đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương; lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thẩm định quốc gia môn Lịch sử; nhiều nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý giáo dục, đại diện các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục phổ thông...
Quang cảnh tọa đàm tham vấn chuyên gia về "Việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Môn Lịch sử" (ảnh: Báo Đại biểu nhân dân)
Ngày 23/4/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông tin tới dư luận về môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề chưa được làm sáng tỏ, chưa thực sự thuyết phục đội ngũ những người làm công tác giáo dục lịch sử cũng như dư luận xã hội. Chính vì vậy, mục đích của cuộc tọa đàm nhằm trao đổi, thảo luận về chương trình môn Lịch sử nằm trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa nhấn mạnh, những vấn đề liên quan đến môn Lịch sử không chỉ trong dịp này mà trong suốt thời gian qua cũng đã được bàn luận, với nhiều vấn đề đặt ra.
Tại tọa đàm, các ý kiến tập trung thảo luận về chương trình môn học Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông mới với tinh thần đổi mới và hội nhập; so sánh, đánh giá môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 với các chương trình giáo dục phổ thông trước đặc biệt là về những điểm nhấn, đổi mới về thời lượng, thiết kế chương trình...
Các đại biểu cũng đi sâu làm rõ một số nội dung: Quan điểm đưa môn Lịch sử trở thành môn học tự chọn (cơ sở khoa học, cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn), đặc biệt là đặt môn Lịch sử trong tương quan với các môn học khác, liên hệ với việc thiết kế chương trình môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông và việc dạy học môn Lịch sử ở một số nước trên thế giới, đề xuất giải pháp và kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan...
Cụ thể, nhiều chuyên gia kiến nghị, cần có sự thay đổi trong cách biên soạn sách giáo khoa Lịch sử để giúp học sinh cũng như xã hội hiểu thêm về khoa học lịch sử và quan trọng nhất là tư duy lịch sử. Trong đó, mỗi một bài học phải trình bày đủ cơ cấu lịch sử - văn hóa.
Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy cũng cần có sự thay đổi, chuyển từ dạy để thi sang áp dụng các chiến lược dạy học khác nhau để nâng cao hiệu quả học. Có ý kiến đề nghị, việc ra đề thi trắc nghiệm đối với môn Lịch sử không phù hợp, cần có thêm câu hỏi tự luận. Việc chọn môn thi cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cũng cần có sự thay đổi.
Nước có nền giáo dục tiên tiến không bao giờ 'đẩy' Lịch sử thành môn tự chọn Nên thay đổi cách dạy, cách tiếp cận, biên soạn tài liệu thay vì đưa môn Lịch sử trở thành môn lựa chọn trong Chương trình giáo dục phổ thông mới. Số phận của môn Lịch sử vẫn còn để ngỏ Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với khối lớp 10 bắt đầu triển khai từ năm học 2022-2023 sẽ chính...