Món bún miền Tây có tên gọi phát ra âm thanh
Bún kèn Hà Tiên hấp dẫn với nước dùng vàng nghệ, vị béo ngọt nhờ nấu từ nước cốt dừa và thịt cá, ăn cùng rau sống.
Miền Tây Nam Bộ có nhiều món bún ngon được xếp hàng đặc sản. Đi Trà Vinh du khách có thể ăn bún suông, ghé Sóc Trăng thưởng thức bún nước lèo, đến Cần Thơ có món bún mắm, về An Giang lại có bún cá, còn Kiên Giang thì có món bún kèn nổi tiếng ở vùng Hà Tiên.
Bún kèn là món ăn dân dã, ở miền thôn quê, người bán đựng bún trong gánh đi bán từ nhà này sang nhà khác hoặc bày biện quầy hàng tại các chợ như một món ăn sáng bình dân giống bún riêu, cơm tấm, cháo lòng… Nguyên liệu món ăn đơn giản gồm cá, bún, gia vị như nghệ, sả, tỏi… và quan trọng phải có nước cốt dừa, chính thành phần này là xuất phát điểm cho tên của món bún kèn. Với người Khmer Nam Bộ, “kèn” là từ chỉ các món ăn được nấu từ nước cốt dừa và có màu vàng của nghệ.
Món bún kèn ở Hà Tiên hay Kiên Lương, Kiên Giang không giống với món bún kèn ở An Giang nấu bằng cá lóc đồng, mà dùng nguồn cá biển dồi dào, tươi ngon như cá nhồng, cá rựa, cá ngân có thịt dai ngọt. Là món ăn bình dân nhưng để có tô bún kèn ngon cũng phải tỉ mỉ từng công đoạn.
Bún kèn có giá từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng mỗi tô, bán nhiều tại Hà Tiên, Kiên Lương, Phú Quốc ở Kiên Giang. Ảnh: @ansapsaigon/Instagram
Cá được mua từ những mẻ cá biển mới vào bờ, làm sạch rồi nấu chín, rỉa lấy phần thịt xé nhỏ. Lúc này, các gia vị như sả, củ riềng, nghệ, ớt được đâm nhuyễn rồi phi vàng, cho thêm thịt cá vào xào săn, có thể cho bột ngũ vị hương để tăng mùi vị. Dừa khô nạo lấy phần cơm rồi vắt nước cốt, thêm nước ấm rồi bỏ vào nồi nước luộc cá nấu nôi, sau đó sẽ cho phần thịt cá đã xào vào nồi nấu riu riu, nêm nếm vừa miệng. Nồi nước kèn lúc này có màu vàng đẹp mắt phảng phất mùi béo ngậy thơm của nước cốt dừa.
Video đang HOT
Nồi nước kèn lúc nào cũng nóng hổi, khi có khách gọi, chủ quán nhanh tay lấy nhúm rau sống đủ loại như húng cây, rau răm, giá sống, dưa leo, đu đủ bào sợi để bên dưới, phía trên là lớp bún tươi. Sau đó, người bán lấy vá múc phần thịt cá biển lắng dưới đáy nồi đã nấu mềm, thấm vị cho lên trên mặt bún rồi chan thêm ít nước dùng xăm xắp đều khắp tô. Món ăn được trộn đều, sợi bún tươi, nhỏ nhắn hòa cùng nước dùng màu vàng tươi béo ngậy, xen kẽ mớ thịt cá ngọt mềm và vị giòn của rau, có thêm miếng nước mắm ớt mằn mặn, cay cay lại càng cuốn hút.
Những món bún miền Tây có tên kỳ lạ nhưng cực ngon
Du lịch miền Tây, ngoài thưởng thức các đặc sản quen thuộc, bạn đừng bỏ lỡ nhiều món bún có tên gọi độc đáo như bún kèn, bún nhâm, bún suông...Chúng cũng có hương vị hết sức đặc biệt.
Bún kèn: Đây là một trong những đặc sản nổi tiếng ở đảo Ngọc Kiên Giang. Bún kèn hút mắt thực khách bởi màu cam đỏ đặc trưng khá bắt mắt. Nguyên liệu chính của món bún miền Tây có tên kỳ lạnày chính là thịt cá xay nhuyễn sau khi đã lấy lọc hết xương.
Điểm nhấn của món bún này nằm chỗ, cá làm nhân chả thường là cá đồng. Ngoài thịt cá, món ăn này còn đòi hỏi những gia vị thiết thực như ớt, sả, nghệ, ngũ vị hương, nước cốt dừa. Một tô bún kèn với mùi thơm phức ăn kèm với các loại rau độc đáo hẳn sẽ khiến du khách khó mà quên nếu một lần được nếm thử.
Bún nhâm: Ngoài bún kèn, Kiên Giang còn có món bún nhâm thu hút thực khách. Bún nhâm cũng dùng nhiều nguyên liệu giống như bún kèn nên hai món này thường được bán cùng nhau. Thế nhưng, điểm khác biệt của bún nhâm lại nằm ở chỗ, nó được trộn khô và ăn kèm rau sống, chà bông tôm cùng nước mắm pha chua ngọt.
Vẻ ngoài bắt mắt của các phần nguyên liệu trong tô bún nhâm: sợi bún, thịt bò, đậu phộng và kèm với các loại rau. Chính nhờ sự hài hòa trong tô bún khiến thực khách lần đầu nhìn thấy đều có một ấn tượng nhất định.
Bún ba khía là một đặc sản nổi tiếng ở các tỉnh miền Tây như Hà Tiên, Kiên Giang... Do đó, nếu có dịp ghé qua những vùng này thì bạn đừng quên thưởng thức thử một lần cho biết.
Bún ba khía chỉ gồm có phần nguyên liệu chính là bún tươi và ba khía hấp nước dừa, ăn kèm cùng nước mắm chua ngọt. Ba khía vốn dĩ không nhiều thịt, lại ăn kèm cùng mắm nên nếu bạn thuộc "team xôi thịt" thì có lẽ phải ăn vài bát mới đủ no.
Bún suông (hay còn được gọi là bún đuông), không chỉ độc lạ ở cái tên mà còn hay ho ở phần nguyên liệu bên trong bát bún. Thành phần chính của bún suông chỉ gồm có bún, tôm và thịt ba chỉ, nhưng đặc biệt nhất chính là những con tôm được nặn thành miếng chả dài, tạo hình giống con đuông dừa.
Điều làm nên hồn cốt của bát bún suông chính là thứ nước lèo mang đậm chất Trà Vinh. Phần nước này sẽ được ninh bởi xương lợn, khô mực, đầu tôm... trong nhiều giờ cho đủ độ béo ngọt. Ngoài ra còn có các loại gia vị như dầu hạt điều, muối, tiêu, mắm bò hóc... cùng ít me và tương hạt để tạo được vị ngọt thanh, thơm thoang thoảng hấp dẫn.
Bún bì: Nếu đến miền Tây bạn không thưởng thức món bún bì thì quả thật là một thiếu sót. Điểm hấp dẫn của bún bì không chỉ nằm ở bì, nem nướng, thịt nướng mà là việc bạn phải húp hết nước mắm để cảm nhận vị ngon của món ăn.
Một bát bún bì sẽ gồm 4 tầng: rau, bún, thịt (nem nướng, thịt nướng) và một chút đồ chua, đậu phộng giã dập được chan ngập trong nước mắm. Người ăn sẽ bị hấp dẫn bởi những cọng bì vàng ươm, thơm, thịt chọn làm bì phải là loại nạc đùi, ướp gia vị đều và ram cho thơm lừng. Ảnh: Internet.
Nồi lẩu cù lao thương nhớ ở miền Tây Món lẩu lắm công phu, không chỉ ngon về hương vị mà còn đẹp về hình thức, từng là món ăn không thể thiếu trong các bữa tiệc ở miền Tây. Ngày trước, mỗi lần quê có đám tiệc, tôi đều thấy trên bàn lúc nào cũng có một nồi lẩu cù lao chính giữa. Tên món lẩu xuất phát từ hình dạng...