Món hủ tiếu lạ miệng nhưng chất lừ ở Sài Gòn
Hủ tiếu dê, hủ tiếu sa tế, hủ tiếu phá lấu hay hủ tiếu bột lọc là những món ăn lạ miệng nhưng ngon hết xảy ở nơi được mệnh danh là thành phố không ngủ – Sài Gòn.
Hủ tiếu dê
Hủ tiếu dê là một trong những món ăn không quá phổ biến ở Sài Gòn, tuy nhiên theo thực khách sành ăn, “việc đổi vị từ các loại tiếu quen thuộc sang hủ tiếu dê vẫn cho cảm giác lạ miệng thú vị.
Thịt dê cho món hủ tiếu thường được cắt cục to hơn ngón tay cái, thịt phải có cả da được thui vàng mới là miếng thịt hoàn hảo. Ngoài thịt, mắt, nội tạng, lưỡi, pín, ngầu… đều được sử dụng và được nhiều thực khách ưa thích. Ở Sài Gòn, tìm được quán bán hủ tiếu dê cũng không dễ dàng, chỗ bán đếm không đủ một bàn tay.
Hủ tiếu dê là món lạ miệng ở Sài Gòn. Ảnh: I.T
Để có một tô hủ tiếu dê thơm, ngon và đậm vị, mùi khó chịu của thịt dê phải được xử lý ngay ở khâu chế biến với rượu, dấm… Sau khi xử lý, thịt được ướp với hàng loạt gia vị bí truyền vài giờ. Cuối cùng hầm thịt trên lửa lớn trong 10 tiếng. Thành phẩm là nước dùng có màu cánh gián, nửa giống cà ri, nửa giống bò kho thoang thoảng mùi sa tế.
Không chỉ chế biến, khâu dọn cho người dùng cũng cầu kỳ không kém. Hủ tiếu phải chọn loại tươi, trụng với nước nóng, cho vào tô, chan lên ít nước dùng. Thịt dê phải để riêng, nếu để chung, nhiệt độ của thịt dê thì sẽ khiến hủ tiếu sẽ bị bở và ngược lại.
Địa chỉ: 62D Xóm Đất, P. 8, Q. 11; 71 Nguyễn Kim, Q.10.
Hủ tiếu sa tế
Video đang HOT
Sa tế là hỗn hợp phụ gia của người dân Mã Lai gốc Ấn, khi du nhập vào Sài Gòn, các đầu bếp người Hoa đã khéo léo cân chỉnh, gia giảm một số gia vị cơ bản nhằm hãm bớt mùi hồi nồng đặc trưng cũng như vị cay xé lưỡi, đồng thời phối trộn thêm một số gia vị khác để hình thành một phiên bản sa tế rất riêng của Sài Gòn.
Hủ tiếu sa tế có mùi thơm của nhiều loại gia vị khác nhau. Ảnh: Foody
Món hấp dẫn nhất của sa tế Sài Gòn có thể kể đến tô hủ tiếu sa tế nóng hổi cùng mùi thơm phức lan tỏa từ nồi nước sa tế nghi ngút khói nấu bằng bột đậu phộng cùng thật nhiều gia vị đăc trưng như đại hồi, tiểu hồi, thảo quả, đinh hương, quế chi, cà ri, nghệ… Món ăn hấp dẫn này gần như Sài Gòn mới có bán với số lượng quán không nhiều (khoảng 10 quán), thường là ở các quận 5, quận 6 hay quận 11.
Nước lèo của hủ tiếu sa tế ngoài vị ngọt thanh của xương hầm còn là sự phối hợp khéo léo của hơn 20 loại gia vị khác nhau. Nhờ vậy, nó mang đủ vị chua, cay, béo, mặn, ngọt. Hủ tiếu sa tế thường được nấu với thịt nai hay thịt bò, đôi khi là lòng heo. Song thường thấy và được đánh giá cao nhất là hủ tiếu sa tế nai – loại thịt có vị ngọt vượt trội.
Địa chỉ: Hủ tiếu Vân Ký, 144 Cao Văn Lầu, P.2, Q.6; 9 Dương Đình Nghệ, P.8, Q.11; 52 Ngô Đức Kế, P.Bến Nghé, Q.1.
Hủ tiếu bột lọc
Nếu như bánh hủ tiếu thường làm bằng bột gạo thì hủ tiếu bột lọc được làm bằng bột lọc. Do đó cọng hủ tiếu không có dáng thanh mảnh thường thấy mà vuông vức, rất dễ gắp. Khi nấu chín, hủ tiếu có độ dai mềm riêng. Độ dai khiến thực khách dù ăn no vẫn thòm thèm.
Hiện, Sài Gòn có hai quán kinh doanh hủ tiếu bột lọc. Một là hủ tiếu cật trên đường Trương Định. Một là hủ tiếu sườn Vĩnh Long trên đường Phạm Viết Chánh.
Địa chỉ: 11 Phạm Viết Chánh, Q.1 và 62 Trương Định Q.1.
Hủ tiếu phá lấu
Hủ tiếu phá lấu là sự kết hợp giữa cái ngon của phần nước sốt đặc sánh hòa quyện vị ngọt của nước hầm nội tạng, nước dừa tươi, vị béo của nước cốt dừa, vị cay, thơm của quế, ngũ vị hương, cái dai mềm của những cọng hủ tíu cùng phần “cái” đầy đủ với gan, khăn lông, lá xách, phèo non, tổ ong, trái khế, lá mía…
Hủ tiếu phá lấu phong cách Việt có ba dòng. Loại thứ nhất là dùng nước lèo của phá lấu và nêm nếm theo cách của người bán. Loại hai, nước phá lấu có nấu chung với nước dừa. Cuối cùng là dùng nước lèo (như nước để nấu mì, hủ tíu) rồi cắt phá lấu vào. Cả ba dòng hủ tiếu này thường có mặt quanh các trường của Sài Gòn. Giá một tô dao động từ 25.000 – 30.000 đồng.
Địa chỉ: 26 Đình Hòa, P. 13, Q.8; 51 Phan Văn Trị, Q.5.
Theo Dân Việt
Quán ăn đông nghịt khách, chỉ bán vài tiếng là hết veo ở Sài Gòn
Quán xôi gói bằng lá sen, bún vịt Lê Văn Sỹ, quán cơm chỉ bán 25 suất mỗi ngày là những quán ăn mà bất kỳ thực khách nào cũng phải "tranh thủ" bởi nếu không chỉ vài tiếng là hết veo.
Quán xôi gói bằng lá sen
Gần 5 năm nay, Huy dậy từ sáng sớm để phụ giúp bố mẹ bán xôi ở góc đường gần chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình). Những ngày tháng làm việc giúp Huy nhận ra rằng công việc gì cũng đáng trân trọng.
Ở Sài Gòn có khá nhiều quán ăn bình dân ngon mà đôi khi chỉ chậm chân một chút là đã bỏ lỡ cơ hội thưởng thức. Ví như quán xôi lá sen của chàng trai 9x ở chợ Phạm Văn Hai, mỗi buổi sáng chỉ bán vỏn vẹn gần 3 giờ đồng hồ là hết veo. Quán xôi nhỏ trên vỉa hè, không biển hiệu bề thế nhưng từ sáng sớm khách đã đứng đợi rất đông.
Quán có 4 loại xôi là: xôi lúa (xôi bắp), xôi xéo, xôi cốm, xôi gấc. Đều là những món xôi đặc trưng của Hà Nội. Ảnh: Kenh14
Điểm đặc biệt là xôi ở đây được gói cẩn thận trong những chiếc lá sen thay vì bằng lá chuối, giấy báo hay hộp xốp mà người Sài Gòn vẫn thường dùng. Chủ quán muốn dùng lá sen để giữ hương vị và độ ấm cho xôi, vì vậy dù để lâu vẫn giữ được độ dẻo. Đồng thời người làm xôi cũng mong muốn giữ gìn cái tinh hoa của ẩm thực phương Bắc nên cố gắng sử dụng lá sen để gói xôi, dù giá thành của nguyên liệu này không hề rẻ.
Bún vịt "tranh thủ" Lê Văn Sỹ
Nằm sâu trong một con hẻm trên đường Lê Văn Sỹ (quận Tân Bình, Sài Gòn), quán bún măng vịt không bảng hiệu mở cửa từ cuối thập niên 50 của thế kỷ trước và luôn đông nghịt khách bởi chủ quán chỉ bán chừng một tiếng đồng hồ là hết veo. Khách muốn ăn cũng phải canh chừng bởi nếu đến muộn, thức ăn hết nhẵn.
Nếu ghé qua quán vào lúc 3h chiều mỗi ngày, bạn sẽ thấy tấp nập khách gửi xe. Không gian quán rộng rãi, bàn ghế được xếp gọn gàng. Chủ quán cho biết việc bán mỗi giờ một ngày là do chị chủ động, cứ bán hết vài chục con vịt là chị nghỉ. Từ quy định "khắc nghiệt" này mà khách cũng phải đến đúng giờ, hoặc đặt bàn trước. Món vịt của quán được khách ưa thích bởi miếng thịt thơm và mềm. Ngoài thịt, quán còn bán lòng vịt, huyết vịt, gỏi...
Thit vịt ở quán rất thơm, thịt mềm. Ảnh: diadiemanuong
Một tô chỉ gồm bún, măng, thịt vịt, nước dùng và hành lá xắt nhỏ. Theo nhiều thực khách sành ăn, nước dùng và nước mắm của quán được nấu theo vị miền Nam, chính vì thế những người không thích ăn vị ngọt sẽ cảm thấy không quen. Riêng với những người miền Nam vốn quen cách nếm thiên ngọt thì tô bún măng ở đây hoàn toàn hợp khẩu vị. Phần thịt vịt ở đây chọn ít mỡ, lớp da mỏng. Vịt rất thơm, chắc thịt, mềm không hề bị dai. Và đặc biệt bạn đừng bỏ qua nước mắm gừng chấm vịt ăn kèm được pha chế ngon, đậm đà và rất kích thích vị giác.
Quán cơm chỉ bán 25 suất mỗi ngày
Thực khách đến quán cơm vừa là một tiệm hoa trên đường Lê Thị Hồng Gấm, quận 1 sẽ bất ngờ vì không được chọn món ăn vì không có thực đơn, đầu bếp thích nấu gì thì khách ăn nấy. Do muốn giữ không gian không bị xô bồ, đông đúc nên chủ quán chỉ bán 25 suất, khoảng 6-7 bàn, khách thường đến ăn lúc 12h-13h.
Các món phục vụ quen thuộc trong bữa cơm người Việt như thịt luộc cà pháo, cá kho tộ, canh chua. Điều đặc biệt khác của quán là các đĩa thức ăn được trang trí bằng hoa tươi rất tỉ mỉ. Khách đến ăn thường phải đặt trước, giá một người là 120.000 đồng.
Theo Dân Việt
Hít hà những tô cháo lòng lâu đời ở Sài Gòn, có nơi đã tồn tại gần cả thế kỉ Những quán cháo lòng này nổi tiếng với thực khách Sài Gòn nhờ độ lâu đời và hương vị đặc sắc khó quên. Cháo lòng là món ăn quen thuộc của người Sài Gòn, họ có thể hít hà tô cháo cho bữa sáng để chắc bụng hay những lúc xế chiều muốn tìm thứ gì đó để lót dạ. Tô cháo dân...