Môi trường giáo dục không áp lực tại trường quốc tế Gateway
Các em được học tập trong môi trường cởi mở, khám phá qua hoạt động trải nghiệm, học mà chơi.
Học bằng việc làm (Learning by doing)
Thay vì phải đối mặt với những áp lực của việc học thuộc, ghi nhớ lời giảng của thầy cô một cách máy móc, học sinh trường phổ thông liên cấp quốc tế Gateway được tự trau dồi và chiếm lĩnh kiến thức.
Với phương pháp “Learning by doing”, học sinh học thông qua hệ thống việc làm, những hoạt động học tập trải nghiệm, thực hành thí nghiệm và cả trò chơi bổ ích. Nhờ đó, các em không chỉ đến với tri thức một cách chủ động, tự nhiên mà còn biết cách học và yêu thích việc đến trường.
Học sinh Gateway thực hành các thí nghiệm trong giờ học STEAM.
Cụ thể, học sinh sẽ được tự mình tổ chức các dự án học tập để dần phát triển những kỹ năng quan trọng như thuyết trình, khảo sát tư liệu, viết báo cáo, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề. “Vì vậy, chơi để học là cách chơi đầy trí tuệ, không chỉ có kiến thức mà còn làm đầy các kỹ năng”, đại diện trường chia sẻ.
Đặc biệt, trong mỗi giờ học, trẻ được khuyến khích đưa ra những câu hỏi cho giáo viên cũng như đáp án riêng. “Gateway tôn trọng sự khác biệt của học sinh. Vì vậy, các em không bị áp lực khi phải đi theo bất cứ chuẩn mực hay một đáp án chính xác”, vị đại diện này cho biết thêm.
Cân bằng chương trình học
Bên cạnh các môn khoa học tự nhiên, học sinh Gateway được thỏa sức khám phá và sáng tạo với các môn nghệ thuật, khoa học xã hội. Mặt khác, nhà trường còn tăng cường chất lượng trong mỗi giờ học, đồng thời tạo nên môi trường giáo dục hài hòa giữa hoạt động học tập và vui chơi, kết hợp giữa kiến thức học thuật và kỹ năng sống.
Câu lạc bộ Nghệ thuật tại Gateway mang tới cho các bạn học sinh cơ hội trải nghiệm, sáng tạo không giới hạn.
Video đang HOT
Học sinh Gateway được tự do lựa chọn các câu lạc bộ ngoại khóa để tham gia dựa trên sở thích và năng lực của mình. Các hoạt động được thiết kế đa dạng, linh hoạt giúp học sinh phát triển toàn diện cả về kiến thức và kỹ năng.
Đội ngũ giáo viên thân thiện
Sở hữu Viện nghiên cứu các phương pháp giáo dục quốc tế (RIEM), đội ngũ giáo viên Gateway được đào tạo thường xuyên và bài bản, nguồn lực chất lượng giáo viên đáp ứng khung năng lực đối chiếu theo tiêu chuẩn khung năng lực của Anh, Mỹ.
Theo đó, giáo viên đứng lớp giảng dạy cần đảm bảo các tiêu chí về chuyên môn, kỹ năng sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy, các kỹ năng mềm bổ trợ và khả năng ngoại ngữ.
Đội ngũ giáo viên Gateway được đào tạo thường xuyên và bài bản.
“Tại Gateway, học sinh giữ vai trò trung tâm, giáo viên là người đồng hành, truyền cảm hứng và tổ chức các hoạt động học, giúp học sinh giúp phát triển tự nhiên theo năng khiếu và đam mê chứ không đơn giản là người truyền dạy kiến thức”, đại diện trường cho biết.
Theo khảo sát tháng 11/2018, “Giáo viên thân thiện” là yếu tố được học sinh Gateway yêu thích nhất tại trường, chỉ đứng sau Hoạt động thể chất và môn tiếng Anh.
Rèn khả năng tự học và nghiên cứu
Phương châm giáo dục của Gateway là nuôi dưỡng tình yêu học tập suốt đời, để việc học trở thành nhu cầu tự thân của học sinh mà không cần đặt lên các em bất cứ áp lực nào. Theo đó, học sinh được tự học, tự nghiên cứu thông qua các dự án, thí nghiệm, hoạt động thực tiễn và vui chơi dưới định hướng của giáo viên.
Học sinh Gateway tự học và nghiên cứu thông qua các dự án, thí nghiệm, hoạt động thực tiễn dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Môi trường tại Gateway không chạy theo thành tích. Vì vậy, học sinh không bị áp lực bởi quá nhiều bài kiểm tra cũng như thành tích cá nhân. Để đảm bảo xây dựng lộ trình học tập phù hợp với học sinh, quá trình đánh giá cũng được thực hiện hàng ngày từ việc quan sát những nỗ lực và sự thay đổi của các em.
“Chúng tôi tin rằng mỗi đứa trẻ đều là một thiên tài với những năng lực tiềm ẩn. Nhiệm vụ của nhà trường không phải đào tạo ra những học sinh theo khuôn mẫu mà là khơi dậy, giúp học sinh khám phá và phát huy tối đa tiềm năng của mình”, đại diện trường khẳng định.
Thế Đan
Theo VNE
'Dùng tiếng Việt có quá xì tin?'
Tham gia vào dự án học tập có tên Trong tiếng Việt, sáng hồn Việt, em Đàm Thanh Tú, học sinh Trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM) cho rằng đây là cơ hội nhìn lại bản thân xem thời gian qua sử dụng tiếng Việt như thế nào, có quá 'xì tin' hay không...
Cô Minh Hương và học sinh tham gia dự án - MINH THI
Với mục đích hướng cho học sinh ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt, tạo cho học trò có thói quen rèn luyện các kỹ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng của tiếng Việt, cô Trịnh Thị Minh Hương, tổ ngữ văn Trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM) đã cùng học sinh lớp 12 thực hiện dự án học tập có tên gọi Trong tiếng Việt, sáng hồn Việt.
Tham gia dự án theo năng lực và sở thích
Dự án thu hút khoảng 150 học sinh tham gia và được phân công công việc phù hợp với năng lực và sở thích. Cụ thể, nhóm Họa sĩ bao gồm 25 học sinh sẽ nhận nhiệm vụ vẽ tranh và sáng tác truyện tranh tuyên truyền, cổ động giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Nhóm Điện ảnh tập hợp 20 thành viên thực hiện bộ phim ngắn với thông điệp giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Nhóm có tên Nghiên cứu thì 10 thành viên sẽ phân chia nhau đi đến các khu vui chơi, thư viện, công viên, trường học tìm hiểu về thực trạng sử dụng tiếng Việt trong giới trẻ.
Học sinh vẽ tranh cho dự án - ẢNH MINH THI
Nhóm Sân khấu có 12 thành viên sẽ là những diễn viên không chuyên dùng nghệ thuật sân khấu làm phương tiện tuyên truyền về việc sử dụng tiếng Việt cho mọi người thông qua các vở kịch ngắn.
Đặc biệt, trong số học sinh tham gia, giáo viên sẽ chọn những học sinh có năng khiếu và am hiểu kiến thức về công nghệ thông tin vào nhóm Lập trình viên. Khoảng 10 thành viên của nhóm này sẽ thực hiện các trò chơi dùng kiến thức của bộ môn tiếng Việt và hướng tới rèn luyện việc sử dụng tiếng Việt trên nền tảng công nghệ thông tin.
Cơ hội nhìn lại việc dùng từ ngữ của bản thân
Qua việc tham gia dự án và thực hiện những nhiệm vụ theo sở trường và năng lực không chỉ là cơ hội để học sinh rèn các kỹ năng cần thiết như: thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm, đàm phán, xử lý thông tin..., mà theo cô Minh Hương, hoạt động còn giúp các em có nhu cầu và tự thân tiếp nhận nhiều kiến thức liên quan về đặc điểm loại hình của tiếng Việt, những yêu cầu trong sử dụng tiếng Việt một cách tự nhiên mà không phải phải ép buộc, nắm được các phương diện biểu hiện sự trong sáng của tiếng Việt, để từ đó biết cách sử dụng các kỹ năng nói và viết, có kỹ năng cảm thụ, đánh giá cái hay, cái đẹp của những lời nói, câu văn trong sáng... Và hơn hết, các em hiểu được trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Học sinh vẽ tranh để nhắc nhở việc sử dụng ngôn ngữ đúng cách - MINH THI
Tỏ ra hứng thú khi tham gia dự án, em Đàm Thanh Tú, học sinh Trường THPT Phú Nhuận, nhận xét em đã có cơ hội nhìn lại bản thân xem thời gian qua sử dụng tiếng Việt như thế nào, có quá "xì tin" hay không, có sử dụng từ ngữ "lai căng" hay không... để thay đổi, điều chỉnh. Đặc biệt, Thanh Tú cho rằng từ sự hiểu biết này, em có thể chia sẻ cho bạn bè trong việc sử dụng tiếng Việt đúng và gìn giữ vẻ đẹp trong sáng của tiếng Việt.
Cô Minh Hương cho hay trong kế hoạch thực hiện, dự án sẽ hợp tác các trường THPT khác để triển khai rộng rãi hơn, đồng thời liên kết với các trường THCS thực hiện dự án theo năng lực của học sinh THCS. Về lâu dài, dự án mong muốn hình thành trang web có chức năng chính là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nhằm cung cấp kiến thức, đưa tin tức, viết những bài nghiên cứu... nhằm tạo ra thói quen sử dụng tiếng Việt trong sáng cho mọi người, nhất là giới trẻ...
Theo thanhnien
Dự án dạy học trải nghiệm tích hợp liên môn: Hành trình viếng Lăng Bác Dạy học tích hợp liên môn là một xu thế trong đổi mới giáo dục hiện nay. Phương pháp này giúp học sinh phát triển kiến thức và kỹ năng thông qua quá trình hiện thực hoá những kiến thức đã học để tạo ra những sản phẩm học tập cho chính mình. Ngày 16/3 tại Trường THCS - THPT Ban Mai (quận...