Món bánh khoái giòn ngon của xứ Huế
Món bánh khoái là món ăn quen thuộc của người dân xứ Huế, và đã trở thành một món ăn được rất nhiều du khách ưa thích, là món ăn không thể bỏ qua khi bạn đến thăm vùng đất cố đô.
Món bánh khoái giòn ngon của xứ Huế
Món bánh khoái giòn ngon của xứ Huế:
Bánh khoái ngon phải được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, đòi hỏi cách thức chế biến cầu kỳ, từ khâu pha chế bột, chiên bánh, cho đến gia vị cho vào bánh và nước chấm.
Cách làm bánh khoái:
Bột làm bánh khoái phải được chọn từ loại gạo ngon, xay nhuyễn với nước thành một hỗn hợp lỏng, nêm nếm thêm chút muối, bột nghệ và lòng đỏ trứng gà.
Video đang HOT
Nhân của bánh bao gồm thịt nạc heo đã ướp gia vị, tôm bóc vỏ và chút giá sống, hành lá.
Khâu đổ bánh là quan trọng nhất, từ canh độ nóng của lửa, đổ bánh vừa bột và vớt bánh khéo để có được độ giòn…
Bánh khoái ngon còn nhờ vào đĩa rau tươi ngon, bao gồm các loại rau thơm ở Huế, chuối chát, trái vả và khế xanh xắt mỏng, ăn kèm bánh nóng mới ra lò, chấm nước mắm chua ngọt.
Với hương vị chua, cay, ngọt, mặn, chát lại thêm nồng nàn mùi tỏi, cay xè vị ớt chắc hẳn bạn sẽ hiểu được vì sao nó lại có cái tên thú vị ấy.
Kẹo cau - Đặc sản tuổi thơ, ngậm mà nhớ Huế
Người Huế không ai không biết đến kẹo cau - thứ kẹo dân dã, mộc mạc như chính tên gọi nhưng là "đặc sản tuổi thơ" của biết bao thế hệ người dân Cố đô.
Với những người Huế xa quê, hẳn mới nghe thấy tên "kẹo cau" chắc cũng ngẩn ngơ nhớ về những ký ức tuổi thơ với bạn bè cùng trang lứa, với những lần ngóng mẹ đi chợ về với chút quà mọn nhưng đầy dư vị.
Nguyên liệu chính để làm kẹo cau là bột gạo và đường. Kẹo cau gồm có hai phần: Phần trong cứng màu vàng nhạt, tượng trưng cho hạt cau, được làm từ nước đường cô lại vàng óng; Phần ngoài màu trắng, làm bằng bột trộn đường, tượng trưng cho thịt cau.
Ngày xưa, khi làm kẹo cau, người ta có bỏ thịt quả cau vào trong kẹo nhưng vì mùi vị của cau khá hăng, không nhiều người ăn được nên sau này không cho vào nhân kẹo nữa. Kẹo cau ngày xưa thường được gói trong lá chuối để bán cho trẻ con xứ Huế. Ngày nay, kẹo cau được đóng gói chỉn chu lịch sự để bán cho các du khách dễ dàng mua về làm quà.
Kẹo có vị ngọt thanh, ngậm tan từ từ vì kẹo khá cứng. Người lớn thường ăn kẹo cau khi uống trà, vị ngọt của kẹo cau thêm vị đắng đắng của trà tạo nên mùi vị mới lạ kích thích vị giác.
Trong bài viết "Tết về nhớ cái kẹo cau", tác giả Hoàng Hải Lâm miêu tả: Ôi cái kẹo cau ngọt thanh đến lạ lùng, giòn tan đến từng thớ. Tôi thường bỏ cái kẹo cau vào miệng nhai rau ráu, âm thanh phát ra cứ như bắp rang trên chảo. Chị và em gái tôi chọn cách ăn rất con gái, cứ bỏ cái kẹo cau vào miệng để chúng tự tan ra từ từ, nước đường ngọt bùi ngấm vào trong miệng rồi nuốt đánh ực. Ăn kẹo cau kiểu này thì vài ba cái cũng được một buổi sáng, còn vài cái để sang đến chiều thế là suốt ngày được ăn kẹo cau.
Một miếng kẹo cau ngòn ngọt mà trở thành hương vị của cả quãng trời tuổi thơ; ngòn ngọt thôi mà dư vị theo cho đến hết năm dài tháng rộng. Những khi khốn khó, lại nhớ về kẹo cau của thửa hàn vi. Khá giả rồi, đủ đầy rồi với biết bao loại quà bánh sặc sỡ, nhiều chủng loại, cũng lại nhớ miếng kẹo cau hồn nhiên, dân dã. Nếu có món gì ăn "ngậm mà nghe", thì kẹo cau là một trong số đó...
Nếu có dịp ghé Huế, kẹo cau chắc chắn là món đặc sản không thể bỏ qua cho du khách. Những người Huế xa quê hương mỗi khi về thăm nhà, lúc ra đi cho dù có nặng nề đến mấy, trong xách tay họ cũng có vài bì kẹo cau làm quà. Và trên hành trình tha hương ấy, ngậm một miếng kẹo cau để kéo dài thêm sự luyến lưu với sông Hương, núi Ngự...
Ngày nay, kẹo cau được bày bán ở rất nhiều địa điểm như các cửa hàng bán đặc sản Huế, chợ Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự, trạm dừng chân... rất dễ dàng để sở hữu một món kẹo đặc trưng của Huế. Có người nói nghe tiếng Huế đã thấy ngọt ngào, ăn kẹo Huế vào nữa chỉ muốn tan chảy ra mà ở lại Huế, không muốn bước chân đi. Ôi, kẹo Huế!
Nấm tràm xứ Huế Theo từ điển Wikipedia, nấm tràm có tên khoa học là Tylopileus, là loại nấm lớn phân bổ ở vùng ông Bắc châu Âu, Bắc Mỹ... Ở Việt Nam, nấm tràm có nhiều nhất ở các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, nấm tràm cũng có nhiều ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Nấm...