Món dọc mùng muối chua ‘dai, giòn sần sật’ nức tiếng ở Nghệ An
Dọc mùng muối chua có thể sơ chế làm thành nộm, nấu canh cá hoặc ăn kèm bánh đa và thịt luộc. Món ăn tuy bình dị nhưng là đặc sản “hao cơm” nổi tiếng xứ Nghệ.
Những món muối chua vốn rất quen thuộc với người Việt và trở thành món ngon không thể thiếu trong những bữa cơm ngày hè. Ngoài những món phổ biến như dưa muối, cà muối, sung muối… thì ở Nghệ An còn có món dọc mùng muối chua lạ miệng và “tốn cơm”.
Dọc mùng (hay còn có tên môn thơm, ở miền Nam được gọi là bạc hà) có hình dáng khá giống với khoai nước hoặc khoai môn nhưng bẹ trắng hơn. Loài cây này là nguyên liệu để làm nên nhiều món ăn truyền thống của người Việt như nấu canh, làm nộm…
Ngoài những món quen thuộc, dọc mùng còn được đem muối chua, trở thành thứ đặc sản dân dã, gắn bó với biết bao thế hệ người dân vùng đất Nghệ An.
Dọc mùng muối chua là món ngon “hao cơm” nức tiếng xứ Nghệ. Ảnh: Trang Ruby
Món dọc mùng muối chua tuy không cầu kỳ về nguyên liệu nhưng đòi hỏi người chế biến cần có kinh nghiệm để đảm bảo món ăn dai, giòn, thơm ngon mà không bị ngứa.
Quá trình sơ chế dọc mùng gồm nhiều công đoạn. Người ta đem phơi dọc mùng ở nơi râm mát cho hơi héo. Không nên phơi nơi nắng quá to sẽ khiến dọc mùng bị khô, mất nước và khi muối sẽ không còn giòn nữa.
Video đang HOT
Sau đó rửa sạch, chú ý loại bỏ hết bụi bẩn trên bề mặt dọc mùng rồi để ráo nước. Cắt dọc mùng thành từng khúc vừa ăn, đem ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút rồi tiếp tục rửa lại với nước vài lần cho sạch. Điều này giúp dọc mùng không gây cảm giác ngứa sau khi chế biến.
Dọc mùng được sơ chế tỉ mỉ để không bị ngứa khi ăn. Ảnh: Vũ Trang
Đem dọc mùng đã sơ chế sạch sẽ, ráo nước bóp với muối trắng. Sau đó cho dọc mùng vào hũ thủy tinh sạch kèm nước chua, muối vài ngày là có thể ăn được.
Dọc mùng muối chua có màu ngả vàng, dai, giòn sần sật. Nguyên liệu này thường được dùng để chế biến nhiều món như nộm dưa mùng, canh cá dọc mùng, canh mùng nấu ngao,…
Dọc mùng muối chua là nguyên liệu làm nên nhiều món ăn ngon như canh cá, nộm dưa mùng… Ảnh: Bò kho Cô Mai
Người dân xứ Nghệ thường ăn kèm dưa mùng muối với bánh đa, bánh mướt và mắm tôm. Ngoài ra, nộm dưa mùng với giá đỗ cũng là món ngon “tốn cơm” ngày hè được nhiều người ưa chuộng.
Dưa mùng muối vớt ra rửa sạch lại với nước cho bớt chua, sau đó bóp chặt tay để mùng ráo nước. Trộn dưa mùng với lá chanh và giá đỗ, thêm nước mắm tỏi ớt chua ngọt tạo thành món nộm thanh mát.
Dọc mùng muối chua ăn kèm bánh đa, mắm tôm là món ăn được người dân xứ Nghệ yêu thích. Ảnh: Trang Ruby
Vị dai, giòn sần sật của dọc mùng với chút nước đủ vị chua, cay, mặn, ngọt dễ dàng chiều lòng cả những thực khách khó tính nhất.
Không chỉ là món ăn dân dã, lạ miệng, dọc mùng còn được xem là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Dọc mùng chứa nhiều photpho, kali, canxi, magie, sắt và đặc biệt rất giàu chất xơ, từ đó xử lý được chất béo, cholesterol có trong ruột. Đồng thời cản trở sự hấp thụ cholesterol.
Không chỉ hấp dẫn bởi vị dai, giòn sần sật mà dưa mùng còn được xem là món ăn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Ảnh: Trang Ruby
Theo Đông y, dọc mùng có vị nhạt, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, loại bỏ chất béo hiệu quả mà an toàn.
Từ món ăn bình dân của người địa phương, dọc mùng muối chua ngày càng trở nên phổ biến, được đóng gói và vận chuyển tới nhiều tỉnh thành để phục vụ thực khách thập phương.
Trưa nay ăn gì: Hết lễ, thưởng thức bữa trưa nhẹ nhàng cùng cháo lươn xứ nghệ
Sau kỳ nghỉ lễ dài ngày nạp nhiều đạm từ hải sản, thịt thà, bữa trưa cho ngày làm việc đầu tuần bằng món cháo lươn xứ nghệ hứa hẹn là một gợi ý thú vị, nhẹ bụng mà vẫn dinh dưỡng.
Nhắc qua về ẩm thực Nghệ An, có rất nhiều món ăn như cá thu Cửa Lò, nhút Thanh Chương, bánh mướt Diễn Châu... và đặc biệt là một số món ăn từ lươn. Trong đó, nổi bật là súp lươn, miến lươn và cháo lươn. Và rồi, bữa trưa hôm nay chọn giới thiệu món cháo lươn bởi do dễ thưởng thức, mang tiêu chí nhanh, gọn.
Theo các chuyên trang ẩm thực, một tô cháo lươn ngon là phải nấu từ gạo tẻ loại ngon, hạt nào hạt nấy tròn và mẩy đều. Về lươn, nhất định phải là lươn đồng, tươi để thịt đạt độ ngọt bùi tự nhiên, chắc thịt. Để có được lươn đồng, các quán bán món ăn này tại TPHCM phải cất công đặt mối lái giao cho lươn đồng để bảo đảm hương vị món cháo.
Khâu đặt mua lươn đã vất vả thì khâu sơ chế lại càng kỳ công. Có bốn cách sơ chế, từ đơn giản đến phức tạp, như xát muối; dùng nước cốt chanh hoặc vo gạo; chà với tro bếp hoặc cho thịt lươn vào tủ lạnh, sau đó, lấy ra rửa nước để loại bỏ nhớt.
Sở dĩ, để ăn cháo lươn ngon, thực khách phải tìm đến các quán ăn do người Nghệ An bán, công thức được gia truyền qua nhiều thế hệ. Thế nên, thành phẩm tô cháo mới sánh đều, mùi thơm tỏa lên không thể từ chối. Người thích ăn cháo loãng hay cháo đặc cũng thấy hợp vị bởi do nó cân bằng cả hai yếu tố vừa nêu.
Cũng như những món cháo khác, thịt nấu cùng phải được sơ chế, xào chín qua. Với thịt lươn, xào trên chảo ít dầu cùng tỏi. Phần lõi xương giữ lại để nấu cháo lấy vị thanh ngọt. Cháo lươn ngon nhất là khi thưởng thức tại quán, nếu đặt món về nơi làm thì bạn nhớ thưởng thức ngay để cảm nhận rõ độ thơm ngon của từng thớ thịt cũng như hạt cháo.
Với một gợi ý nhẹ bụng, thanh đạm như cháo lươn, bạn đọc sẽ có bữa trưa ấm cúng, "khởi động" lại cơ thể và trí óc sau kỳ nghỉ để bước vào tuần đầu làm việc hăng say.
Bún chả chấm chẻo lạc độc đáo ở Nghệ An, chỉ nhìn thôi cũng đủ 'chảy nước miếng' Khác người Hà Nội ăn bún chả với mắm chua ngọt, người Nghệ An ăn kèm với bát chẻo sánh đặc, thơm nồng. Khi về Nghệ An, nếu tình cờ thấy một quán bún chả, bạn nên ghé vào ăn thử để được trải nghiệm nét đặc sắc trong ẩm thực của xứ Nghệ. Khác với đặc sản Hà Nội, bún chả Nghệ...