Món bánh cho tín đồ vừa thích ăn vặt vừa thích vị cà phê
Bạn yêu thích bánh ngọt nhưng lại say đắm vị cà phê. Vậy thì còn chần chừ gì mà không vào bếp thử làm ngay món bánh Papparoti 2 trong 1 này để chiêu đãi cả nhà trong mùa dịch.
Papparoti còn có tên gọi là Mexican Coffee Buns, bắt nguồn từ quốc gia Nam Mỹ – Mexico nhưng khá nổi tiếng tại Malaysia và cả Việt Nam. Theo đó, papparoti hút hồn thực khách bởi lớp vỏ giòn rụm, thơm mùi cà phê quyện cùng vị kem bơ trong khi phần nhân thì xốp mềm.
Thông thường, muốn thưởng thức món bánh thì mọi người có thể tìm mua tại các cửa hàng papparoti ở các siêu thị. Nhưng nay do giãn cách xã hội thì đành phải “xắn tay áo” trổ tài đầu bếp.
Sài Gòn Tiếp Thị hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc công thức làm món bánh này của savourydays đã được chị Lê Hồ, thành viên Ăn ngon nấu khéo ứng dụng và chế biến thành công.
Phần vỏ bánh: 60ml sữa tươi không đường, 60ml sữa tươi không đường pha với 3ml nước cốt chanh, 260g bột 13, 35g đường, 3g muối, 5g men, 1 trứng gà (50g không tính vỏ), 40g bơ lạt.
Phần phủ cà phê: 35g bột mì 13 hoặc đa dụng, 1g bột ca cao, 25g đường, 1g muối, 30g bơ lạt, 25g trứng đánh tan, 10ml cà phê đậm đặc.
Nhân bánh: 12 cục bơ lạt mỗi cục 4g cắt sẵn để ngăn đá tới khi làm.
Video đang HOT
Cách làm
Bước 1: Pha nước chanh với sữa tươi để 15 phút rồi dùng (đây là nguyên liệu giúp ruột bánh mềm xốp). Cho bột, đường, muối vào âu trộn đều, cho men vào trộn đều rồi tạo 1 lỗ ở giữa âu đổ sữa, sữa chanh, trứng gà đánh tan vào.
Bước 2: Trộn cho bột thành khối rồi nhồi bột bằng máy cho đến khi bột mịn. Cho bơ đã mềm vào nhồi tiếp cho đến khi bơ hòa quyện và tạo thành khối bột mịn. Cho khối bột đã nhồi xong vào một âu đã thoa 1 lớp dầu ăn đậy bọc thực phẩm ủ đến khi khối bột nở 1,5-2 lần khoảng 50 phút hoặc hơn tuỳ vào nhiệt độ.
Bước 3: Làm topping và nhân bánh phần nhân cắt 12 viên bơ 4g/viên bỏ tủ đông để tới lúc dùng. Topping: cho 30g bơ lạt vào âu đánh với muối cho tan mịn rồi cho 1/2 trứng vào đánh đều, cho bột mì và bột ca cao vào trộn đều cuối cùng cho 10ml và phê vào và trộn đều.
Bước 4: Cho vào túi bắt kem cho dễ làm, rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh chờ tới khi dùng. Khi bột đã nở cho ra bàn nhồi sơ 2-3 phút rồi chia bột thành 12 viên, vê viên tròn. Đậy bọc thực phẩm cho bột nghỉ 5 phút.
Bước 5: Lấy những viên bơ ra và bắt đầu nặn bánh kéo căng mặt bột bên ngoài rồi cho bơ vào bên trong túm mép bột và vê tròn cho kín phần này cần làm kỹ nếu không lát ủ lần 2 bánh nở thêm bơ sẽ bị chảy ra ngoài.
Bước 6: Vặn lò ở nhiệt độ 50 độ C trong 7 phút rồi bỏ khay bánh vào ủ cùng với 1 ly nước sôi để tạo độ ẩm trong lò, xịt nước lên khoảng không trên khay bánh đậy nắp ủ đến khi bột nở 70%.
Bước 7: Bột sau khi ủ lần 2 lấy ra vặn lò ở 180 độ C trước 10 phút cho lò nóng. Trong lúc đợi lò nóng phun phần topping lên trên bánh. Lò đã nóng bỏ khay vào nướng 18 phút phần topping sẽ chảy ra và phủ lên mặt bánh, gần xong mà mặt bánh hơi sậm thì dùng giấy bạc che lên trên để mặt bánh không bị cháy.
Cách làm há cảo Nhật Bản, món ngon nổi tiếng xứ Phù Tang
Là món ăn phổ biến tại xứ Phù Tang (Nhật Bản) không kém so với mì Ramen, há cảo Gyoza có nhiều cách chế biến như nướng, hấp, chiên...
Theo đó, bạn Lộc Nguyễn, thành viên nhóm ẩm thực Ăn ngon nấu khéo đã làm thành công bánh Gyoza từ bột mì, thịt heo cùng các loại rau, củ và gia vị đặc trưng của món ăn. Sau khi xong phần bánh thì sẽ dùng phương pháp chiên qua dầu để tạo độ giòn rụm cho Gyoza. Cùng Sài Gòn Tiếp Thị khám phá công thức làm Gyoza cụ thể như thế nào nhé!
Nguyên liệu
Vỏ bánh: 2 cup bột mì, muỗng cà phê, 1 cup nước
Nhân bánh: 300g thịt heo, 300g bắp cải, 1 củ hành tây nhỏ, 1 nắm nhỏ khoảng 15 cây hẹ, 1 củ tỏi, 1 miếng gừng khoảng 1.5cm
Gia vị: Nước tương, đường, dầu mè, tiêu
Cách làm
Bước 1: Vỏ bánh: Nấu 1 cup nước khoảng 80-90 độ, cho bột mì vào trộn đều cho đến khi không còn bột trắng (bột hơi nóng nên hãy chú ý). Sau đó, để bột nghỉ 30 phút. Việc dùng nước sôi để trộn bột với mục đích làm bột chín và protein sẽ hoạt động kém, bột co giãn ít khi gói sẽ dễ hơn. Sau khi bột nghỉ đủ lấy ra nhồi cho đến khi bề mặt bột mịn. Quá trình này mất khoảng 10-15 phút.
Bước 2: Vỏ bánh (tt): Chia bột thành các viên 15g và tiếp tục để bột nghỉ. Bột nghỉ đủ lần hai thì cho bột khô ra mặt phẳng để làm bột áo, cán thành hình tròn đường kính khoảng 5-7cm. Công thức này sẽ chia được khoảng 33 vỏ, khi cán vỏ chia thành nhiều chồng để tránh đè lên nhau nhiều sẽ bị dính, giữa các lớp áo bột khô kỹ.
Bước 3: Nhân bánh: Trong lúc chờ bột tranh thủ làm nhân bánh. Bắp cải cắt nhỏ trộn đều với muỗng cafe muối để sang một bên. Khoảng 15 phút nước trong bắp cải sẽ tiết ra, bỏ phần nước này đi. Trong nhân nhiều nước quá khi gói sẽ rất khó.
Bước 4: Nhân bánh (tt): Tỏi, gừng bằm nhuyễn. Hành tây cắt hạt lựu. Hẹ cắt nhỏ. Trộn thịt bằm, bắp cải vắt ráo, tỏi, gừng, hành tây, hẹ thật đều. Nêm hỗn hợp với 10 muỗng nước tương, 2 muỗng đường, 1 muỗng dầu mè và 1-2 muỗng tiêu. Thử nhân trước xem đã vừa chưa bằng cách cho một phần nhỏ vào lò vi sóng hoặc áp chảo.
Bước 5: Gói bánh: Khi gói nếu vỏ khô quá dùng chút nước để làm ẩm phần mép vỏ bánh. Không cho nhiều nhân quá khiến nhân trào ra ngoài khó gói bánh.
Bước 6: Chiên bánh: Dùng một chiếc chảo dày xếp bánh vào, đổ ngập nước khoảng 1/3 bánh. Khi nước rút gần hết cho thêm dầu vào để đế bánh thật giòn. Lượng dầu không nhiều quá, dùng như áp chảo là được.
Bước 7: Chiên bánh (tt): Bánh chín có phần đế giòn, vỏ mềm và nhân bên trong ẩm. Khi ăn chấm với nước tương giấm. Pha 1 nước tương đường và giấm, thêm dầu mè.
Bước 8: Bảo quản: Để bánh vào khay rồi để tủ lạnh khoảng 1-2 giờ cho bánh đông cứng. Gỡ bánh để vào hộp. Khi này bánh sẽ không bị dính vào nhau. Lúc lấy ra cũng rất dễ.
Lạ miệng bò sốt trứng muối ngon chuẩn nhà hàng, cả nhà tấm tắc "10 điểm" Với cách hướng dẫn chi tiết này, bất kỳ ai cũng có thể vào bếp chế biến suất ăn ngon như ở nhà hàng để cả nhà cùng thưởng thức giữa mùa dịch. Để thực hiện món bò sốt trứng muối, trước tiên bạn cần biết cách chọn mua thịt bò tươi ngon. Miếng thịt ngon có màu đỏ tươi; thông thường người...