Món ăn bài thuốc chữa bệnh đái tháo đường
Người bị đái tháo đường cần chú ý nhiều đến chế độ ăn uống, vì đồ ăn có thể là thuốc nhưng cũng có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Ảnh minh họa: Internet
1. Ốc bươu bung củ chuối
Ốc bung củ chuối là món ăn ngon và là bài thuốc quý trị đái tháo đường dân gian thường dùng. Theo Y học cổ truyền, thịt ốc bươu có tính hàn, vị nhạt, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, tiêu viêm, lợi tiểu, trừ thấp nhiệt, tiêu thũng, thông lâm (sỏi)… trị bệnh đái tháo đường. Củ chuối hột có tính chát trị bệnh tiêu khát rất thích hợp với những bệnh nhân đái tháo đường. Mùi vị món ăn này rất đậm đà, có đủ cả vị chua, vị chát làm giảm cảm giác khát nước, đói bụng của người mắc bệnh đái tháo đường.
Nguyên liệu: ốc bươu, thịt lợn ba chỉ, đậu phụ rán, củ chuối hột non thái nhỏ, nghệ giã vắt nước, khế, mẻ, mắm tôm, gia vị…
Cách làm: Ngâm ốc bươu trong nước vo gạo trong cho ra hết nhớt, rửa sạch, khều lấy đầu, bỏ ruột. Thịt lợn thái mỏng, ướp với mẻ và nước nghệ, thêm ốc vào ướp cùng. Củ chuối thái mỏng, ngâm nước cho ra hết nhựa rồi cho vào nồi ninh nhừ trước chừng 1-2 giờ, ăn thử thấy mềm là được.
Sau cùng cho tất cả các nguyên liệu vào, nêm gia vị vừa vặn, để chừng 30 phút cho ngấm rồi đun thêm 30 phút nữa cho ngấm đều gia vị.
Chú ý: Những người tỳ vị hư hàn (đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày), rối loạn tiêu hóa kéo dài, người có vết loét trên da thịt chưa lành… thì nên kiêng hoặc hạn chế ăn ốc.
2. Canh mướp đắng nhồi thịt (khổ qua)
Khổ qua từ xưa đã được biết đến là một loại quả có có khả năng chữa nhiều bệnh, trong đó có tác dụng hạ đường huyết vì nó có hoạt chất charantin, glycosid steroid tác động đến lượng đường glucose hoặc lượng hormone insulin.
Mướp đắng có thể giúp đẩy mạnh quá trình tiết insulin, cải thiện khả năng tế bào hấp thu đường glucose, đồng thời cản trở gan tiết quá nhiều glucose. Ngoài ra, mướp đắng còn có khả năng chống ôxy hóa giúp các tế bào trong cơ thể khỏe mạnh và chậm lão hóa.
Nguyên liệu: Mướp đắng, thịt nạc vai xay nhuyễn, mộc nhĩ thái nhỏ, hành, mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ.
Video đang HOT
Cách làm: Mướp đắng cắt đầu đuôi, bỏ hạt, rửa sạch, cắt thành khúc chừng 3-5cm. Thịt nạc vai đã xay nhuyễn trộn đều với mộc nhĩ thái nhỏ, thêm một chút gia vị cho vừa vặn rồi nhồi vào từng khúc mướp đắng vừa cắt. Đun nước sôi, cho từng khúc mướp đắng đã nhồi thịt vào nồi. Đun chừng 10 phút cho cả mướp đắng và thịt đều chín rồi cho hành, mùi tàu vào, sôi lại thì tắt bếp.
3. Canh bí ngô (bí đỏ) – đậu xanh
với đậu xanh kết hợp với nhau sẽ được một món canh bổ trung ích khí, thanh nhiệt và làm hết khát, dùng rất tốt cho những người bị bệnh đái tháo đường
Nguyên liệu: Bí ngô, đậu xanh.
Cách làm: Bí đỏ rửa sạch gọt vỏ, bỏ ruột và hạt, thái miếng. Đậu xanh đãi sạch. Cho cả bí đỏ và đậu xanh vào nồi hầm cho thật nhừ, chế đủ gia vị (mặn hoặc ngọt), chia ăn vài lần trong ngày.
Bạn cũng có thể dùng đậu đỏ và bí đao để nấu canh ăn hằng ngày. Món này cũng giúp cơ thể lợi tiểu, giải độc, thích hợp cho những người mắc chứng đái tháo đường sinh sưng phù, da ghẻ lở, mụn nhọt khó lành.
4. Cháo cà rốt
Cà rốt có thể chữa trị và ngăn ngừa rất nhiều bệnh tật khác nhau. Ngoài các enzyme và các tiền chấtvitamin A, nước ép cà rốt còn là nguồn cung cấp rất nhiều insulin thực vật có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và béo phì. Nếu bạn bị đái tháo đường kèm theo mỡ máu cao thì bạn nên ăn món cháo cà rốt.
Nguyên liệu: Cà rốt tươi, gạo ngon để nấu cháo.
Cách làm: Cà rốt rửa sạch, xắt miếng, nấu chung với gạo thành món cháo nhừ. Bạn có thể ăn cháo vào buổi sáng và chiều trong vài ngày liền để có được hiệu quả tốt nhất.
5. Rùa hầm (ngô) bắp nếp
Thịt rùa tính ôn, các bộ phận trong cơ thể rùa đều bổ thận, tư âm dưỡng huyết, lưu thông khí huyết. Vì thế, những người gặp vấn đề về đường tiết niệu như đi tiểu đêm nhiều, đái dầm, són đái đều được khuyên nên dùng thịt rùa để trị bệnh. Người bị đái tháo đường được khuyên nên hầm rùa với ngô nếp ăn thường xuyên để nhanh khỏi bệnh.
Nguyên liệu: Thịt rùa, ngô nếp hoặc ngô tẻ.
Cách làm: Thịt rùa chặt nhỏ, ngô tẽ lấy hạt và để cả râu, thêm gia vị, nước sạch lượng thích hợp, hầm nhừ dạng canh súp.
6. Canh hẹ, hẹ xào
Hẹ rất giàu vitamin C, carotene và giàu các nguyên tố vi lượng như kali, canxi, magie, selen, sắt, giúp tăng lực, tốt khí, lưu thông máu. Ngoài ra, lá hẹ cũng có giá trị chữa một số bệnh như: giảm mỡ máu, trị táo bón, ngăn ngừa bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch, và ung thư.
Vì thế, những bệnh nhân đái tháo đường nên uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, tiểu xẻn vặt, đái són do thận hư, nên trồng hẹ trong vườn để tận dụng vị thuốc quý từ thiên nhiên này.
Cách làm:Hẹ tươi rửa sạch, thái khúc 3-5cm, hàng ngày cho thêm vào món canh hoặc xào không cho muối hoặc gia vị ăn thường xuyên.
Theo SKGD
Người tuyệt đối không được ăn mướp đắng
Khổ qua là thực phẩm có tác dụng giảm huyết áp chính vì thế bạn không nên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến huyết áp thấp gây đau đầu, chóng mặt.
Mướp đắng hay khổ qua chứa phyto, thành phần đặc biệt, có lượng vitamin phong phú, giàu khoáng chất và chất xơ. Mướp đắng giúp cơ thể phục hồi sau thai nghén, tiêu chảy, đái tháo đường, rối loạn mắt, rối loạn giấc ngủ, táo bón, các vấn đề hô hấp và giúp tăng sức chịu đựng. Loại quả này cũng làm sạch hệ máu từ bên trong và cho một làn da sáng tự nhiên.
Người tuyệt đối không được ăn mướp đắng.
Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều cũng gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số đối tượng không nên ăn mướp đắng.
Người bị bệnh huyết áp thấp
Khổ qua là thực phẩm có tác dụng giảm huyết áp chính vì thế bạn không nên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến huyết áp thấp gây đau đầu, chóng mặt đặc biệt đối với những bệnh nhân có huyết áp thấp thì nên hạn chế sử dụng sẽ tốt hơn.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Mướp đắng là oại thực phẩm mà phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế. Nguyên nhân là do mướp đắng rất ít chất xơ và quá ít chất béo, không phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh.
Ngoài ra, việc ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Lại thêm, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine - một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với người nhạy cảm.
Bên cạnh đó, mướp đắng cũng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Người mắc bệnh tiêu hóa
Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày.
Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.
Lưu ý:
Mướp đăng hạ đường huyết
Được nghiên cứu, chứng minh ở thú vật và người. Thành phần tạo ra tính hạ đường trong mướp đắng gồm charantin, Polypeptid-P và Vicine. Cơ chế tác dụng bao gồm gồm giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose. Nghiên cứu hạ đường ở thú vật được thực hiện ở chuột và thỏ cải thiện dung nạp glucose, giữ được tính hạ đường sau khi ngưng dùng mướp đắng 15 ngày đồng thời giảm luôn cholesterol.
Một báo cáo cho thấy mướp đắng làm chậm tiến trình bệnh võng mạc (biến chứng bệnh tiểu đường) ở chuột bị tiểu đường khi uống cao quả mướp đắng. Nhưng ít nhất cũng có một nghiên cứu trên động vật không thấy tác dụng hạ đường ở chuột bị bệnh tiểu đường khi cho uống dạng bào chế đông khô mướp đắng trong 6 tuần.
Theo Khỏe & Đẹp
Bài thuốc từ đậu bắp chữa bệnh tiểu đường kỳ diệu Bài thuốc trái đậu bắp chữa bệnh tiểu đường có tác dụng giúp người bệnh luôn luôn giữ được mức đường huyết ổn định và an toàn nhất tránh tuyệt đối các biến chứng có thể xảy ra. Lợi ích của trái đậu bắp Trái đậu bắp thuộc loại thực phẩm giàu protein, nhiều dinh dưỡng, không có cholesterol, đậu bắp (okra) luôn...