Môn Giáo dục công dân đang rối
Bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, giới tính, giáo dục quốc phòng, kỹ năng sống, phòng chống tham nhũng… tất cả đều được dồn vào môn Giáo dục công dân khiến giáo viên và học sinh mệt mỏi.
Thời gian gần đây, mỗi lần xã hội “ nóng” lên vấn đề gì thì nội dung đó lập tức được đề xuất đưa vào lồng ghép trong bộ môn giáo dục công dân (GDCD) để giảng dạy khiến giáo viên và học sinh của nhiều trường tại TPHCM lên tiếng than vì quá mệt mỏi và khổ sở, đặc biệt là ở bậc THPT.
Ôm đồm, khó hiệu quả
Hiện tại, bộ môn GDCD đã phải “gánh” thêm quá nhiều nội dung khác, như: Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, kỹ năng sống, bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục về an toàn giao thông, giáo dục chính sách quốc phòng… Vì thế, nhiều giáo viên cho biết việc giảng dạy nhiều lúc rất nặng tính hình thức.
Mỗi tuần, chỉ có một tiết GDCD trong khi chương trình lồng ghép thì dạy khi bài nào đó có nội dung tương tự hoặc liên quan. Có nội dung học sinh chỉ học đúng một lần trong năm.
Một tiết sinh hoạt ngoại khóa chuyên đề tâm lý học đường tại Trường THPT Trần Khai Nguyên, TPHCM.
Bà Nguyễn Thị Yến Trinh, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên (quận 5 – TPHCM), cho biết trước đây nhà trường đã lồng ghép giáo dục pháp luật tại lớp nhưng không hiệu quả vì số tiết quá ít, vậy là phải có thêm 2 tiết chuyên đề vào giờ chào cờ đầu tuần để giáo dục cho học sinh. Giáo dục pháp luật mà chỉ giao cho bộ môn GDCD là không kham nổi nên nhà trường phải tiếp sức.
Khi được biết Bộ GD-ĐT dự kiến lồng ghép nội dung phòng chống tác hại game online có nội dung bạo lực, không lành mạnh vào môn GDCD, ông Nguyễn Việt Cường, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn An Ninh (quận 10 – TPHCM), cho biết: “Hiện môn GDCD đã tích hợp các vấn đề xã hội nên làm sao đảm nhận thêm được. Ngay đến hiệu trưởng cũng phải đối phó với rất nhiều mảng trong sinh hoạt ngoài giờ. Tôi rất sợ mỗi khi nghe môn này sắp phải lồng ghép thêm nội dung gì khác”.
Một lãnh đạo của Bộ GD-ĐT cho biết bộ môn GDCD ngoài việc lồng ghép giáo dục an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, ma túy, mại dâm… sắp tới còn thêm phòng chống tội phạm, chống tác hại game online… Lồng ghép quá nhiều thì không chỉ giáo viên mệt mỏi, nhà trường mệt mỏi mà cả ngành giáo dục cũng rất vất vả. Lồng ghép những nội dung này tất nhiên là hợp lý nhưng mức độ cũng phải cân nhắc.
Video đang HOT
Nỗi sợ của ông Cường là có lý, vì cứ mỗi lần có nội dung lồng ghép cần đưa vào là một lần giáo viên mất công chỉnh sửa giáo án và đi dự tập huấn, trong khi sách giáo khoa GDCD cũng đã bao gồm các nội dung này trước khi được yêu cầu lồng ghép. Ví dụ, khi Bộ Công an trình Chính phủ đề án lồng ghép dạy phòng chống tội phạm vào môn GDCD thì môn này cũng đã có phần giáo dục pháp luật với nội dung ấy.
Khó và khô
Học sinh Tr.T.L (lớp 10 Trường THPT Trần Khai Nguyên) cho rằng môn GDCD quá khó và khô vì mới vào lớp 10 đã học một số nội dung triết học nên rất… “choáng” thầy giáo cứ phải tìm cách mềm hóa thuật ngữ, đưa ví dụ gần gũi để học sinh chịu học.
Cô Nguyễn Ngọc Dung, Tổ trưởng Bộ môn GDCD Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (quận 6), nhận xét nội dung công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học trong sách lớp 10 thực sự khó với học sinh.
Vừa bắt đầu chuyển cấp, học sinh không thích ứng kịp để học ngay vào nội dung này. “Nếu chương trình này để sang lớp 11 cũng không được vì nội dung công dân với kinh tế, công dân với các vấn đề chính trị – xã hội ở lớp 11 cũng đã nặng rồi. Đưa vào chương trình lớp 12 thì lại quá muộn”, cô Dung nói.
Cần điều chỉnh giáo trình Thầy Nguyễn Thành Long, giáo viên Bộ môn GDCD Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (quận Tân Bình, TPHCM), cho biết để giúp học sinh vừa được học chương trình lồng ghép vừa cảm thấy nhẹ nhàng với chương trình nền, thầy đã phải bỏ rất nhiều công sức tìm kiếm tài liệu liên quan như hình ảnh, phim, clip, bài báo… vừa phải nghĩ ra nhiều phương pháp giảng dạy giúp lớp học sinh động (như thảo luận nhóm, tiểu phẩm…). Thầy Long cũng đề xuất một số bài của môn GDCD quá dài nên giáo viên rất khó phân phối chương trình. Nếu bắt học sinh học ở nhà thì sợ các em không nhớ hết. Bản thân giáo trình khá khô, hình ảnh, tư liệu đã cũ, không hợp với tâm lý học sinh nên cần điều chỉnh để giáo viên dạy chương trình lồng ghép có hiệu quả hơn.
Còn với nội dung GDCD ở cấp THCS, bà Bùi Thị Minh Tâm, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (quận Tân Bình), cho rằng nội dung nền môn GDCD lớp 6, lớp 7 khá nhẹ nhàng nhưng ở lớp 8 và lớp 9 thì khô quá.
Theo ý kiến của một giáo viên dạy lớp 9 bộ môn GDCD, nhiều bài trong chương trình có nội dung khá gần nhau, lẽ ra nên ghép lại để giáo viên có nhiều thời gian cho lồng ghép nội dung thì lại tách thành nhiều bài riêng biệt.
Như bài 4 (bảo vệ hòa bình), bài 5 (tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới) và bài 6 (hợp tác cùng phát triển) trong sách giáo khoa lớp 9 có nhiều nội dung tương đồng với nhau. Ngay cả nội dung lồng ghép của Bộ GD-ĐT đưa xuống cùng sách hướng dẫn cũng rất chung chung.
Giáo viên “bơi”
Với những nội dung khá nặng nề, mang tính trừu tượng của môn GDCD khối lớp 10, 11, cô Nguyễn Ngọc Dung cho biết giáo viên phải “vận công” rất nhiều để đưa ra các ví dụ gần gũi nhất cho học sinh hiểu. Cho nên, những giáo viên ít kinh nghiệm sống, kinh nghiệm giảng dạy sẽ rất khổ sở với môn này.
Nói về những nội dung lồng ghép, một giáo viên nhiều năm dạy GDCD bậc THPT bức xúc: “Nghe nói giảm tải nội dung chương trình đâu không thấy, chỉ thấy giáo viên phải gồng mình để nghĩ cách dạy sao cho dễ hiểu.
Những nội dung cần tích hợp là đúng nhưng tích hợp thế nào cho vừa sức giáo viên chứ như thế này thì mệt quá”. Cô Dung cũng đề nghị những nội dung lồng ghép nên tách ra thành các môn khác để học sinh được tiếp nhận đều đặn hơn, đồng thời giảm tải cho môn GDCD.
Bà Nguyễn Thị Yến Trinh, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên (quận 5): Chọn lọc phù hợp, học sinh hào hứng hơn Ban giám hiệu phải mời chuyên gia, nhà tư vấn pháp luật, tâm lý… và cả đội kịch phục vụ cho các buổi chuyên đề dưới cờ vào mỗi tuần để “dụ” học sinh học và bổ sung kiến thức môn GDCD dưới dạng ngoại khóa. Lồng ghép nhiều nội dung vào trường học để hỗ trợ kiến thức cho học sinh là hợp lý nhưng phải có sự chọn lọc phù hợp với từng khối, với sở thích của học sinh. Nếu chỉ lồng ghép vào môn GDCD các nội dung như phòng chống bạo lực học đường, giáo dục lòng nhân ái, giáo dục pháp luật, an toàn giao thông… nhiều giáo viên sẽ không biết lồng ghép thế nào cho hiệu quả nhất. Tuy nhiên, qua lồng ghép vào tiết sinh hoạt dưới cờ, học sinh hào hứng hơn và được tác động sâu, hiệu quả hơn. Ông Trần Khắc Huy, Trưởng Phòng Công tác học sinh – sinh viên, Sở GD – ĐT TPHCM: Cũng là một cách giảm tải Sở đã chủ trương lồng ghép một số nội dung giáo dục học sinh vào tiết sinh hoạt dưới cờ hằng tuần. Mỗi tuần, các trường tổ chức một chuyên đề dưới cờ cho học sinh, các chuyên đề này liên quan đến các nội dung đang dạy lồng ghép vào môn GDCD. Đó cũng là cách giảm tải cho môn GDCD.
Theo Người Lao Động
Hóa giải nỗi lo trước khi đi học quân sự
Học quân sự tuy vất vả nhưng rất vui, vì vậy bạn đừng quá lo lắng nhé!
Tâm lý chung
Hầu hết tâm lý chung của các sinh viên năm 1 đều sợ mình không sống nổi trong môi trường quân đội. Có vô số lý do để teen sợ như: đồ ăn không ngon, nấu không hợp vệ sinh, sợ bị bệnh, sợ không có ai chăm sóc... Nhất là với những teen quen được chiều chuộng thì càng lo lắng khi phải sống như các chú bộ đội ngày xưa vì tất cả mọi thứ đều có quy định của nó, sự thoải mái như ở nhà không còn nữa.
M.Châu (SV ĐH Kinh tế) tâm sự rằng: "Mình nghe mấy anh chị nói với nhau sống trong đó gò bó lắm, học hành thì rất mệt mỏi: 4h30 là phải dậy tập thể dục, 9h là phải tắt đèn ngủ, ăn thì khủng hơn nữa..."
Một số bạn sau khi biết được sự thật ở trường quân sự thì nhất quyết không chịu đi. Nhưng đây là văn bằng bắt buộc khi học Đại học. Có một số anh chị kể lại vừa học được 1 tuần đã chịu không nổi, trốn về để rồi sang năm phải đi học lại. Chính vì tâm lý không ổn định đó đã làm teen mất bình tĩnh, gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Teen nên nhớ rằng, xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bạn bè nên dù có sợ hãi bao nhiêu thì vẫn có bạn bè ở bên cạnh.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Rộ lên những tin đồn
Tất nhiên là khi đi xa như thế này chắc chắc teen đã tìm hiểu thông tin về trường của mình rồi. Nhưng sự tìm hiểu ở đây chỉ là thông qua những cuộc hỏi han nói chuyện với anh chị lớp trên hoặc mấy teen đi trước nên chưa có gì là chắc chắn. Teen nên hiểu rằng: lời nói chuyền từ người này qua người khác chắc chắn sẽ có chút "thêm bớt" nên đừng vội tin quá!
Q.Anh (SV ĐH Ngoại ngữ) nói rằng: "Mình nghe nói trên đó mất vệ sinh lắm, tất cả dùng chung một cái bồn từ ăn uống, giặt giũ, tắm rửa... Như thế thì sao chịu nổi, nếu muốn tắm riêng thì phải bỏ tiền ra để có 1 phòng, nhưng mà vẫn không được sạch sẽ. Còn áo quần nữa, không biết có chỗ nào giặt không? Khổ quá học sao nổi?"
Những điều cần chú ý:
Dù có lo lắng như thế nào thì teen cũng không nên quá sợ hãi dẫn đến sức khoẻ không tốt. Học quân sự thì cái quan trọng nhất chính là sức khoẻ, vì thế teen cần chú ý giữ gìn.
Theo như lời của một số thầy cô chia sẻ thì mặc dù học quân sự vô cùng vất vả nhưng bù lại sẽ có rất nhiều kỷ niệm thú vị đấy! Tuy nhiên, bạn cũng nên đem theo ít sách vở để tiện ôn bài, đừng để khi học về mà quên hết bài vở thì nguy to.
Ngoài ra teen nên đem theo một ít đồ ăn dự trữ như là xúc xích, lương khô, sữa... đặc biệt là phải đem theo dầu thuốc đau bụng và những đồ dùng cá nhân cần thiết. Những gì có ở nhà thì nên đem theo chứ không nên lên trên đó mua vì sẽ bị "chém đẹp".
Hằng tuần teen sẽ được phép về nhà nên có thể thoải mái đem theo những gì cần thiết. Vì thế đừng quá lo lắng nhé!
Tạm kết
Học quân sự tuy vất vả nhưng rất vui vì vậy bạn đừng quá lo lắng, lên đó tuy xa nhà nhưng chúng ta vẫn có bạn bè ở xung quanh. Và chắc chắn một điều rằng sau khi học quân sự xong, teen sẽ rút ra nhiều bài học và kinh nghiệm thực tế cho mình, đồng thời trang bị thêm cho mình những kĩ năng sống cần thiết nhất.
Theo PLXH
Tin tức cười từ ủy ban xã Chủ tịch xã điện sang ban văn hóa thông tin ý kiến chỉ đạo về nội dung, khẩu hiệu cổ động tuyên truyền Kế hoạch hóa gia đình của xã. Chủ tịch xã lệnh cho anh trưởng ban văn hóa thông tin ghi "Ba bốn con làm gia đình đông đúc sinh chuyện khó khăn". Lát sau như chợt nhớ ra điều gì,...