Moldova đề cử Đại sứ tại Nga làm tân Thủ tướng
Hôm nay (18/3), Quốc hội Moldova đã đề cử Đại sứ nước này tại Nga – ông Vladimir Golovatiuc làm tân Thủ tướng của nước này.
Với kết quả bỏ phiếu 53 trên 101 nghị sỹ ủng hộ, Quốc hội Moldova đã nhất trí đề cử Đại sứ tại Nga làm Thủ tướng mới. Các nghị sỹ trong Quốc hội cũng đã mời Tổng thống Maia Sandu tham dự cuộc thảo luận về ứng cử viên mới.
Trước đó, Tổng thống Maia Sandu đã đề cử nghị sỹ Igor Grosu cho vị trí Thủ tướng, song đa số nghị sỹ trong Quốc hội đã không chấp thuận đề cử này. Đây là lần thứ hai Tổng thống nước này đề cử ứng cử viên vào vị trí thủ tướng nhưng không được Quốc hội tán thành.
Ông Vladimir Golovatiuc. (Ảnh: agora.md)
Quốc gia Moldova với 3,5 triệu dân đang rơi vào tình trạng chia rẽ giữa số đông ủng hộ quan hệ chặt chẽ hơn với Nga và một số người ủng hộ hội nhập châu Âu, đặc biệt thông qua các mối liên hệ văn hóa với nước láng giềng thành viên Liên minh châu Âu là Romania. Người tiền nhiệm của Tổng thống Maia Sandu – cựu Tổng thống Igor Dodon cũng đã thúc đẩy thiết lập mối quan hệ ngoại giao bền chặt với Nga trong suốt nhiệm kỳ 4 năm cầm quyền.
Lãnh đạo châu Âu lục đục vì vaccine AstraZeneca
Lãnh đạo một số nước châu Âu hứng chỉ trích vì sự hỗn loạn quanh vaccine AstraZeneca, trong bối cảnh nhiều nước bị cáo buộc tích trữ vaccine Covid-19.
Tranh cãi giữa Liên minh châu Âu (EU) và các nước thành viên diễn ra sau khi 17 quốc gia, trong đó có Đức, Pháp, Italy và Tây Ban Nha, ngừng tiêm chủng vaccine Covid-19 của AstraZeneca để phòng ngừa sau những lo ngại rằng chúng có thể liên quan đến hiện tượng đông máu sau tiêm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) hôm 16/3 khẳng định "chưa có dấu hiệu" cho thấy vaccine AstraZeneca gây tình trạng đông máu và nguy cơ tử vong, cho biết họ dự kiến công bố kết quả điều tra vào ngày 18/3.
Một lô vaccine AstraZeneca được triển khai tại Đức hôm 3/3. Ảnh: AFP .
Stella Kyriakides, ủy viên phụ trách sức khỏe và an toàn thực phẩm của Ủy ban châu Âu, khẳng định tiêm chủng vaccine Covid-19 là hành động cần thiết hơn bao giờ hết và hối thúc các nước thành viên EU sử dụng hết vaccine, thay vì tích trữ chúng.
"Ngay cả với những thử thách khổng lồ xoay quanh sản xuất và phân phối, vẫn có thông tin về nhiều kho vaccine không được sử dụng khắp lãnh thổ EU. Chúng tôi đang ghi nhận tỷ lệ vaccine sẵn sàng triển khai chiếm khoảng 50-100% nguồn cung ở các nước thành viên", bà cho hay.
Giới khoa học và chính trị gia Anh lên tiếng bảo vệ vaccine AstraZeneca. Giáo sư Dame Clare Gerada, một trong những nhà y học hàng đầu Anh, cáo buộc lãnh đạo các nước châu Âu đang "biến nỗi sợ vaccine thành vũ khí" và kêu gọi họ kiềm chế cảm xúc cá nhân.
Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định vaccine Covid-19 của AstraZeneca an toàn và London rất tự tin sử dụng vaccine này trong chiến dịch tiêm chủng. "Thật tuyệt khi chứng kiến chiến dịch tiêm vaccine AstraZeneca được triển khai nhanh chóng trên toàn Vương quốc Anh", Johnson nói.
"Các bên nên lắng nghe những cơ quan quản lý tầm cỡ thế giới như Cơ quan Quản lý Dược phẩm Anh (MHRA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và EMA. Họ đều nghiên cứu dữ liệu. Hơn 11 triệu người đã được tiêm vaccine AstraZeneca và chúng ta đều thấy ảnh hưởng trong thực tế. Có thể thấy rằng nó không chỉ an toàn mà còn đang cứu nhiều mạng sống", Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock nói khi được hỏi về thông điệp dành các nước EU.
Thống kê từ Văn phòng Số liệu Quốc gia Anh cho thấy hơn 75% người trên 80 tuổi và khoảng 66% dân số Anh đã có kháng thể nCoV sau khi được tiêm vaccine AstraZeneca.
Quyết định ngừng tiêm vaccine AstraZeneca cũng hứng chịu nhiều phản đối tại Đức, đe dọa đẩy chính quyền Thủ tướng Angela Merkel vào khủng hoảng chính trị. Lãnh đạo vùng Bavaria Markus Soder, đồng minh thân cận nhất của Merkel, tuyên bố trên truyền hình rằng ông sẵn sàng tiêm vaccine ngay lập tức.
Đối tác trong liên minh cầm quyền chỉ trích hành động của chính phủ Đức là "quay ngoắt 180 độ" và cho rằng họ "không có chính sách rõ ràng". Phe đối lập kêu gọi Bộ trưởng Y tế Jens Spahn từ chức, yêu cầu mở cuộc điều tra và cáo buộc Thủ tướng Merkel đe dọa mạng sống người dân.
Pháp và Italy khẳng định sẵn sàng gỡ lệnh cấm vaccine AstraZeneca ngay khi có quyết định từ EMA, điều này có thể gây thêm áp lực cho chính phủ Đức.
Những nước thành viên EU đã nhận 62,2 triệu liều vaccine theo chương trình mua sắm toàn khối, 48 triệu liều trong số đó đã được triển khai. Khoảng 14,8 triệu liều vaccine đã được phân phối tại EU, nhưng chỉ chưa đầy một nửa số này được tiêm chủng.
Nhân viên y tế chuẩn bị vaccine Covid-19 tại một điểm tiêm chủng ở Dronero, Italy, hôm 13/3. Ảnh: AFP.
Giám đốc EMA Emer Cooke hôm qua cho biết cơ quan này "vẫn tin tưởng chắc chắn rằng những lợi ích của vaccine AstraZeneca trong ngăn ngừa Covid-19 cao hơn hẳn so với rủi ro từ các tác dụng phụ", thêm rằng EMA sẽ chống lại mọi áp lực từ chính phủ các nước lớn và sẽ theo đuổi nguyên tắc khoa học và độc lập.
"Đáng buồn là loại vaccine tốt, có hiệu quả như thế này lại không được công chúng nhiều nước chấp nhận vì những tranh cãi và lệnh ngừng sử dụng", giám đốc Hiệp hội Y khoa Thế giới Frank Ulrich Montgomery nhận xét.
Bộ trưởng Công nghiệp Pháp Agnes Pannier-Runacher khẳng định cuộc điều tra của EMA có vai trò quan trọng nhằm chấm dứt mọi sự ngờ vực về vaccine AstraZeneca.
Tổng giám đốc Cơ quan quản lý dược phẩm Italy (AIFA) Nicola Magrini cho rằng động thái ngừng triển khai vaccine tại một số quốc gia mang động cơ chính trị. "Lệnh đình chỉ sử dụng vaccine xảy ra bởi nhiều nước châu Âu, trong đó có Pháp và Đức, muốn làm gián đoạn chiến dịch tiêm chủng", ông nói.
Bỉ và Ba Lan, hai nước vẫn đang triển khai vaccine AstraZeneca, chỉ trích động thái của 17 quốc gia EU. "Châu Âu sẽ không bao giờ hoàn thành tiêm chủng nếu điều này tiếp diễn. Chúng ta sẽ tiếp tục đối mặt làn sóng thứ ba, thứ tư và thứ năm", Bộ trưởng Y tế Bỉ Frank Vandenbroucke nói.
Trong khi đó, Chánh văn phòng Thủ tướng Ba Lan Michal Dworczyk cho rằng EU đang đối mặt với "chiến dịch thông tin sai lệch được lên kế hoạch từ trước và một cuộc chiến khốc liệt giữa các tập đoàn dược phẩm".
EU để ngỏ hạn chế xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 Ủy ban châu Âu (EC) có thể sẽ hạn chế xuất khẩu các loại vaccine phòng COVID-19 ra ngoài Liên minh châu Âu (EU), đồng thời kêu gọi Anh cung cấp thêm vaccine cho châu Âu. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu với phóng viên tại Brussels ngày 17/3, Chủ tịch EC, bà Von der...