Môn Giáo dục thể chất: Sẽ chấm theo ‘điểm’ A, B, C, D
Trong chương trình phổ thông mới, Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12, đảm nhiệm một trong bốn mặt giáo dục Đức – Trí – Thể – Mỹ.
ảnh minh họa
Giáo dục thể chất góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh; đồng thời, thông qua việc trang bị kiến thức về sức khoẻ, quản lý sức khỏe và rèn luyện, học sinh biết thích ứng với các điều kiện sống, lạc quan và với mọi người; có cuộc sống khoẻ mạnh về thể lực và tinh thần.
Thông qua hoạt động thể dục thể thao trong và ngoài nhà trường, học sinh có ý thức tự giác, sống có trách nhiệm, tự tin, trung thực, dũng cảm, có tinh thần hợp tác thân thiện, thể hiện khát khao vươn lên, từ đó có những định hướng cho tương lai phù hợp với năng lực, sở thích cá nhân, đáp ứng xu thế hội nhập toàn cầu.
Môn học bắt buộc từ lớp 1 đến 12
Chương trình môn Giáo dục thể chất tập trung phát triển các năng lực chăm sóc sức khỏe, vận động cơ bản và thể dục thể thao, nhằm phát triển các tố chất thể lực của học sinh; giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có sức khỏe, có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
Học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực
Chương trình môn Giáo dục thể chất được thiết kế theo cấu trúc vừa đồng tâm vừa tuyến tính phù hợp với tâm – sinh lý lứa tuổi và quy luật phát triển thể lực của học sinh; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh; vận dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc điểm của môn học và hỗ trợ việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh.
Chương trình môn học giáo dục thể chất mang tính mở, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và điều kiện của nhà trường. Đồng thời tạo điều kiện để các trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với yêu cầu giáo dục, điều kiện thực tế và đặc điểm cụ thể của học sinh địa phương.
Với giai đoạn giáo dục cơ bản (ở cấp tiểu học và THCS), chương trình triển khai theo 4 mạch: Đội hình đội ngũ; Vận động cơ bản; Bài tập thể dục; Thể thao tự chọn.
Nội dung chủ yếu ở giai đoạn này là giúp học sinh biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình thành các kỹ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực và phương pháp phòng tránh chấn thương trong hoạt động, làm cơ sở để phát triển toàn diện.
Video đang HOT
Với giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, chương trình cấp THPT là môn học bắt buộc có phân hoá, thông qua hình thức tự chọn môn thể thao nhằm giúp cho học sinh tiếp tục phát triển kỹ năng chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể, phát triển về nhận thức và năng khiếu thể thao, giúp những học sinh có năng khiếu thể thao tự chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp. Học sinh được chọn nội dung hoạt động thể thao phù hợp với nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường.
Chương trình học mỗi môn thể thao gồm 3 nội dung: (i) kỹ thuật cơ bản; (ii) kỹ thuật nâng cao; (iii) hoàn thiện các kỹ thuật, chiến thuật thi đấu. Tùy điều kiện của mỗi trường, học sinh có thể lựa chọn một hoặc nhiều môn thể thao trong 3 năm học hoặc mỗi năm học lựa chọn một môn môn thể thao.
Những học sinh học 1 môn thể thao trong cả 3 năm học THPT được học đầy đủ ba nội dung (i), (ii) và (iii).
Những học sinh học 2 môn thể thao được học các nội dung (i) và (ii) ở một môn thể thao, môn thể thao còn lại chỉ được học nội dung (i).
Những học sinh học 3 môn thể thao được học nội dung (i).
Tạo môi trường học tập thân thiện, vui tươi
Yêu cầu cơ bản của phương pháp giáo dục mới là phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, rèn luyện năng lực tự học, tự tập luyện cho học sinh, giúp các em có cơ hội phát triển năng lực thể chất.
Để thực hiện được yêu cầu này, giáo viên đóng vai trò thiết kế, tổ chức, cố vấn, trọng tài, hướng dẫn hoạt động tập luyện cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự mình trải nghiệm, tự phát hiện bản thân và phát triển.
Giáo viên sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh một cách hợp lý, kết hợp các loại dụng cụ, trang thiết bị phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, chú trọng sử dụng hiệu quả các thành tựu của công nghệ thông tin, phương tiện nghe nhìn thông qua các tranh ảnh kỹ thuật, video clip… để tạo nên giờ học sinh động, hấp dẫn và hiệu quả.
Trong hoạt động giáo dục thể chất, giáo viên cần tích hợp, sử dụng kiến thức một số môn học khác để nội dung luyện tập không bị đơn điệu. Ví dụ, trong quá trình tổ chức luyện tập, giáo viên nên sử dụng một số bài hát (đồng dao) khi tổ chức trò chơi, hoặc kết hợp với âm nhạc phù hợp làm “nền” cho những thời gian luyện tập nhất định trong giờ học, tạo không khí vui tươi, hưng phấn khi tập luyện,làm cho học sinh ưa thích và đam mê luyện tập thể thao.
Giáo viên cần sáng tạo và linh hoạt khi xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học môn Giáo dục thể chất để đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với thể lực của các nhóm học sinh, cơ sở vật chất của từng địa phương cũng như thời tiết của mỗi vùng miền, đặc biệt là các nội dung thực hành ở những trường không có nhà thể chất.
Đánh giá phải kết hợp giữa thường xuyên và định kỳ
Đánh giá kết quả Giáo dục thể chất phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục thể chất, bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hoá; phải kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kỳ, kết hợp giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh để điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy – học.
Việc đánh giá kết quả Giáo dục thể chất cần thúc đẩy và hỗ trợ học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực chung, năng lực chuyên môn, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ hoạt động vận động của học sinh tạo được hứng thú và khích lệ tinh thần tập luyện của học sinh, qua đó khuyến khích các em tham gia các hoạt động thể thao ở trong và ngoài nhà trường.
Kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 được ghi nhận bằng loại như: Xuất sắc: A ; Giỏi: A; Khá: B; Trung bình: C; Yếu: D.
Kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 được đánh giá theo thang điểm 10.
Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12, đảm nhiệm một trong bốn mặt giáo dục Đức, Trí, Thể, Mỹ.
Giáo dục thể chất là môn học liên quan chủ yếu tới sự vận động của cơ thể, trong suốt quá trình học tập và rèn luyện; đặc thù riêng của môn học là cần dụng cụ để tập luyện các môn như bóng rổ, bóng chuyền, bóng ném, bóng đá, bóng bàn, cầu lông, đá cầu, võ, điền kinh,…) kèm theo là nhà tập hoặc sân tập cho các môn thể thao… Vì vậy, cần phải có những thiết bị tối thiểu để phục vụ cho công tác giảng dạy và tập luyện là hết sức cần thiết đối với các địa phương.
Cần tăng cường đủ đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất phục vụ cho công tác giảng dạy tại các nhà trường. Đặc biệt ở cấp tiểu học, do số tiết ở lớp 1 hiện hành là 35 tiết/năm, chương trình mới tăng lên thành 70 tiết/ năm.
Trên đây là những nét tóm lược về chương trình môn Giáo dục thể chất. Dự thảo chương trình môn học này sẽ được Bộ GD-ĐT giới thiệu trong tháng 1 để nhận các ý kiến đóng góp.
Theo Vietnamnet
"Chí Phèo" không phải là tác phẩm bắt buộc trong chương trình Ngữ văn mới
Đây là khẳng định của GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - về những thay đổi của môn Ngữ Văn trong chương trình phổ thông mới.
Việc đưa tác phẩm Chí Phèo vào sách giáo khoa như thế nào sẽ tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người viết sách.
Theo đó, trong Chương trình trung học phổ thông mới chỉ còn 6 tác phẩm văn học bắt buộc gồm: "Bài thơ Thần", "Hịch tướng sĩ", "Bình Ngô đại cáo", "Truyện Kiều", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" và "Tuyên ngôn độc lập".
Tất cả các tác phẩm còn lại chỉ nêu trong một danh mục gợi ý giúp các tác giả SGK và giáo viên hình dung ra đề tài, kiểu loại văn bản và mức độ khó theo từng lớp và nhóm lớp; không bắt buộc đưa vào SGK.
Tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao cũng nằm trong danh mục tác phẩm gợi ý đó.
Như vậy, việc đưa tác phẩm Chí Phèo vào dạy trong nhà trường như thế nào, có nên đưa đầy đủ, toàn vẹn hay có thể cắt bỏ một vài đoạn sẽ tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người viết SGK.
Ngoài ra, một trong những điểm khác biệt so với các chương trình trước đây là môn Ngữ văn được xây dựng xuất phát từ các phẩm chất và năng lực cần có của người học, để lựa chọn nội dung dạy học. Các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp tập trung vào 4 kỹ năng lớn là nghe, nói, đọc, viết.
Trước đó, cuối năm 2017, ông Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường ĐH Newcastle (Australia) đưa ra ý kiến loại bỏ tác phẩm "Chí Phèo" ra khỏi sách giáo khoa để tránh tác động xấu đến mặt nhận thức của học sinh. Ngay sau đó đã khiến dư luận bùng nổ làn sóng tranh cãi gay gắt.
Theo ông Nguyễn Sóng Hiền, nhiều nhà phê bình văn học đã cho rằng Chí Phèo đại diện cho tầng lớp nông dân bị lưu manh hoá, nhưng đây là một nhận xét phiến diện, mang tính áp đặt. Về khía cạnh giáo dục, hành động của Chí Phèo là đáng lên án và cần phê phán.
Ông cho rằng việc Chí Phèo giết Bá Kiến sau khi uống rượu say là một hành động không thể dung thứ, cho dù nhiều học giả và nhà phê bình hình tượng hóa nó là sự phản kháng của tầng lớp bần nông đối với giai cấp cường hào, ác bá. Thậm chí đó là sự quy chụp và áp đặt khiên cưỡng.
"Chí đã giết người trong lúc say, đó là hành vi không phải của một con người. Cho dù ở bất kỳ xã hội nào, những hành động đó đều đáng bị lên án và cách ly ra khỏi đời sống xã hội" - ông Hiền phân tích.
Ông cũng cho rằng "Chí Phèo" có thể tác động tiêu cực đến nhận thức của người học nên kiến nghị nên bỏ tác phẩm này ra khỏi sách giáo khoa. Bởi giáo dục phải hướng tới hạn chế tối thiểu những mặt trái, tác động tiêu cực đối với trẻ em.
Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng đề xuất của ông Hiền là không thể thực hiện, bởi tác phẩm đã mang ý nghĩa thời đại, tiêu biểu cho giai tầng khi nó ra đời.
Theo Laodong.vn
Hoạt động trải nghiệm ở chương trình phổ thông mới được dạy thế nào? PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa, Tổng chủ biên chương trình Hoạt động trải nghiệm nhấn mạnh hoạt động trải nghiệm trong chương trình phổ thông mới không phải là một môn học mà là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. PGS. TS Đinh Thị Kim Thoa, tổng chủ biên chương trình Hoạt động trải...