Món ăn giòn sần sật, thanh mát lạ miệng, mỗi năm chỉ có vài tháng ở Hải Phòng
Với những người đam mê ẩm thực và thích thưởng thức những món ăn lạ thì bên cạnh 4 mùa trong năm, còn có một “mùa” gọi là mùa sứa đỏ, một món ăn ‘độc quyền’ có nguồn gốc từ TP Hải Phòng.
“Nộm sứa đỏ” là món ăn có nguồn gốc từ TP Hải Phòng, mỗi năm thường chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian khá ngắn, từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch.
Trước khi được đem lên phục vụ, sứa được ngâm cùng sú vẹt để cho ra màu đỏ đặc trưng.
Chất từ vỏ, rễ cây sú vẹt khi tiết ra sẽ giúp sứa không tan mà lại giòn sần sật và đặc biệt tạo nên màu đỏ hấp dẫn của sứa. Sau đó, sứa được xếp từng lớp trong một chiếc chậu nhỏ và ngâm cùng với chanh, quất thái lát mỏng để sứa có mùi thanh nhẹ.
Để có thể chế biến món sứa chuẩn vị Hải Phòng, khi ăn, người chế biến phải dùng dao tre nhỏ làm từ ống cật nứa để cắt sứa thành từng miếng khoảng 2 đốt tay. Sở dĩ phải dùng dao tre cắt sứa là để sứa không bị tanh và vẫn giữ được vị của sứa.
Khi ăn, người dùng sẽ gói sứa cùng đậu phụ rán, cùi dừa trong lá tía tô, kinh giới chấm mắm tôm nguyên chất vắt chanh đánh sủi bọt để cảm nhận được trọn vẹn hương vị của món ăn này. Sứa không có vị, nhưng khi ăn chung với các nguyên liệu khác thì độ dai, giòn và mọng nước của sứa mang lại cảm giác thanh mát khá thú vị, nhất là trong những ngày đầu hè nóng nực.
Chính vì sứa không có nhiều vị nên cùng với các nguyên liệu ăn kèm, nước chấm là yếu tố then chốt tạo nên độ ngon của món ăn. Nếu như ở Hà Nội, sứa đỏ được chấm cùng với mắm tôm tạo nên mùi vị đậm đà đặc trưng, thì tại Hải Phòng, sứa thường dùng chung với dấm bỗng. Nguyên liệu cơ bản của dấm bỗng gồm cơm rượu, dấm cạo, cà chua… tạo nên vị ngọt bùi, hơi chua nhẹ khiến món ăn thanh mát, nhẹ nhàng hơn khi dùng với mắm tôm.
Video đang HOT
Với những bạn trẻ là thành viên của hội “ bún đậu nước mắm” thì có vẻ món sứa đỏ kiểu Hà Nội sẽ là một thử thách.
Tuy kén người ăn, nhưng nộm sứa đỏ lại được đánh giá là món ăn rất dễ “gây thương nhớ”. Vào mỗi mùa sứa đỏ, các quán ăn vỉa hè tại trung tâm Hà Nội lại tấp nập người tìm đến thưởng thức.
Không chỉ là một món ăn vặt, sứa đỏ còn có hàm lương dinh dưỡng cao, chứa protein, đường, chất béo, canxi, sắt, i-ốt, B1, B2…
Bạn Bảo Châu (22 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Mình thấy mọi người giới thiệu nhiều nên muốn đi ăn thử. Tuy mình không hay ăn mắm tôm nhưng may mắn là món này lại khá hợp khẩu vị của mình, một món ăn đáng trải nghiệm vào mùa hè”.
Giá bể Hải Phòng món ăn ngon hấp dẫn du khách
Giá bể Hải Phòng là món ăn vừa lạ vừa ngon nhưng không phải người con đất Cảng nào cũng biết về món ăn này.
Giá bể sống ở bãi bồi ven biển, thường có quanh năm, hình thù như con móng tay nhưng mỏng hơn và có chân giống như giá đỗ.
Giá bể thường được xào chua ngọt, hoặc làm nộm vừa hấp dẫn lại dễ ăn.
Người Hải Phòng ăn giá bể như một thói quen. Ngồi bên góc phố, ngắm dòng người qua lại, nhâm nhi con giá bể, cảm giác cuộc sống như chậm lại và lắng đọng hơn.
Đôi nét về giá bể Hải Phòng:
Giá bể hay giá biển là loài nhuyễn thể, thịt ngọt, sống vùi dưới lớp cát trên bãi biển. Điểm nổi bật của con giá bể chính là cái chân nhìn như cọng giá đỗ ngộ nghĩnh.
Ai ăn giá bể lần đầu sẽ cảm thấy không... sướng miệng. Trong khi đang mân mê con giá bể được bao bọc bởi vị béo ngậy, chua chua, ngọt ngọt, thơm nồng thì người ăn lại bị cái lớp vỏ ngăn cản "sự sung sướng". Rồi bất chợt chiếc vỏ bung ra, một thứ nước ngọt ngào hương vị hải sản xâm chiếm khoang miệng, hòa quyện với nước xốt khiến người ta... muốn ăn nữa. Cứ như thế, giá bể khiến người ăn phải thật từ tốn, tận hưởng từng con một. Ấy vậy người Hải Phòng mới bảo ăn món này không được vội.
Món ăn từ giá bể Hải Phòng:
Món giá bể hấp:
Giá bể được bán ở khắp Hải Phòng. Bán giá bể chẳng cầu kỳ, chỉ cần một cái nồi hấp thủy, bên trên đổ đầy giá bể vàng ươm, dưới nước sôi tỏa hương thơm lừng. Vài lọ chí chương (tương ớt), rổ rau thơm, chục cái bát con, đôi ba bộ bàn ghế xếp gọn trong một góc phố nhỏ. Hàng giá bể lúc nào cũng đông, mà giá bể xào là được ưa chuộng nhất.
Thưởng thức món ăn từ giá bể:
Giá bể khi nấu xong có màu vàng của nghệ, hòa quyện trong nước xốt sánh mịn, thơm nồng nàn. Khi ăn, người ta múc giá bể ra cái bát, rắc chút rau thơm, chí chương và đặc biệt là một nắm chân giá bể vàng tươi, giòn sần sật.
Chân giá bể chính là thứ làm nên thương hiệu của món ăn này. Chân giá bể dài khoảng 5cm, có hình thù giống cọng giá đỗ, ăn rất giòn. Người ta thường cắt riêng chân giá ra, chần qua nước sôi, rồi xào tái. Chân giá có thể làm nộm với hoa chuối, rau thơm hoặc ăn kèm với giá bể xào rất ngon.
Gỏi giá bể:
Giá bể còn được làm gỏi, món này ít bán hơn vì chế biến khá cầu kỳ. Giá bể phải được luộc thật kỹ rồi tách bỏ vỏ lấy thịt. Thịt giá bể được trộn với thính gạo, riềng, đậu phộng, mè giã nhỏ và lá chanh xắt nhuyễn.
Gỏi giá bể được cuốn bánh tráng ăn kèm với các loại rau thơm, dứa, khế, chuối xanh chấm nước mắm chua ngọt. Nghe tả thôi mà đã ứa nước miếng...
Khi có dịp về với thành phố Cảng này thì bạn đừng quên thưởng thức món giá bể của đất Cảng này nhé!
Bánh cuốn Hải Phòng mang đậm vị quê hương Bánh cuốn Hải Phòng cũng như bao chiếc bánh cuốn giản dị phổ biến ở miền Bắc, nhưng đến với Hải Phòng thì bạn sẽ được thưởng thức món bánh cuốn nguội ngon độc đáo và hấp dẫn. Nào các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực tìm hiểu đôi nét về món bánh cuốn Hải Phòng qua bài viết sau nhé! Bánh...