Môi trường giáo dục và sự bất trí của phụ huynh
Một môi trường giáo dục lành mạnh là nơi mà người thầy có thể đàng hoàng làm thầy mà không cần bận tâm mình có phải công chức hay không. Nơi mà những đứa trẻ đến trường học chữ với sự tin yêu chứ không phải nỗi sợ hãi đối với thầy cô. Nơi mà các phụ huynh chia sẻ với nhà trường trách nhiệm nuôi dạy con cái chứ không phải xin xỏ để dễ dàng trở nên uất ức đến bất trí. Đó là môi trường mà các thầy cô ứng xử với nhau bằng tình đồng nghiệp chứ không phải là quan hệ cấp dưới cấp trên.
Những khoảnh khắc hạnh phúc của cô trò Trường THCS Hy Vọng (Hà Nội). Ảnh: Nam Nguyễn
Đúng một tuần sau vụ một cô giáo ở Long An bị phụ huynh học sinh ép quỳ gối trong trường để trả đũa cho việc cô giáo bắt học sinh phải quỳ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ gửi công văn tới Chủ tịch UBND tỉnh Long An đề nghị có giải pháp bảo vệ danh dự, uy tín nhà giáo.
Cuối cùng thì người đứng đầu ngành giáo dục đã phải chính thức lên tiếng trước một hành vi phản giáo dục nghiêm trọng xảy ra trong môi trường giáo dục. Tuy nhiên, điều mà người dân trông đợi ở ông Phùng Xuân Nhạ là giải pháp để xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, chứ không phải chỉ là sự lên tiếng để thuần tuý bảo vệ nhân viên trước hành vi bất trí của phụ huynh học sinh.
Công văn của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gửi Lãnh đạo tỉnh Long an nêu: “Sự việc này tác động xấu tới hoạt động giáo dục của nhà trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lòng tự trọng, danh dự của nhà giáo và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta”.
Nội dung này đúng, nhưng không đủ. Bởi sau công văn này, vị phụ huynh học sinh vô lối kia có thể phải trả giá cho hành vi của mình. Nhưng lòng tự trọng, danh dự của nhà giáo, và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc không vì thế mà hồi sinh. Những điều quý giá đó không thể lấy lại được chỉ bằng một sự trừng phạt, dù nghiêm khắc thế nào, nếu như môi trường giáo dục, mối quan hệ thày trò, phụ huynh học sinh với nhà trường, không lành mạnh trở lại.
Một môi trường giáo dục lành mạnh, nơi mà mối quan hệ thày trò, quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường lành mạnh thì không thể có chuyện cô giáo trừng phạt học sinh bằng cách bắt cả lớp phải quỳ, cũng không có chuyện cô giáo phải quỳ trước phụ huynh, và ban giám hiệu nhà trường thì bỏ đi.
Chuyện xảy ra ở một ngôi trường ở một địa phương, có thể không mang tính đại diện cho môi trường giáo dục của một quốc gia. Song, khi một sự việc như thế đã xảy ra mà người đứng đầu của ngành giáo dục chỉ nhìn nhận đây là một việc làm quá khích của phụ huynh, để đề nghị xử lý một cá nhân cụ thể, đó mới chính là vấn đề nghiêm trọng.
Video đang HOT
Vị phụ huynh ở Bến Lức, Long An có thể phải trả giá cho hành động bất trí của mình. Song điều đó có chấm dứt được tình trạng tương tự xảy ra ở các ngôi trường khác hay không? Ở bất cứ nơi đâu cũng có những vị phụ huynh bất trí và hành xử côn đồ với giáo viên, và vụ việc tương tự không phải lần đầu tiên xảy ra, khi họ mất kiểm soát bởi cho rằng con cái của họ bị hạ nhục, hoặc bạo hành ở trường.
Khi một người cha đưa con đến trường học, điều mong muốn lớn nhất của họ là con mình sẽ được học hành để trở thành người tốt. Nếu người cha đó tin tưởng thầy cô, tin tưởng nhà trường có thể dạy dỗ con em mình trở thành người tốt, họ có bất trí như vậy không? Vấn đề ở đây là sẽ không có người cha nào giữ được niềm tin đó, khi con mình bị giáo viên bắt quỳ, không phải một, mà là ba, bốn lần. Dĩ nhiên, dù mất niềm tin, cũng chỉ có những kẻ bất trí người đàn ông ở Long An mới có thể trả đũa một nữ giáo viên bằng cách bắt quỳ.
Cái công văn của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có thể sẽ khiến người đàn ông bất trí đó trả giá. Nhưng, nó không đủ để lấy lại niềm tin của hàng triệu phụ huynh học sinh vào sự tử tế, lành mạnh của môi trường giáo dục. Và khi không có niềm tin, thì những phụ huynh bất trí, với những hành vi bất trí, vẫn sẽ còn tiếp diễn.
Vậy thì Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phải làm gì để lấy lại niềm tin của nhân dân vào môi trường giáo dục? Ông cần phải nhìn nhận câu chuyện buồn thảm ở Long An như một vấn đề của ngành giáo dục mà ông phụ trách, thay vì nhìn nó như vấn đề của một cá nhân bất trí. Với góc nhìn đó, thay vì soạn một cái công văn đòi xử lý vị phụ huynh, ông cần lập tức đưa ra một cam kết xây dựng chương trình hành động để làm lành mạnh hoá môi trường giáo dục.
Một môi trường giáo dục lành mạnh là nơi mà người thầy có thể đàng hoàng làm thầy mà không cần bận tâm mình có phải công chức hay không. Nơi mà những đứa trẻ đến trường học chữ với sự tin yêu chứ không phải nỗi sợ hãi đối với thầy cô. Nơi mà các phụ huynh với nhà trường trách nhiệm nuôi dạy con cái chứ không phải xin xỏ để dễ dàng trở nên uất ức đến bất trí. Đó là môi trường mà các thầy cô ứng xử với nhau bằng tình đồng nghiệp chứ không phải là quan hệ cấp dưới cấp trên.
Để có được một môi trường giáo dục như thế, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo cần đề xuất các chính sách phù hợp để chấn hưng giáo dục, chứ không phải đơn giản là soạn một cái công văn để đối phó với phụ huynh. Nhưng để làm như vậy, trước hết, Bộ trưởng cần nhìn nhận vấn đề của ngành giáo dục là danh dự, uy tín của mình chứ không phải là sự bất trí của một vài phụ huynh.
Theo Khám Phá
Chuyển trường miền núi từ công sang tư: Học sinh xin Bộ trưởng xem xét
Hàng trăm phụ huynh, học sinh và giáo viên tại huyện vùng cao Tiên Yên của tỉnh Quảng Ninh đang lo lắng trước chủ trương chuyển đổi Trường THPT Tiên Yên từ trường công sang trường tư.
Trường THPT Tiên Yên có thể chuyển từ trường công sang trường dân lập
Trong học sinh chúng cháu, có nhiều bạn là gia đình thiểu số, gia đình rất khó khăn, nếu chuyển sang dân lập, các bạn ấy có thể phải nghỉ học vì không có tiền đóng học phí
(Thư của HS Trường THPT Tiên Yên gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT)
Ngày 26.1 vừa qua, một số học sinh (HS) Trường THPT Tiên Yên (H.Tiên Yên, Quảng Ninh) đã viết "tâm thư" gửi ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, xin dừng việc nghiên cứu đề án chuyển đổi Trường THPT Tiên Yên từ công lập sang dân lập.
Học sinh, giáo viên hoang mang
Trong bức thư viết tay dài 3 trang, HS viết về truyền thống 50 năm của nhà trường, về những thành tích học tập, đồng thời bày tỏ: "Trong HS chúng cháu, có nhiều bạn là gia đình thiểu số, gia đình rất khó khăn, nếu chuyển sang dân lập, các bạn ấy có thể phải nghỉ học vì không có tiền đóng học phí". Nhiều giáo viên (GV), phụ huynh cũng băn khoăn về việc một ngôi trường có truyền thống 50 năm đang đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ" và chuyển vào tay doanh nghiệp (DN).
Trao đổi với Thanh Niên, ông Trần Văn Tân, Hiệu trưởng Trường THPT Tiên Yên, cho biết: "Những ngày qua, GV, HS của trường đều hoang mang, ảnh hưởng tới việc dạy và học. Chúng tôi cũng thăm dò trong GV thì đa số không đồng thuận. Trường tôi chưa xuống cấp đến mức nghiêm trọng, trong khi chất lượng giáo dục vẫn nằm trong tốp đầu".
Một đoạn thư của học sinh gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT
Cùng tâm trạng, cô N.T.V, GV Trường THPT Tiên Yên, nói: "Mô hình trường dân lập khó phù hợp với huyện miền núi, nghèo như Tiên Yên. DN đầu tư tất nhiên sẽ tính đến lợi nhuận, trong khi nhiều phụ huynh là hộ nghèo, còn phải nhận trợ cấp, thì việc cho con học trường tư thực sự sẽ rất khó khăn".
Tương tự, ông Nguyễn Văn Duy, một người dân ở xã Đông Ngũ (H.Tiên Yên), cho biết: "Cả H.Tiên Yên chỉ có một trường THPT, nếu giao cho DN thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục thì chúng tôi thấy rất băn khoăn, lo lắng cho chất lượng dạy và học của các cháu".
Tiết kiệm được 80 tỉ đồng cho ngân sách tỉnh ?
Trước đó, vào tháng 12.2017, Công ty TNHH MTV Hợp Tiến (H.Tiên Yên) có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu đầu tư, chuyển đổi Trường THPT Tiên Yên từ công lập sang dân lập, trên cơ sở sáp nhập với Trường THPT Nguyễn Trãi - là trường dân lập trên địa bàn.
Trao đổi với PV, bà Vũ Thị Duyên, Phó trưởng phòng GD-ĐT H.Tiên Yên, cho biết việc DN xin nghiên cứu đầu tư chuyển đổi mô hình Trường THPT Tiên Yên từ công lập sang dân lập là theo chủ trương của T.Ư và tỉnh Quảng Ninh. "Việc DN xin đầu tư chuyển đổi mô hình trường công lập sang dân lập là đúng với chủ trương Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành T.Ư là các trường mầm non và THPT sẽ chuyển dần sang ngoài công lập ở những nơi có đủ điều kiện và xã hội hóa tốt", bà Duyên nói.
Ông Trương Công Ngàn, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND H.Tiên Yên, cho biết: "Ngân sách cho việc đầu tư, nâng cấp Trường THPT Tiên Yên hiện chưa có, nếu vận dụng được xã hội hóa thì sẽ tiết kiệm được khoảng 80 tỉ đồng để đầu tư cho các trường khác vùng sâu vùng xa còn khó khăn hơn. Tuy nhiên, đến nay DN mới chỉ nghiên cứu và xây dựng đề án, mọi việc vẫn chưa rõ ràng".
Cũng theo ông Ngàn, H.Tiên Yên nhất trí quan điểm, tạo điều kiện cho DN nghiên cứu và chuyển đổi nếu đề án đưa ra giúp chất lượng dạy và học tốt lên, thu nhập GV cao hơn, đảm bảo hài hòa lợi ích của DN, nhà trường, người dân và tạo được sự đồng thuận trong cộng đồng.
Còn theo ông Phạm Văn Mạn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Hợp Tiến, hiện nay Trường THPT Tiên Yên cơ sở vật chất đã xuống cấp, sử dụng chung quỹ đất cùng Trường THCS Tiên Yên với diện tích trên 1,1 ha. Để đảm bảo cho giảng dạy, học tập và để trường đạt chuẩn quốc gia, thì việc xây dựng mới Trường THPT Tiên Yên là phù hợp, cần thiết. "Chúng tôi đang phối hợp với UBND H.Tiên Yên để xây dựng đề án, dự kiến tháng 6.2018 sẽ xong để trình UBND tỉnh phê duyệt", ông Mạn nói và cho biết nếu đề án được chấp thuận, DN này sẽ xây dựng trường mới to đẹp hơn, trên diện tích 5,6 ha với tổng mức đầu tư 80 tỉ đồng.
Theo TNO
Thầy giáo bí mật viết thư xin Hải Dương dừng thuê công ty dạy kĩ năng sống 50.000/tháng/học sinh mà mỗi tuần chỉ có 1 tiết, nội dung dạy chẳng có gì đặc sắc, thiết thực. Các phụ huynh không muốn con em chầu rìa nên cắn răng đóng tiền. Giảng dạy kĩ năng sống ở bậc tiểu học (Ảnh minh họa: phuonghong.edu.vn). LTS: Tha thiết mong ngành giáo dục Hải Dương nên chấm dứt việc thuê công ty dạy...