Món cá dảnh kho trái giấm độc đáo của người dân miền Tây
Món cá dảnh kho trái giấm nóng hổi thơm lừng? Vị ngọt, mềm, béo của thịt cá hòa cùng vị chua nhẹ của cà thấm đẫm khắp giác quan của bạn.
Món cá dảnh kho trái giấm độc đáo của người dân miền Tây
Trái giấm:
Giấm (còn gọi là bụp giấm, cẩm thanh) là cây thân thảo mọc hoang dại mọc nhiều nơi ở miền Tây.
Cây cao khoảng 1,5 đến 2m, ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10, hoa màu vàng, hồng hay tím. Trái hình trứng (tương tự củ hành tím), vỏ có lông tơ mịn, màu đỏ thẫm gồm nhiều mảnh bao quanh túi hạt.
Hạt già khô, túi hạt nứt ra theo gió bay đi khắp nơi và phát triển. Những mảnh vỏ trái màu đỏ, có vị chua tưởng như rất bình thường, nhưng thực ra đây là một nguyên liệu quý có giá trị cao trong y học cũng như trong ẩm thực.
Theo kinh nghiệm dân gian, lá hoặc vỏ trái giấm có vị chua hơi ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải khát… dùng chữa các bệnh viêm họng, ho,…
Cá dảnh:
Cá dảnh là loài cá nước ngọt có ở Đồng Bằng sông Cửu Long và có nhiều trong mùa nước nổi.
Khi vào vụ (tháng 9 – 10 âm lịch) cư dân nơi đây dùng lưới, đăng, vó … để đánh bắt.
Cá dảnh dạng hình thoi, dẹp, đầu nhọn hơn cá mè vinh, vảy nhỏ màu bạc lấp lánh. Đuôi, vây, kỳ phơn phớt hồng.
Video đang HOT
Tuy hơi nhiều xương nhưng thịt cá dảnh béo, ngọt, thơm, ngon nên được các bà nội trợ miền Tây ưa chuộng trong việc chế biến các món ăn như: chiên tươi, muối chiên, kho tương, kho ngót, nấu canh chua … Nhưng món ăn gây ấn tượng nhất phải là: Cá dảnh kho trái giấm.
Món cá dảnh kho trái giấm độc đáo:
Để chế biến món này, trước hết, phi đầu hành thơm, đổ nước vừa đủ vào nồi nấu sôi.
Nêm nếm gia vị (nước mắm bột ngọt) cho vừa ăn, thả cá dảnh (đã sơ chế) vào nồi nấu vừa chín tới.
Kế đến, cho cà chua, trái giấm vào, chờ các nguyên liêu trên mềm, mới cho rau cần xắt khúc cùng hành lá vào.
Khi nồi cá vừa sôi trở lại, nêm nếm gia vị lần cuối, nhắc xuống, múc ra tô.
Cuối cùng, chuẩn bị chén nước mắm ngon nguyên chất, trong đó có vài trái ớt hiểm chín, dọn tất cả lên bàn là xong!.
Thưởng thức món cá dảnh kho trái giấm:
Còn gì thú vị bằng trong những ngày hè được thưởng thức tô cá dảnh kho trái giấm nóng hổi thơm lừng.
Dùng đũa giẽ miếng thịt cá dảnh kẹp cùng miếng cà chua chấm vào chén nước mắm đưa lên miệng nhai chậm rãi… Vị ngọt, mềm, béo của thịt cá (nhất là mỡ và ruột nơi bụng cá), chua nhẹ của cà thấm đẫm khắp giác quan.
Chan một miếng nước cá kho có màu hồng nhạt vào chén cơm “lùa” một hơi, sẽ cảm nhận được hương vị chua thanh, ngòn ngọt, và mùi thơm thoảng đặc trưng của loại trái dân dã nơi đây!
Món rắn nước hầm sả ngon độc đáo của miền Tây
Món rắn nước hầm sả ngon độc đáo của miền Tây có thể gọi là mồi nhậu bậc nhất của các "tín đồ" rượu đế vùng sông nước Cửu Long. Rắn nước chế biến hầm với sả sẽ có mùi vị ngọt lành, đặc trưng của vùng sông nước.
Món rắn nước hầm sả ngon độc đáo của miền Tây
Đặc sản miền Tây Nam Bộ:
Miền Tây Nam bộ vốn nhiều kênh rạch, sông ngòi chằng chịt. Nhờ vào đặc điểm địa hình ấy mà vùng đất này lắm cá nhiều tôm.
Theo lời của các vị cao niên, trước đây nơi này có nhiều loài động vật hoang dã sinh sống; còn rùa, rắn, trăn...thì vô số kể.
Mùa nước nổi, dân quê chống xuồng theo dọc các kênh rạch để săn chuột, bắt rắn đem về cải thiện bữa ăn.
Đối với "dân nhậu" nơi miền Tây, một trong những món ngon được xếp "bậc" nhất là...món rắn nước hầm sả.
Rắn nước Miền Tây:
Rắn nước là một trong số những loài rắn lành tính, không có nọc độc như các loài rắn hổ. Thức ăn chủ yếu của loài rắn nước thường là những sinh vật nhỏ như cá, tép... Còn khi thấy người là rắn bò đi và mất hút.
Ngày trước, vùng đất này có nhiều cây cối rậm rạp chưa được khai hoang, rắn nước thường chọn những nơi hoang sơ như thế để trú ẩn.
Mùa nước nổi về, chúng lại tranh thủ lội trên mặt nước để tìm con mồi. Đó là "cơ hội" cho các cư dân miền Tây ra tay tóm gọn rắn nước.
Món rắn nước hầm sả của miền Tây:
Cách sơ chế rắn nước:
Loại rắn này lội trên mặt nước dọc theo các con rạch thường có màu đen, dưới bụng màu trắng hoặc vàng và không lớn lắm.
Khi bắt được rắn, không cần phải lột da, chỉ cạo sạch lớp da trơn ở ngoài rồi rút ruột chứ không mổ phanh dễ làm mềm thịt và mất đi mùi vị đặc trưng của loại rắn này.
Sau khi làm sạch rắn, cắt thành từng khúc nhỏ tầm 2 đốt ngón tay, cho rắn vào cái xoong, đổ nước dừa tươi, nêm ít sả đập dập cắt khúc, đun sôi luộc rắn cho bán mùi rồi vớt ra để ráo.
Cách nấu món rắn nước hầm sả:
Bắc thêm cái nồi nhỏ lên bếp, thêm ít nước dừa cộng với nước dừa luộc rắn, ít sả băm nhuyễn, muối, đường... đợi nước sôi rồi đổ rắn khúc vào nồi, thêm ít đu đủ để gia tăng hương vị.
Vì đã sơ chế rắn trước nên khi các gia vị chín tới là thịt rắn cũng vừa ăn.
Món rắn nước hầm sả này có thể ăn nóng trong nồi lẩu đi kèm với cơm hoặc bún đều rất ngon.
Theo các "thợ nấu" miền Tây, món rắn này sẽ mất đi mùi đặc trưng nếu không luộc rắn trước trong nồi nước dừa.
Thưởng thức rắn nước hầm sả:
Rắn nước thịt ngọt ngon, béo ngậy hoà với mùi hương ngào ngạt của sả, của đu đủ vườn nhà tạo thành một món ăn độc đáo, trở thành món "khoái khẩu" của "dân nhậu" nơi miền Tây sông nước này.
Những buổi chiều mùa lũ, ngồi dưới tán cây rồi nhâm nhi ly rượu đế miệt vườn cùng với món rắn hầm sả thiệt là hết ý.
Loại rắn này ăn vào có tính mát, lại lợi về xương cốt, làm giảm chứng đau lưng trong những ngày lam lũ ruộng đồng. Chính vì vậy mà "dân nhậu" miệt này còn có câu nói kháo nhau: "Có rắn dù mắng cũng nhậu".
Công thức chuẩn vị cho món vịt nướng chao Vịt nướng chao là món ăn đậm chất dân dã miền Tây, nhưng lại có chút cầu kì trong khâu chọn nguyên liệu và cách ướp. Dưới đây là công thức chuẩn vị cho món vịt nướng chao, đảm bảo ngon như ngoài nhà hàng. Công thức chuẩn vị cho món vịt nướng chao Chuẩn bị nguyên liệu 1 con Vịt 4 viên...