Môn Khoa học tự nhiên mới sẽ được giảng dạy tích hợp
Môn Khoa học tự nhiên mới sẽ được giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực, trong đó tích hợp sâu các môn học ở lớp dưới và phân hóa dần ở lớp trên.
Môn Khoa học tự nhiên sẽ được giảng dạy tích hợp (Ảnh minh họa: GD & TĐ)
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Khoa học tự nhiên là môn học mới, được phát triển từ môn Khoa học ở các lớp 4, 5. Khoa học tự nhiên là môn học bắt buộc ở các lớp 6, 7, 8 và 9. Ở cấp THPT, Khoa học tự nhiên được tách ra thành ba môn học riêng rẽ là Vật lý, Hóa học và Sinh học.
Phát biểu tại buổi họp báo công bố dự thảo chương trình của các môn học, hoạt động giáo dục từ cấp Tiểu học đến THPT diễn ra chiều 19/1, PGS.TS Mai Sỹ Tuấn, Chủ biên chương trình môn Khoa học tự nhiên cho biết, theo Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết 88 của Quốc hội, việc xây dựng môn Khoa học tự nhiên là chuyển từ việc dạy học tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, trong đó tích hợp sâu các môn học ở lớp dưới và phân hóa dần ở lớp trên.
PGS.TS Mai Sỹ Tuấn, Chủ biên chương trình môn Khoa học tự nhiên
Khi chuyển đổi hình thức dạy học từ nội dung sang tiếp cận năng lực, ở nhiều nước trên thế giới đã nhấn mạnh đến việc dạy học tích hợp. Khi chuyển sang tiếp cận năng lực, chúng ta phải đặt câu hỏi là học sinh sẽ làm được gì chứ không phải là các em sẽ làm được gì?
Nếu việc giảng dạy theo từng lĩnh vực, môn học riêng rẽ thì khi giải quyết một vấn đề thực tiễn, học sinh sẽ không giải quyết trọn vẹn được một vấn đề. Vì thế, việc tích hợp các môn học sẽ giúp học sinh giải quyết được một vấn đề trong thực tiễn thuận lợi, hiệu quả hơn.
Môn Khoa học tự nhiên là một môn học chứ không phải là cộng một cách cơ học các môn lại. Học sinh chuyển từ cấp Tiểu học sang THCS thì khi học môn Khoa học tự nhiên, mạch kiến thức sẽ được tiếp nối nên sẽ không gặp khó khăn gì.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Mai Sỹ Tuấn, việc dạy học tích hợp đối với môn Khoa học tự nhiên sẽ có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
Về sự thuận lợi, hiện nay, số nước trên thế giới giảng dạy môn Khoa học tự nhiên theo dạng tích hợp chiếm số đông nên Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của họ rất nhiều.
Không phải bây giờ chúng ta mới nói đến việc tích hợp các môn học mà từ trước đến nay, Bộ GD-ĐT đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc tuyên truyền, tập huấn cho giáo viên về phương pháp dạy học tích hợp, xây dựng chủ đề tích hợp…
Về khó khăn, giáo viên đang quen với việc dạy các môn học riêng rẽ nên bây giờ sẽ dạy môn học có kiến thức rộng, tổng hợp hơn thì chắc chắn sẽ gặp khó khăn.
Ngoài ra, cơ sở vật chất ở các trường học của Việt Nam còn ở mức độ giới hạn. Các phòng thí nghiệm được bố trí riêng rẽ phù hợp cho từng môn học thì khi giảng dạy môn học tích hợp, nhà trường cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc bố trí giáo viên giảng dạy, sắp xếp cơ sở vật chất.
PGS. TS Mai Sỹ Tuấn cũng cho biết, với những khó khăn nhất định như trên, Bộ GD-ĐT chỉ xây dựng môn học Khoa học tự nhiên với mức độ tích hợp vừa phải, để các thầy giáo được đào tạo về từng môn học có thể dạy học tích hợp được. Tuy nhiên, xét về dạy tích hợp một cách lâu dài, giáo viên cần phải được tập huấn thêm.
Video đang HOT
Bộ GD-ĐT đang giao nhiệm vụ cho các trường ĐH sư phạm thực hiện tốt việc đào tạo, tập huấn cho giáo viên một cách thận trọng, cẩn thận.
Để giảng dạy tích hợp môn Khoa học tự nhiên, các trường học cần thực hiện dựa trên điều kiện sẵn có về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và tùy vào từng có điều kiện cụ thể sẽ phát triển các yếu tố này
Khoa học tự nhiên là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Vật lý, Hoá học, Sinh học và Khoa học Trái Đất…
Khoa học tự nhiên là khoa học có sự kết hợp nhuần nhuyễn lý thuyết với thực nghiệm. Vì vậy, thực hành, thí nghiệm trong phòng thực hành, phòng học bộ môn, ngoài thực địa có vai trò và ý nghĩa quan trọng, là hình thức dạy học đặc trưng của môn học này.
Giáo viên dạy học môn Khoa học tự nhiên cần được bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích hợp, dạy học phân hoá; kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực; bồi dưỡng kiến thức vật lý, hoá học, sinh học để vừa nắm vững các nguyên lý khoa học tự nhiên, các nguyên lý ứng dụng công nghệ, vừa hiểu sâu các khái niệm, quy luật tự nhiên,…
Đó là những yêu cầu của giáo viên dạy học môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở, đáp ứng định hướng của giai đoạn giáo dục cơ bản là trang bị cho học sinh tri thức, kỹ năng nền tảng; hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi; chuẩn bị tâm thế cho việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và nhiều mặt của xã hội tương lai; đáp ứng yêu cầu phân luồng sau trung học cơ sở theo các hướng: học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia cuộc sống lao động.
Theo VOV
Chương trình môn Khoa học tự nhiên: Chú trọng thực hành thí nghiệm
Khoa học tự nhiên là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Vật lý, Hoá học, Sinh học và Khoa học Trái Đất,... Đồng thời, sự tiến bộ của nhiều ngành khoa học khác liên quan như Toán học, Tin học,... cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển không ngừng của Khoa học tự nhiên.
ảnh minh họa
Thông tin về chương trình môn Khoa học tự nhiên được PGS.TS Mai Sỹ Tuấn - Chủ biên chương trình môn Khoa học tự nhiên - với báo Giáo dục và Thời đại.
3 trục nội dung
Chương trình môn Khoa học tự nhiên được xây dựng dựa trên sự kết hợp của 3 trục cơ bản là: Chủ đề khoa học - Các nguyên lý/khái niệm chung của khoa học - Hình thành và phát triển năng lực. Trong đó, các nguyên lý/khái niệm chung sẽ là vấn đề xuyên suốt, gắn kết các chủ đề khoa học của chương trình.
Chủ đề khoa học chủ yếu của chương trình môn Khoa học tự nhiên gồm:
Chất và sự biến đổi của chất: chất có ở xung quanh ta, cấu trúc của chất, chuyển hoá hoá học các chất;
Vật sống: Sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống; các hoạt động sống; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường; di truyền, biến dị và tiến hoá;
Năng lượng và sự biến đổi: năng lượng, các quá trình vật lý, lực và sự chuyển động;
Trái Đất và bầu trời: chuyển động trên bầu trời, Mặt Trăng, hê Măt Trơi, Ngân Hà, hóa học vỏ Trái Đất, một số chu trình sinh - địa - hóa, Sinh quyển.
Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có thêm một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lý, quy luật chung của thế giới tự nhiên.
Các nguyên lý chung của khoa học tự nhiên trong chương trình môn Khoa học tự nhiên gồm:
Tính cấu trúc, sự đa dạng, sự tương tác, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi. Các nguyên lý chung, khái quát của khoa học tự nhiên là nội dung cốt lõi của môn Khoa học tự nhiên.
Các nội dung vật lý, hoá học, sinh học, Trái Đất và bầu trời được tích hợp, xuyên suốt trong các nguyên lý đó.
Các kiến thức vật lý, hoá học, sinh học, Trái Đất và bầu trời là những dữ liệu vừa làm sáng tỏ các nguyên lý tự nhiên, vừa được tích hợp theo các logic khác nhau trong hoạt động khám phá tự nhiên, trong giải quyết vấn đề công nghệ, các vấn đề tác động đến đời sống của cá nhân và xã hội.
Hiểu biết về các nguyên lý của tự nhiên, cùng với hoạt động khám phá tự nhiên, vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn là yêu cầu cần thiết để hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên ở học sinh.
Các phương pháp giáo dục chủ yếu
Các phương pháp giáo dục chủ yếu được lựa chọn theo các định hướng sau: dạy học bằng tổ chức chuỗi hoạt động tìm tòi, khám phá tự nhiên; rèn luyện được cho học sinh phương pháp nhận thức, kỹ năng học tập, thao tác tư duy; thực hành thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm trong môi trường tự nhiên, thực tiễn đời sống cá nhân và xã hội; tăng cường phối hợp hoạt động học tập cá nhân với học hợp tác nhóm nhỏ; kiểm tra, đánh giá, đặc biệt đánh giá quá trình được vận dụng với tư cách phương pháp tổ chức hoạt động học tập.
Dạy học môn Khoa học tự nhiên chủ yếu sử dụng các phuong pháp dạy học tích cực, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, huớng dẫn hoạt đọng cho học sinh, tạo môi truờng học tạp thân thiện và những tình huống có vấn đề.
Phát triển kỹ năng tiến trình rất quan trọng trong hình thành và phát triển năng lực tìm tòi, khám phá tự nhiên, hình thành và phát triên thê giơi quan khoa hoc cho học sinh. Trong đó, quan sát, đặt câu hỏi với nêu giả thuyết, lập kế hoạch và thực hiện, xử lý và phân tích dữ liệu, đánh giá, trình bày báo cáo là những kỹ năng cần được rèn luyện thường xuyên và có trọng số thích đáng trong đánh giá kết quả học tập.
Các hoạt đọng học tạp của học sinh chủ yếu là học tập chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các hoạt đọng học tạp nói trên đuợc tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà truờng, thông qua mọt số phương pháp dạy học chủ yếu: tìm tòi, khám phá; phát hiện và giải quyết vấn đề; dạy học theo dự án; bài tập tình huống; dạy học thực hành và thực hiện bài tập; tự học,... Trong đó, nhấn mạnh hơn tới dạy học thông qua các bài thực hành thí nghiệm và khảo sát thực tế.
Đánh giá kết quả giáo dục
Kết quả giáo dục đuợc đánh giá bằng các hình thức định tính và định luợng thông qua đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết ở co sở giáo dục, các kỳ đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phuong và các kỳ đánh giá quốc tế. Kết quả các môn học tự chọn đuợc sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của học sinh trong từng năm học và trong cả quá trình học tập.
Việc đánh giá quá trình do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinh đuợc đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp.
Việc đánh giá tổng kết do cơ sở giáo dục tổ chức. Viẹc đánh giá trên diẹn rọng ở cấp quốc gia, cấp địa phuong do tổ chức kiểm định chất luợng cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuọc trung uong tổ chức để phục vụ công tác quản lý các hoạt đọng dạy học, phát triển chuong trình và nâng cao chất luợng giáo dục.
Điều kiện thực hiện chương trình
Giáo viên dạy học môn Khoa học tự nhiên cần được bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích hợp, dạy học phân hoá; kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực; bồi dưỡng kiến thức vật lý, hoá học, sinh học để vừa nắm vững các nguyên lý khoa học tự nhiên, các nguyên lý ứng dụng công nghệ, vừa hiểu sâu các khái niệm, quy luật tự nhiên,...
Khoa học tự nhiên có điều kiện giáo dục những vấn đề toàn cầu như phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, dân số, bảo vệ môi trường, an toàn, năng lượng, giới và bình đẳng giới, bảo vệ đa dạng sinh học,...
Tiềm năng này của môn Khoa học tự nhiên cần được khai thác qua các chủ đề tích hợp với sự cố gắng thể hiện của chương trình, sáng tạo của giáo viên. Giáo viên cần nhận ra đây là điều kiện thuận lợi để linh hoạt, sáng tạo lựa chọn các hình thức, phương pháp và biện pháp dạy học phù hợp.
Khoa học tự nhiên chú trọng thực hành thí nghiệm. Vì vậy, nhà trường phổ thông cần được đầu tư trang thiết bị, vật liệu, hoá chất, phòng học bộ môn. Cùng với các trang thiết bị này, giáo viên phải được tập huấn kỹ năng làm việc trong phòng thực hành và các quy tắc an toàn.
Giáo viên cần dành thời gian thích đáng giới thiệu cho học sinh cách sử dụng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, các cách học phổ biến và đặc thù môn học, các quy tắc an toàn cho bản thân khi thực hành thí nghiệm, các trang thiết bị, dụng cụ học tập và cách sử dụng an toàn, cách thực hiện một số kỹ năng, các nguồn tra cứu tài liệu tham khảo.
Trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các nhà trường còn hạn chế, việc tổ chức cho học sinh tiếp cận, tìm hiểu thế giới tự nhiên gặp nhiều khó khăn thì cần lưu ý tổ chức cho học sinh tham quan các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ở những địa phương. Ở những nơi khó khăn, có thể tổ chức cho học sinh quan sát qua các phương tiện nghe nhìn hiện đại.
Đối tượng nghiên cứu của Khoa học tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên. Vì vậy, trong môn Khoa học tự nhiên những nguyên lý/khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp xuyên suốt các mạch nội dung.
Trong quá trình dạy học, các mạch nội dung được tổ chức sao cho vừa tích hợp theo nguyên lý của tự nhiên, vừa đảm bảo logic bên trong của từng mạch nội dung.
Xây dựng môn học Khoa học tự nhiên trên cơ sở các kiến thức vật lý, hóa học, sinh học và khoa học Trái Đất là phù hợp với định hướng dạy học tích hợp, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện về kiến thức, hình thành kỹ năng và phát triển năng lực của học sinh.
Theo Giaoducthoidai.vn
Chương trình mới môn Vật lý: Chú trọng vấn đề mang tính ứng dụng cao Trong Chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục Vật lý được phân bố ở cả ba cấp học với các mức độ khác nhau, thông qua các môn học: Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, lớp 2 và lớp 3); Khoa học (lớp 4 và lớp 5); Khoa học tự nhiên (THCS); Vật lý (THPT). ảnh minh họa Báo Giáo dục...