Món ăn Việt Nam có những đặc trưng riêng nổi bật nào?
Ẩm thực Việt Nam luôn khiến bất kì thực khách nào phải thốt lên trầm trồ bởi độ đa dạng trong các món ăn Việt Nam, những tầng hương vị tinh tế mà dân dã. Tham khảo bài viết để cái nhìn sâu sắc hơn về đặc trưng ẩm thực và các món ăn Việt Nam bạn nhé!
1. Ẩm thực Việt Nam có gì?
Ẩm thực Việt Nam là là sự pha trộn giữa phương thức chế biến các món ăn Việt Nam, nguyên lý pha trộn gia vị và cả thói quen ăn uống của tất cả mọi người Việt Nam trên dải đất hình chữ S này. Bỏ qua khác biệt từng vùng miền, ẩm thực Việt Nam bao hàm những ý nghĩa mang tính khái quát nhất đại diện cho cả một cộng đồng người Việt Nam nói chung.
Các món ăn việt nam có những đặc trưng nổi bật nào?
2. Đặc trưng của món ăn Việt Nam
2.1. Đặc trưng chung của món ăn Việt Nam
Việt Nam là một nước lấy nông nghiệp là chính. Khí hậu nói đây thuộc kiểu nóng ẩm, nhiệt đới gió mùa. Đặc biệt Việt Nam chia thành ba miền Bắc, Trung, Nam với 54 dân tộc. Với các yếu tố địa lý, khí hậu, văn hóa và dân tộc nêu trên, theo đó nền ẩm thực của quốc gia cũng có sự phân hóa mang trong mình đặc điểm riêng tùy từng vùng – miền khác nhau.
Mỗi một miền sẽ có một nét riêng mang khẩu vị đặc trưng. Điều này vô tình tạo nên độ đa dạng độc đáo trong ẩm thực Việt Nam. Nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam lấy nền tảng là văn hóa ăn uống sử dụng nhiều loại rau và nước canh. Có thể thấy dinh dưỡng từ động vật chỉ chiếm phần thứ yếu trong thực đơn ăn uống của người Việt Nam.
Người Việt có hàng loạt cách chế biến rau từ luộc, xào, muối dưa hay thậm chí ăn sống. Trong khi đó các loại thịt chủ yếu được người Việt Nam ăn trong các bữa ăn thường là các loại thịt bò, thịt lợn, thịt gà, vịt, ngan cho đến các loại thủy hải sản như tôm cá, cua, ốc, hến,…
Một số loại thịt khác cũng được dùng để chế biến một số món ăn Việt Nam chẳng hạn như thịt rắn, thịt rùa, thịt ba ba, thịt dê,… Mặc dù đây không được nguồn thịt chín tuy nhiên đây được xem là món ăn đặc sản của một số vùng miền được nấu trong các dịp liên hoan hay dịp quan trọng gì đó có uống kèm rượu.
Các món ăn Việt Nam cũng bao gồm các loại đồ ăn chay bởi số lượng người theo Đạo Phật tại Việt Nam khá lớn. Mặc dù vậy không phải ai cũng ăn chay trường, chỉ có những nhà sư hay những người bệnh nặng mới bắt buộc phải thực hiện chế độ ăn kiêng, ăn các loại thức ăn chay thường xuyên.
Mục tiêu cốt lõi của ẩm thực Việt Nam là ăn ngon, đôi khi yếu tố này không quan trọng đến yếu tố bồi bổ. Vì vậy trong ẩm thực Việt Nam, có khá nhiều món hết sức cầu kỳ sử dụng các kĩ thuật ninh, hầm nhừ tương tự như các món ăn Trung Hoa.
Mặc dù vậy, ẩm thực Việt Nam không thiên về tính thẩm mỹ cao như các quốc gia khác chẳng hạn như Nhật Bản. Ngược lại giá trị ẩm thực của các món ăn Việt Nam nằm ở sự hòa trộn một cách tinh tế các loại gia vị để đảm bảo tính ngon lành. Đồng thời có thể sử dụng một số nguyên liệu dai giòn chẳng hạn như măng, chân cánh gà, hay nội tạng động vật để chế biến thành món ăn. Mặc dù đảm bảo được tính ngon lành nhưng đa phần các món ăn này không mang lại quá nhiều giá trị dinh dưỡng.
Thực tế đây chỉ là những nhận định từ rất lâu để đánh giá về nền ẩm thực Việt Nam. Ngày nay với tác động của thời kỳ hội nhập toàn cầu, văn hóa các quốc gia bao gồm cả các món ăn đã có sự thay đổi rõ rệt, ngày càng xóa nhòa các đặc điểm riêng.
2.2. 9 đặc trưng của nền ẩm thực Việt Nam
Theo một số chuyên gia về sử học và ẩm thực Việt Nam, có 9 đặc trưng chính để phân biệt ẩm thực Việt Nam với các nền ẩm thực khác:
- Tính đa dạng
Video đang HOT
Sự đa dạng của các món ăn Việt Nam thể hiện ở sự dễ dàng tiếp thu văn hóa, sự đa dạng về dân tộc cũng như đa dạng vùng miền. Đây là điểm nổi bật cũng như niềm tự hào của Việt Nam.
- Ít dầu mỡ
Các món ăn Việt Nam chủ yếu được làm từ nguyên liệu rau củ quả, thịt không phải là nguyên liệu chủ đạo khi nấu ăn như các quốc gia phương Tây. Ngoài ra Việt Nam không dùng quá nhiều dầu mỡ để nấu ăn như các món của người Hoa, vì vậy các món ăn thường thanh và ít mỡ hơn.
- Hương vị đậm đà
Sự pha trộn gia vị là một trong những điểm tinh tế mà ít có nền ẩm thực nào có được. Để chế biến các món ăn Việt Nam, người đầu bếp thường sử dụng hàng loạt các loại gia vị cùng nước mắm mang hương vị đặc trưng để góp phần đậm đà cho món ăn. Ngoài ra mỗi món khác nhau thì đều có nước chấm tương ứng để gia tăng mùi vị.
- Nhiều tầng hương vị
Các món ăn Việt Nam thường kết hợp các loại thực phẩm như thịt, tôm, cua kết hợp cùng các loại rau, gạo, đậu,… Không chỉ mang một mùi vị nhất định, những món ăn Việt Nam này chứa đựng nhiều tầng hương vị từ chua, cay đến ngọt bùi và mặn.
- Ngon
Như đã đề cập, điểm tinh tế của ẩm thực Việt Nam là sự kết hợp các vị lại tạo nên một hương vị đặc trưng. Những nguyên liệu mát như thịt vịt, ốc thường được chế biến một cách khoa học cùng các gia vị mang tính ấm. Điều này cũng dựa trên nền tảng âm dương thú vị của người Việt Nam.
- Dùng đũa
Ẩm thực Việt Nam bên cạnh chế biến và nêm nếm gia vị còn bao hàm cả văn hóa ăn uống của người dân nơi này. Tương tự như một vài nước châu Á, việc dùng đũa tại Việt Nam đã trở thành một nét văn hóa đẹp và đầy thú vị. Bạn có thể sử dụng đũa cho hầu hết các món ăn từ kho, chiên đến thậm chí là canh.
Người Việt ít dùng nĩa để xiên thức ăn tương tự như các quốc gia phương tây. Từ văn hóa dùng đũa, người Việt còn phát triển nó thành một nét nghệ thuật trong nền văn hóa. Gắp sao cho khéo gắp, sao cho chặt không bị rơi đồ ăn là cả một nghệ thuật đối với những người dân Việt Nam.
- Tính cộng đồng hay tính tập thể
Tính cộng động hay còn gọi là tính tập thể được thể hiện rõ rệt bên trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam. Trong một bữa ăn bao giờ cũng có một bát nước chấm để chấm chung. Các món ăn thường được đựng trong một bát lớn rồi những người ngồi ăn sẽ sử dụng bát nhỏ riêng để ăn.
- Tính hiếu khách
Hiếu khách đã ăn sâu vào tâm trí của mỗi một người Việt. Mỗi bữa ăn, mọi người mời nhau như một cách thể hiện sự lịch thiệp và trân trọng mà bản thân dành cho người đối diện.
- Thức ăn được dọn thành mâm
Thay vì ăn theo từng đợt, ăn món nào mới mang món đó, người Việt Nam có thói quen ăn nhiều món ăn trong một lúc bằng cách dọn sẵn thành mâm
9 đặc trưng của nền ẩm thực Việt Nam
3. Đặc điểm các món ăn Việt Nam theo từng miền
3.1. Ẩm thực miền Bắc
Ẩm thực miền Bắc dựa trên nền tảng truyền thống xa xưa có phần nghèo nàn về nông nghiệp, vì vậy ẩm thực miền bắc thường ít chú trọng đến các nguyên liệu thịt cá. Đặc trưng của các món ăn Việt Nam tại miền Bắc là khẩu vị mặn mà đậm đà nhưng không cay béo hay ngọt như các vùng khác. Nguyên nhân chủ yếu bởi người miền này sử dụng nước mắm loãng và mắm tôi.
Ẩm thực miền Bắc được đánh giá là món tinh hoa ẩm thực với hàng loạt món ăn nổi tiếng như bún thang, bún chả, phở hay các loại đồ điểm tâm như cốm, bánh cuốn. Tinh dầu đặc sắc của miền này là tinh dầu cà cuống và rau húng láng.
3.2. Ẩm thực miền Nam
Ẩm thực miền nam khá khác biệt với miền Bắc. Thay vì mặn và đậm đà, các món nơi đây có thiên hướng chua ngọt hơn. Điều này ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi nền ẩm thực Trung Quốc, Campuchia và Thái Lan. Ngoài ra, loại cây được tìm thấy nhiều nhất tại miền Nam là cây dừa, sử dụng nước dừa thay cho đường đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực thú vị của người miền Nam.
Ẩm thực miền nam tương đối khác biệt bởi nguyên liệu nấu ăn có phần đặc biệt chẳng hạn như chuột khìa nước dừa, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh hay đuông dừa,… Đây đều là những loại thịt không được sử dụng phổ biến để chế biến thành món ăn. Ngoài thịt ra các loại thủy hải sản như cá loại tôm cá, cua, ốc cũng được sử dụng để chế biến thành các món ăn ngon.
3.3. Ẩm thực miền Trung
Đồ ăn miền Trung được đánh giá là cay nồng hơn hẳn hai miền còn lại. Ẩm thực miền trung có xu hướng trang trí rực rỡ có màu đỏ hoặc nâu sậm. Xuất phát từ nguyên nhân lịch sử, ẩm thực của miền trung đặc biệt là ẩm thực Huế mang đậm phong cách ẩm thực hoàng gia, chú trọng sự cầu kỳ trong chế biến và trang trí.
Ngoài ra tại các vùng khác của miền Trung như Đà Nẵng Bình Định khá nổi tiếng với các món mắm chẳng hạn như mắm tôm chua hay mắm ruốc,… Trong khi đó các vùng như Đà Nẵng, Huế lại nổi tiếng hơn với các loại đặc sản bánh kẹo.
3.4. Ẩm thực các dân tộc
Việt Nam là một quốc gia đặc biệt bởi bên trong nó tồn tại lên đến 54 dân tộc khác nhau. Chính điều này đã tạo nên ưu điểm về đa dạng trong bản sắc ẩm thực. Một số món ăn Việt Nam đại diện cho cả nền ẩm thực đất nước xuất phát từ chính các món ăn của người dân tộc này chẳng hạn như bánh coóng phủ, bánh cuốn trứng hay phở chua,…
Đặc điểm ẩm thực việt theo từng miền
Tóm lại đặc trưng của các món ăn Việt Nam nằm ở sự dân dã tận dụng nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên sau đó dưới bàn tay chế biến và nêm nếm của đầu bếp, món ăn Việt Nam mang trong mình nhiều tầng hương vị khiến bất kì ai cũng không ngừng xuýt xoa.
Ngày của Phở lại nhớ món phở "trong lòng tôi"
Nhân Ngày của Phở 12-12, tôi lại nghĩ tới những câu chuyện xung quanh nó. Nào là cách du khách nước ngoài háo hức thưởng thức phở khi du lịch tại Việt Nam hay câu chuyện phở mang "chuông đi đánh xứ người".
Tinh hoa ẩm thực đáng tự hào
Công việc của tôi có nhiều điều kiện đi đây đó, giao lưu bạn bè trong nước hay quốc tế. Cũng như người Việt, nhiều người ngoại quốc thường ăn phở vào buổi sáng khi ở Việt Nam. Nhiều người bạn và khách nước ngoài của tôi đã mê phở khi họ khám phá ra món ăn truyền thống hấp dẫn.
Theo tôi, phở không hổ danh là ngôi sao sáng trong bản đồ ẩm thực Hà Nội nói riêng hay Việt Nam nói chung. Thế nhưng, bạn đã bao giờ tự hỏi cách thưởng thức phở đúng điệu là gì? Bạn đã dùng phở nhiều lần và có thể thưởng thức nó ngay cả khi mắt nhắm, mắt mở? Chà, để ăn được món ăn nhiều màu sắc và hương vị này không phải là dễ.
Khi tô phở nghi ngút được bưng ra, nhiều khách ngoại quốc do "nghiện" phở nên họ sử dụng đũa và muỗng cũng rất điêu luyện như người Việt. Nhìn họ xì xụp ngon vì nước, thịt, vã mồ hôi vì cay của ớt, tiêu, rau thơm mà tôi phát thèm theo. Do thể lực cao lớn, đi nhiều, không ít khách ăn sáng hẳn hai tô, không những thế còn cho thêm nhiều bánh quẩy để ăn cho no, cho đã, cho thỏa thích.
Đi khắp các vùng miền, phở biến hóa trong nhiều hương vị khác nhau, tuy nhiên, đặc trưng nhất chính là những tô phở bò mà trong đó ở hai miền Nam - Bắc lại cho ta những vị cảm riêng biệt. Cũng như du khách Việt, nhiều khách nước ngoài nhận định, khó biết được phở miền nào ngon hơn. Bởi khi đi qua từng vùng đất, món ăn đã được biến tấu ít nhiều để phù hợp với khẩu vị và văn hóa riêng. Nhưng dù có thế nào thì cả phở Hà Nội và phở Sài Gòn đều ẩn chứa những tinh hoa ẩm thực đáng tự hào của người Việt Nam.
Mê và có cảm hứng với phở, anh Sonny Side, food blogger nổi tiếng trên YouTube - người đã tạo ra kênh Best Ever Food Review để khám phá phở ở hai miền và đại diện chính là Hà Nội và Sài Gòn. Tuy cũng gọi là phở bò, nhưng ở mỗi vùng lại gây ấn tượng với những hương vị độc đáo khác nhau.
Tại Hà Nội, không hiếm hình ảnh nhiều người xếp hàng chờ thưởng thức phở (ảnh chụp lúc trước khi dịch xảy ra). Ảnh: Incensetravel
Khám phá thành phần nguyên liệu trong một tô phở Hà Nội mới thấy sự tinh tế, tỉ mỉ trong từng giai đoạn. Nước dùng phải ninh xương bò trên bếp than cùng với gừng, hành và các gia vị khác nhau. Bởi thế mà phở Bắc mang cái đậm đà nguyên vị và thơm lừng mùi bò, điểm nhấn tạo nên linh hồn của món ăn tại đây.
Người Hà Nội đơn giản nên phở không hề cầu kỳ mà cho hết mọi nguyên liệu, rau, hành, tiêu gói ghém vào trọn trong tô. Loại thịt ăn kèm cũng đơn giản chỉ là tái và vài miếng nạm. Ấy vậy mà món ăn đã dung hòa đủ đầy cái ngọt thanh của nước phở, cái mềm thơm của bò. Sonny nhận xét rằng, phở Bắc rất tinh tế trong từng thành phần, từ những sợi bánh mỏng, dai đến từng miếng tái beo béo chuẩn vị.
Với phở miền Nam Sonny đã ngạc nhiên với sự phong phú của các hương vị trong tô phở. Nào là tái, nạm, gân rồi hành tây, hành lá, tiêu... hào phóng và đầy đủ sắc màu. Nhấn nhá thêm trong tô phở Sài Gòn chính là nước béo, một điểm sáng tạo nên độ ngọt, béo cho món ăn.
Thưởng thức phở ở Sài Gòn, thực khách sẽ được cho kèm với rất nhiều loại rau, ngoài giá đỗ thì còn có lá quế, rau om, rau mùi... Bởi thế mà Sonny đã bất ngờ bởi sự "trù phú" của một tô phở ở miền Nam. Sau khi nhặt rau, vắt chanh để tự tạo nên hương vị theo ý mình, thực khách sẽ thưởng thức đủ đầy hương vị của món ăn này. Theo nhận xét thì phở Sài Gòn có vị ngọt đậm đà hơn nhờ sự kết hợp của nhiều thành phần.
Phở Việt đi khắp phương trời
Ra nước ngoài, quán ăn sáng của người Việt chủ yếu là bún, nhưng phở phổ biến hơn, tất nhiên đã được biến tấu. Có những quán phở du khách rồng rắn xếp hàng dài nhìn thích mắt. Được cái người nước ngoài lịch sự hơn, không như kiểu "cháo chửi, bún mắng" ở Việt Nam.
Khách du lịch Việt Nam khi đến Hàn Quốc không khó để tìm được một quán phở. Món ăn này có mặt trên các con phố lớn, khu vực trường học. Tuy nhiên, hương vị phở đã được biến tấu cho phù hợp với khẩu vị của người dân xứ sở kim chi. Các thương hiệu phở Việt có tiếng ở Hàn là Little Saigon, Little Papa Phở, Phở Mein...
Trong đó, Little Saigon là quán nổi tiếng nhất tại khu phố sầm uất Apgujeong, Seoul. Món quen thuộc nhất ở đây là phở bò, giá từ 8.000 đến 12.000 won (khoảng 150.000 - 230.000 đồng). Ngoài ra, quán cũng phục vụ các món khác như phở cuốn, gỏi... Cộng đồng người Việt sinh sống ở Mỹ rất lớn, vì vậy ở đây có rất nhiều quán ăn Việt, đặc biệt là phở.
Ngoài Phở Hoài, Phở Pasteur... ở New York còn có Phở Bằng. Đây là một trong những quán phở được trang Thrillist.com bình chọn ngon nhất thành phố New York với nước dùng đậm đà, thơm hương thảo mộc, sợi mềm dai, và thịt bò mềm. Giá từ 7 - 10 đô la Mỹ/tô (khoảng 150.000 - 230.000 đồng).
Ông chủ quán phở Việt tại Genava, Thụy Sĩ.
Tới xứ sở đồng hồ Thụy Sĩ, Nhà hàng Ngôi nhà châu Á (Maison d'Asie) mở cửa tại thành phố Geneva cách đây hơn 10 năm và thu hút nhiều khách quốc tế và Việt kiều đang sinh sống, làm việc ở Thụy Sĩ. Quán được trang trí với nhiều nhạc cụ dân tộc mang đậm không khí Việt Nam và nằm gần nhà ga Cornavin nên rất đông khách. Đây không phải là quán ăn Việt duy nhất ở thành phố này nhưng phở ở đây hấp dẫn bởi nước dùng truyền thống, với các loại gia vị như hành, ớt, quế, gừng, thảo quả... Giá một tô phở là 17 francs Thụy Sĩ (gần 400.000 đồng).
Hay tới Úc, một tô phở An được bán ở Bankstown, New South Wales với giá khoảng 18 đô la Úc (khoảng 300.000 đồng). Mỗi tô phở mang hương vị truyền thống, nước dùng được ninh từ xương, sợi bánh phở mềm, dai, thịt bò tươi, kèm thêm đĩa giá cùng rau húng quế, tương ớt, sa tế... nhưng đặc biệt không có rau mùi.
Vì vậy, là một người con Việt Nam, tôi rất tự hào khi có nhiều trải nghiệm về phở dù là tại nơi nó sinh ra (Việt Nam) hay khi nó xuất hiện ở các nhà hàng nước ngoài ở phương Tây.
Những loại đặc sản 'nhìn thì ghê ăn thì mê' ở Việt Nam Đuông dừa, sá sùng, rươi, sâu muồng, nhộng tằm hay thịt chuột... là đặc sản thuộc các vùng miền khác nhau ở Việt Nam. Các món ăn được chế biến từ những loại thực phẩm này gây tâm lý dè chừng, song, khi có cơ hội thưởng thức thì lại khiến không ít người mê đắm. Đuông dừa được biết đến là đặc...