Môn Khoa học tự nhiên của chương trình 2018 được thực nghiệm bao nhiêu tiết?

Theo dõi VGT trên

Môn KHTN ở THCS trước khi ban hành được thực nghiệm 38 tiết/trường ở 18 trường với tổng số tiết thực nghiệm là 684 tiết.

Ngày 23/9/2022, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết: Nhiều than phiền về môn tích hợp, chương trình 2018 đã được thực nghiệm ra sao?, phản ảnh về quá trình thực nghiệm chương trình mới thông qua những chia sẻ của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết- Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tiếp tục chủ đề này, dựa trên các thông tin chúng tôi tiếp cận được sẽ phản ánh những con số cụ thể về số tiết thực nghiệm môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở nhằm làm rõ hơn quá trình chuẩn bị, ban hành chương trình môn học này.

Đồng thời, để chúng ta nhìn lại vì sao mà khi ban hành chương trình tổng thể, chương trình môn học và ngay cả đến khi thực hiện giảng dạy môn Khoa học tự nhiên vẫn còn quá nhiều ý kiến từ đội ngũ nhà giáo trên cả nước.

Có lẽ, trong các môn học tích hợp, môn Khoa học tự nhiên là môn học khó nhất, phức tạp nhất ở cấp trung học cơ sở khi Bộ chủ trương “tích hợp” nhưng thực tế theo nhận định của nhiều giáo viên là “gộp” cơ học 3 môn học: Hóa học, Sinh học, Vật lý- những môn học độc lập ở chương trình 2006 thành môn Khoa học tự nhiên ở chương trình 2018.

Môn Khoa học tự nhiên của chương trình 2018 được thực nghiệm bao nhiêu tiết? - Hình 1

Môn học học tự nhiên đang được xem là môn học khó khăn nhất khi thực hiện chương trình mới

(Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Môn Khoa học tự nhiên được thực nghiệm ra sao?

Theo thông tin Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã cung cấp tại buổi gặp gỡ báo chí chiều ngày 5/3/2018 thì quá trình thực nghiệm được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức trong khoảng thời gian từ ngày 20/3 đến 20/4/2018 tại 6 tỉnh thành, gồm: Lào Cai, Hà Nội, Bình Định, Lâm Đồng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ.

Thầy Nguyễn Minh Thuyết đã thông tin một cách cụ thể: “Mỗi tỉnh chọn 3 trường tiểu học, 3 trường trung học cơ sở và hai trường trung học phổ thông. Các trường này được lựa chọn trên nguyên tắc có cả vùng thuận lợi và vùng khó khăn.

Thời lượng bài dạy thực nghiệm các chương trình môn học ở cấp tiểu học là 147 tiết, cấp trung học cơ sở có 129 tiết, cấp trung học phổ thông có 96 tiết. Tổng cộng có 372 tiết. Số giáo viên thực hiện các bài học thực nghiệm là 528 giáo viên tiểu học, 602 giáo viên trung học cơ sở và 352 giáo viên trung học phổ thông. Tổng số giáo viên tham gia là 1.482 người”. [1]

Vậy, tổng số 129 tiết thực nghiệm chương trình mới ở cấp trung học cơ sở- cấp học 4 khối (6,7,8,9) và có tới 4.098 tiết học có thì môn Khoa học tự nhiên sẽ có bao nhiêu tiết thực nghiệm?

Trong một email gửi cho tòa soạn Báo điện tử Giáo dục Việt Nam (nay là Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam) vào ngày 8/5/2018, một thành viên trong Ban phát triển chương trình môn học, cũng là thành viên soạn thảo chương trình môn học Khoa học tự nhiên đã thông tin về số tiết thực nghiệm cụ thể như sau:

“Môn Khoa học tự nhiên thực nghiệm 38 tiết là giờ dạy cho một trường cấp trung học cơ sở (38 tiết/ trường), tổng số trường cấp trung học cơ sở thực nghiệm tại 6 tỉnh là 18 trường. Tổng số giờ thực nghiệm đợt thực nghiệm chương trình môn học vừa qua là 38 tiết x 18 trường (Tổng số 684 tiết )”

Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng trong tổng số tiết môn Khoa học tự nhiên ở 4 lớp (6,7,8,9) có 560 tiết học (mỗi lớp có 140 tiết), Bộ và Ban phát triển chương trình môn học đã tổ chức thực nghiệm 38 tiết và mỗi tiết được thực hiện 1 lần ở 18 trường của 6 tỉnh, thành phố khác nhau.

Video đang HOT

Nhưng, chương trình môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở có tổng cộng 560 tiết học được chia đều mỗi năm 140 tiết và trước khi ban hành chương trình được thực nghiệm 38 tiết trên tổng số 560 tiết trong khoảng thời gian vừa tròn 1 tháng trời liệu ít hay nhiều, lâu hay mau, chúng tôi… không bàn luận.

Chỉ biết, khi sách giáo khoa được ban hành, hiện đã đang giảng dạy ở lớp 6 và lớp 7 đang hiện hữu quá nhiều điều bất cập. Phần nhiều các trường học trên cả nước hiện nay đang bố trí giáo viên dạy cuốn chiếu theo phân môn. Hết phân môn này sẽ đến phân môn khác.

Vì thế, dẫn đến sự rời rạc và không liền mạch kiến thức cho học trò. Bởi lẽ, học sinh sẽ khó có thể hệ thống được kiến thức và nhiều giáo viên cũng nói rằng chưa thấy “tích hợp” được bao nhiêu nhưng môn Khoa học tự nhiên đang làm cho các trường học, giáo viên và cả học sinh vất vả bội phần.

Giáo viên đã được trang bị gì trước khi giảng dạy môn Khoa học tự nhiên?

Trước khi thực hiện giảng dạy chương trình mới nói chung và đối với môn Khoa học tự nhiên lớp 6 nói riêng, giáo viên tự tập huấn trực tuyến 5 module. Trong đó, module 1 là đề cập đến chương trình tổng thể, chương trình môn học. Các module sau chủ yếu là trang bị về phương pháp, xây dựng các kế hoạch giáo dục.

Sau đó, trước khi dạy mỗi lớp, giáo viên được các nhà xuất bản tập huấn 1 ngày nhưng ở lớp 6 và lớp 7 thì các nhà xuất bản đều tập huấn online. Như vậy, về cơ bản, giáo viên được trang bị kiến thức môn học qua module 1 và 1 ngày tập huấn online là bắt tay vào giảng dạy môn Khoa học tự nhiên.

Nếu so sánh với quá trình học sư phạm, giáo viên phải mất 3-4 năm học trực tiếp và chủ yếu là học 1 môn chuyên ngành thì giờ đây giáo viên tự học online trong vài ngày qua module 1 và tập huấn online 1 ngày qua phần mềm trực tuyến thì Bộ đã quá “tin tưởng” vào khả năng của giáo viên.

Bởi vì, các chuyên gia viết chương trình, viết sách giáo khoa là những nhà khoa học, có học vị, học hàm cao, phần lớn đang giảng dạy ở các trường đại học, chỉ chuyên tâm giảng dạy và nghiên cứu 1 chuyên ngành hẹp của 1 môn học mà khi viết sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên phải nhiều thầy chung tay viết 1 phân môn mà còn có “sạn”- việc này đã được các nhà giáo chỉ ra ở sách giáo khoa lớp 6 trong năm học trước.

Còn đối với giáo viên, được đào tạo theo đơn môn, khi về các trường trung học cơ sở ngoài giảng dạy, họ còn kiêm nhiệm rất nhiều công việc khác và luôn được phân công giảng dạy 2 khối lớp khác nhau.

Vậy mà Bộ “tin tưởng” vào khả năng giáo viên môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở có thể dạy được cả 3 phân môn: Hóa học, Sinh học và Vật lý nên đã có chủ trương sẽ tiến tới 1 giáo viên có thể đảm nhận được 3 phân môn khác nhau.

Với quan điểm của người viết, chúng tôi cho rằng, sau này cho dù giáo viên hiện tại đang dạy các môn Hóa học, Sinh học, Vật lý có được đưa đi bồi dưỡng theo hướng dẫn của Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT (Chương trình bồi dưỡng giáo viên Trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên) cũng khó có thể làm chủ kiến thức được cả 3 phân môn.

Hơn nữa, khi chúng ta chưa hề có chuyên gia “tích hợp” nên sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên cũng chưa thể là môn học tích hợp mà chỉ đơn thuần là gộp kiến thức các phân môn lại chung 1 sách giáo khoa mà thôi.

Với 38 tiết thực nghiệm ở môn Khoa học thực nghiệm và trước khi triển khai, theo người viết thì sự chuẩn bị về nhân sự cho các nhà trường chưa thực sự chu đáo bởi vì ngày 21/7/2021 Bộ mới ban hành Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT.

Đến thời điểm hiện nay, có những địa phương cũng chưa hề mở được lớp học nào để bồi dưỡng cho giáo viên theo quyết định này- mặc dù sách giáo khoa đã dạy đến lớp 7 nên việc giảng dạy môn học này đang gặp rất nhiều những khó khăn.

Để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin mượn lời Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đã chia sẻ với báo chí về môn học tích hợp- khi thầy Thuyết chưa là Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 vào ngày 8/8/2015 như sau: ” Điều tôi băn khoăn là điều kiện để thực hiện.

Bởi vì chúng ta đặt vấn đề học tích hợp Vật lý, Hóa học, Sinh học thành môn Khoa học tự nhiên… Vấn đề đặt ra là ai là người viết sách? Hiện chúng ta chưa có chuyên gia tích hợp mà chỉ có chuyên gia từng môn học. Thứ hai là người dạy, hiện nay các trường sư phạm vẫn đào tạo giáo viên theo từng môn. Ai là người sẽ dạy được môn tích hợp, đó là câu chuyện rất khó“. [2]

Và, bây giờ những nhận định, lo lắng của thầy Nguyễn Minh Thuyết đang trở thành sự thật!

Nhiều than phiền về môn tích hợp, chương trình 2018 đã được thực nghiệm ra sao?

Chúng tôi xin phác thảo lại quá trình thực nghiệm chương trình 2018, cũng như so sánh việc thực nghiệm chương trình 2006 qua lời Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nhiều môn học tích hợp và đa phần các môn tích hợp đưa vào cấp trung học cơ sở, đó là: Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên, Nội dung giáo dục địa phương, Nghệ thuật...và năm học 2022-2023 đang được thực hiện giảng dạy ở lớp 6 và lớp 7.

Điểm qua những bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng trong mấy ngày qua, chúng ta thấy rất nhiều ý kiến của giáo viên, quản lý nhà trường lên tiếng than phiền về nội dung kiến thức các môn học tích hợp. Bởi lẽ, dù là môn học "tích hợp" nhưng chủ yếu là "gộp chung sách" vì các phân môn vẫn đang được trình bày riêng lẻ từng phần, từng chủ đề.

Trong khi, Bộ lại đang hướng tới việc 1 giáo viên sẽ đảm nhận cả môn học tích hợp - điều này được thể hiện rõ qua Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT (Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên) và Quyết định 2455/QĐ-BGDĐT (Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Lịch sử và Địa lý).

Vì sao có tình trạng khi giảng dạy rồi, giáo viên lại than phiền kiến thức khó? Quá trình trước đó chương trình 2018 đã được thực nghiệm ra sao?

Chúng tôi xin phác thảo lại quá trình thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông 2018, cũng như so sánh việc thực nghiệm chương trình 2006 qua lời Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng đồng thời là chủ biên nhiều đầu sách giáo khoa Ngữ văn và Tiếng Việt của chương trình 2006.

Nhiều than phiền về môn tích hợp, chương trình 2018 đã được thực nghiệm ra sao? - Hình 1

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới trong buổi họp báo ngày 27/12/2018 công bố chương trình giáo dục phổ thông mới (ảnh: moet.gov.vn)

So sánh việc thực nghiệm Chương trình 2006 và Chương trình 2018 qua lời thầy Nguyễn Minh Thuyết

Ngày 10/11/2014, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - Chủ biên sách Tiếng Việt, Ngữ Văn từ lớp 2 đến lớp 9 của chương trình 2006 (nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng) đã gửi đến Báo điện tử VnExpress bài viết: "Bốn câu hỏi về đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa".

Trong bài viết này, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đã có ý kiến như sau: "Bộ sách giáo khoa hiện hành (chương trình 2006) được dạy thử nghiệm 4 năm ở hàng trăm trường, với sự tham gia của hàng trăm nghìn giáo viên và học sinh mà khi triển khai còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Nếu lần này, đề án đổi mới chỉ chủ trương dạy thử nghiệm những nội dung mới và giao việc này cho các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tự thực hiện, tự đ.ánh giá thì khó có thể yên tâm về chất lượng và tính khả thi của những bộ sách giáo khoa đó.

Theo tôi, có thể chọn một phương án khác là trên cơ sở đ.ánh giá kết quả thực hiện chương trình, sách giáo khoa hiện hành một cách cụ thể hơn, chúng ta giữ lại những bộ sách phù hợp, chỉ thay những quyển sách, những nội dung không phù hợp.

Ưu điểm của phương án này là phù hợp với thời gian biên soạn, thử nghiệm, tập huấn quá ngắn và đỡ tốn kém cho ngân sách nhà nước" [1] - đây là những chia sẻ tâm huyết, đầy trách nhiệm của thầy Thuyết khi chưa làm Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thế nhưng, khi thầy Thuyết khi làm Tổng chủ biên chương trình 2018 thầy Thuyết đã giải thích với dư luận về việc thực nghiệm chương trình mới như thế này: "Chương trình hiện hành trước khi triển khai áp dụng đại trà có từ hai đến ba năm thí điểm, sau đó có một năm chỉnh sửa rồi mới triển khai đại trà.

Theo cách làm này, phải thí điểm cả những nội dung không khó, không mới, mất nhiều thời gian, công sức mà không tập trung được vào những vấn đề mới, vấn đề khó của chương trình mới. Nhằm khắc phục hạn chế này, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được tiến hành thực nghiệm ngay trong quá trình xây dựng chương trình.[2]

Sau đó, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình 2018 thông tin, phạm vi thực nghiệm chương trình diễn ra tại một số trường phổ thông thuộc 6 tỉnh như sau: "Chương trình giáo dục phổ thông mới đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực nghiệm trong khoảng thời gian một tháng, từ ngày 20/3 đến 20/4/2018, tại 6 tỉnh thành, gồm Lào Cai, Hà Nội, Bình Định, Lâm Đồng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ. Các địa phương này đại diện cho 6 vùng kinh tế-xã hội trên phạm vi cả nước.

Mỗi tỉnh chọn 3 trường tiểu học, 3 trường trung học cơ sở và hai trường trung học phổ thông. Các trường này được lựa chọn trên nguyên tắc có cả vùng thuận lợi và vùng khó khăn.

Thời lượng bài dạy thực nghiệm các chương trình môn học ở cấp tiểu học là 147 tiết, cấp trung học cơ sở có 129 tiết, cấp trung học phổ thông có 96 tiết.

Tổng cộng có 372 tiết. Số giáo viên thực hiện các bài học thực nghiệm là 528 giáo viên tiểu học, 602 giáo viên trung học cơ sở và 352 giáo viên trung học phổ thông. Tổng số giáo viên tham gia là 1.482 người". [3]

Theo chia sẻ của thầy Thuyết, nội dung bài dạy thực nghiệm có hai loại: Bài học là nội dung mới, không có trong chương trình hiện hành; Bài học là nội dung có trong chương trình, sách giáo khoa hiện hành nhưng được thực hiện theo phương pháp dạy học mới.

Giáo viên dạy chương trình mới than phiền, vì sao?

Từ những chia sẻ của giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, chúng ta thấy số tiết thực nghiệm chương trình mới ở cấp trung học cơ sở là 129 tiết với tổng số 602 giáo viên tham gia thực hiện các tiết thực nghiệm trong khoảng thời gian từ ngày 20/3 đến 20/4/2018 cho thấy đây là con số và thời gian rất khiêm tốn.

Nếu so sánh với việc thực nghiệm chương trình 2006 " dạy thử nghiệm 4 năm ở hàng trăm trường, với sự tham gia của hàng trăm nghìn giáo viên và học sinh" thì con người và thời gian chênh nhau một trời một vực. Bởi, chương trình 2018 có tổng cộng có 372 tiết thực nghiệm và 1.482 giáo viên tham gia thực nghiệm.

Trong khi, dù chương trình 2006 được làm bài bản như vậy nhưng " khi triển khai còn bộc lộ nhiều hạn chế" thì chương trình 2018 giáo viên đang lên tiếng than phiền là điều dễ hiểu.

Bởi cả 3 cấp học chỉ được thực nghiệm tổng cộng có 372 tiết.

Trong khi, chỉ riêng cấp trung học cơ sở có 10 môn học bắt buộc nhưng trong 10 môn này có 3 môn tích hợp (Khoa học tự nhiên (3 phân môn); Lịch sử và Địa lý (2 phân môn); Nghệ thuật (2 phân môn). Cùng với Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và Nội dung giáo dục địa phương. Đó là chưa kể các môn học tự chọn.

Và, theo biên chế, các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc ở lớp 6 có 1015 tiết/ năm; lớp 7 có 1015 tiết/ năm; lớp 8 có 1032 tiết/ năm; lớp 9 có 1032 tiết/ năm.

Có lẽ, chính vì thực nghiệm ít tiết, thời gian thực nghiệm chỉ trong vòng 1 tháng, trong khi chương trình 2018 có nhiều môn học tích hợp hoàn toàn mới. Giáo viên thì được đào tạo đơn môn, dạy đơn môn suốt nhiều năm, có thầy cô đã dạy mấy chục năm nên họ không thể nào "ôm" được các phân môn còn lại.

Một khi, thầy cô đứng trên bục giảng, giảng bài cho học trò mà kiến thức một số phân môn còn lơ mơ thì làm sao họ tự tin để giảng bài cho học trò? Nếu như thầy cô được học trò đặt câu hỏi khó về phân môn mà mình không được đào tạo thì sẽ ứng xử ra sao? Chẳng lẽ, lại phải khất học trò về tra lại kiến thức? Một lần có thể được, nhiều lần như vậy chắc chắn học sinh sẽ đặt ra câu hỏi cho thầy.

Những khó khăn khi dạy môn học tích hợp là có thật, giáo viên dạy sách giáo khoa của chương trình mới đối với những môn học tích hợp được các nhà xuất bản tập huấn 1 ngày online là có thật, phần lớn giáo viên dạy tích hợp chưa được cử đi bồi dưỡng kiến thức theo Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT và Quyết định 2455/QĐ-BGDĐT cũng là có thật.

Vậy, họ sẽ lấy gì để tự tin đứng trên bục giảng, giảng dạy các môn học tích hợp ở cấp trung học cơ sở? Những khó khăn này rất cần tháo gỡ từ chính những người đã đưa ra chủ trương và xây dựng các môn học tích hợp ở chương trình 2018 đối với cấp trung học cơ sở.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kỳ Duyên bị ĐH Ngoại Thương 'bóc trần' học vấn, dự thi quốc tế bất lợi?
17:00:45 19/09/2024
Bạn trai Jisoo lộ tin nhắn nhạy cảm với nữ streamer, ồn ào "săn gái" bị đào lại
17:14:54 19/09/2024
"Bà trùm thẩm mỹ viện" Mailisa ủng hộ thêm 7 tỷ đồng cho đồng bào vùng lũ lụt, chồng đại gia Hoàng Kim Khánh: Nếu thiếu t.iền làm từ thiện cứ bán cả siêu xe
17:46:19 19/09/2024
Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ: "Kasim giờ đang đ.au đ.ớn lắm, không nói được, nấu xong vào ôm mặt vì đau"
20:23:58 19/09/2024
'Bám vào áo anh, em với con còn sống, anh mới làm lại được'
18:41:08 19/09/2024
B.ị t.ố "chặt chém" đoàn từ thiện, nhà hàng cho biết đã "giảm giá 30%"
17:42:24 19/09/2024
HOT: Huỳnh Hiểu Minh công khai bạn gái, hàng nghìn người liền v.ạch t.rần bộ mặt "tâm cơ" của nàng hot girl
19:39:09 19/09/2024
Phản ứng của phía Kỳ Duyên về thông tin chưa tốt nghiệp đại học
16:59:00 19/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phan Như Thảo lấy đại gia hơn 26 t.uổi: "Tôi chưa từng phải tự rót nước"

Sao việt

23:17:24 19/09/2024
Phan Như Thảo chia sẻ bí quyết vun đắp hôn nhân hạnh phúc bên chồng đại gia hơn 26 t.uổi. Cựu người mẫu khẳng định cô không xin t.iền chồng và luôn được ông xã chiều chuộng.

Công ty quản lý phản hồi tin "Ngụy Anh Lạc" Ngô Cẩn Ngôn cưới "chạy bầu"

Sao châu á

23:12:20 19/09/2024
Thông báo kết hôn bất ngờ của Ngô Cẩn Ngôn và người đồng nghiệp kém cô 2 t.uổi Hồng Nghiêu đang đẩy mỹ nhân của Diên hi công lược vào cuộc khủng hoảng lớn trong sự nghiệp.

Hình ảnh khác lạ của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh khi xuất hiệc cùng đội bóng của chồng chủ tịch, tết tóc dịu dàng, mặc đồ đơn giản

Sao thể thao

23:04:30 19/09/2024
Sáng ngày 19/9, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng một số thành viên của CLB bóng đá Hà Nội có mặt tại xã Nam Phương Tiến thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

'Buổi tập nào có ca sĩ Anh Tú, các nhạc công nữ tự nhiên đi rất đúng giờ'

Nhạc việt

23:00:30 19/09/2024
Nhạc sĩ Đức Trí nói vui mời ca sĩ Anh Tú tham gia liveshow vì nhiều người thích, buổi nào có anh các cô nhạc công tự nhiên đi rất đúng giờ .

Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân

Tin nổi bật

22:55:43 19/09/2024
Ảnh hưởng hoàn lưu bão số 4 kèm mưa lớn, nhiều khu vực miền núi ở Quảng Trị có nguy cơ xảy ra sạt lở. Lực lượng chức năng kịp thời di dời hàng chục hộ dân đến vùng an toàn.

Hé lộ bí mật sau cái tát của "nữ hoàng rating", phim "Cám" có gì mà gây bão mạng?

Hậu trường phim

22:50:58 19/09/2024
Cám là dự án phim điện ảnh kinh dị gây chú ý nhất của màn ảnh Việt tháng 9. Sau buổi họp báo công chiếu, nhiều khán giả đã dành lời khen cho bộ phim.

'Cô gái siêu gầy' 22 t.uổi gây chia rẽ TikTok

Netizen

22:36:18 19/09/2024
Liv Schmidt (Mỹ) gây ra cuộc tranh luận trên MXH khi tung hô các phương pháp giảm cân dù không phải là chuyên gia qua đào tạo.

1 mỹ nhân ôm mộng gả vào hào môn, ai ngờ bị v.ạch t.rần gia thế giàu có chỉ là "phông bạt"

Phim việt

22:32:20 19/09/2024
Chủ đề phim Việt ngày càng độc đáo và mới lạ khi mang đến câu chuyện dở khóc dở cười ở đó một cô gái phông bạt thì vẫn chưa đủ, cả một gia đình chọn sống phông bạt thì lại là câu chuyện đáng nói.

Phim vừa chiếu đã leo top 1 rating cả nước, nam chính là cực phẩm nhan sắc được cả showbiz "chống lưng"

Phim châu á

22:29:16 19/09/2024
Khán giả cho rằng với sự tiến bộ của Trần Triết Viễn, cộng thêm ngoại hình của anh, nam diễn viên xứng đáng được các nhà sản xuất phim tin tưởng, đầu tư.

Kho ảnh nhạy cảm của Gigi Hadid, Kim Kardashian... bị thất lạc

Sao âu mỹ

21:48:43 19/09/2024
Trang Page Six đưa tin nỗi lo lắng lan rộng khi kho ảnh nhạy cảm của hầu hết người mẫu áo tắm nổi tiếng thế giới, từng chụp ảnh đồ bơi cho Sports Illustrated Swimsuit Issue đã bị thất lạc.

Người phụ nữ đi cấp cứu 4 lần vì chiếc đệm

Sức khỏe

21:34:05 19/09/2024
Đệm mút hoạt tính được đ.ánh giá cao, đặc biệt tốt cho những người bị đau lưng, đau khớp. Nhìn chung, các sản phẩm được bán ra đều tuân thủ những tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng và môi trường.