Mỗi tỉnh chọn từ ba bộ sách giáo khoa trở lên
Vụ trưởng Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT Thái Văn Tài cho biết: Đến ngày 20-5 đã có 47 tỉnh gửi kết quả lựa chọn sách giáo khoa (SGK) lớp một về Bộ GD và ĐT. Trong đó, tất cả 46 SGK của chín môn học của lớp một được Bộ GD-ĐT phê duyệt đều được các tỉnh lựa chọn.
Học sinh Trường Tiểu học Núi Thành, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. (Ảnh: TRÚC ANH)
Theo báo cáo gửi về, không có tỉnh nào lựa chọn nguyên một bộ SGK mà lựa chọn ít nhất từ ba bộ trở lên, trong đó có nhiều tỉnh chọn các môn học trải đều trong cả năm bộ SGK lớp một. Điều này cho thấy sự đồng đều trong chất lượng của từng cuốn SGK, sự lựa chọn của các địa phương hướng tới phù hợp với vùng, miền.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, qua kiểm tra thực tế việc lựa chọn SGK tại một số địa phương, trong thời gian học sinh nghỉ học vì dịch Covid-19, song song với việc tổ chức dạy học qua in-tơ-nét, trên truyền hình cho học sinh, các trường tiểu học đã tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn, biến nguy cơ thành cơ hội để nghiên cứu SGK một cách nghiêm túc, các trường và các địa phương đã thực hiện đúng theo lộ trình và và triển khai đúng theo quy định của Bộ GD và ĐT.
Ngay sau khi các địa phương công bố kết quả thẩm định sách giáo khoa thì các nhà xuất bản và các địa phương sẽ phối hợp để lên kế hoạch tập huấn cho giáo viên sử dụng SGK lớp một mới. Cùng với đó, các nhà xuất bản có SGK lớp một được lựa chọn cũng sẽ thực hiện cam kết cung ứng đầy đủ, kịp thời SGK cho năm học 2020-2021.
Rà soát, điều chỉnh nội dung giảng dạy cấp tiểu học
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị ngày 23/3, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) Thái Văn Tài cho rằng, việc triển khai mô hình giảng dạy trực tuyến cấp tiểu học vừa thể hiện tính chủ động vừa là giải pháp tình thế. Hiện, Bộ GD&ĐT đang tổ chức rà soát để đánh giá, điều chỉnh phù hợp.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) Thái Văn Tài
Ông có đánh giá như thế nào về việc nhiều địa phương bắt đầu triển khai ôn tập, giảng dạy trực tuyến, trên truyền hình cho học sinh cấp tiểu học?
- Về tinh thần chung, Bộ GD&ĐT rất khuyến khích các địa phương xây dựng, triển khai các mô hình giảng dạy sáng tạo, hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ vào giảng dạy trực tuyến hay qua hệ thống truyền hình hiện nay cho học sinh cấp tiểu học là giải pháp vừa thể hiện tính chủ động trong đào tạo và tính tình thế khi cả nước đang tích cực cùng phòng, chống dịch Covid-19.
Có ý kiến hoài nghi rằng, ở lứa tuổi tiểu học chưa thể áp dụng rộng rãi mô hình giảng dạy trực tuyến hoặc nếu có thì cần triển khai nhiều giải pháp cùng lúc với sự kèm cặp chặt chẽ từ giáo viên, cha mẹ học sinh. Ông nhận định thế nào về nội dung này?
- Đúng là học sinh cấp tiểu học còn quá nhỏ để giao hay làm chủ công nghệ trong học tập. Bởi vậy, khi xây dựng chương trình đào tạo, cơ quan chức năng đã tính toán rất kỹ các yếu tố liên quan. Học sinh ở lứa tuổi này chỉ có lượng kiến thức vừa phải, giáo viên cùng phụ huynh xây dựng các thói quen, kỷ luật học tập và tạo dựng niềm đam mê cho học sinh tìm tòi, yêu thích các giờ giảng.
Đặt giả thiết dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trong thời gian dài, phía Bộ GD&ĐT có điều chỉnh gì để học sinh vẫn đảm bảo được chương trình học tập không, thưa ông?
- Hiện tại, Bộ GD&ĐT đang tổ chức rà soát trên diện rộng các nội dung đào tạo để có những đánh giá, điều chỉnh. Hướng rà soát, đánh giá sẽ tập trung ưu tiên thời lượng kiến thức cốt lõi, lược nội dung mang tính nâng cao và thiết kế bài giảng, nội dung học tập thành các chủ đề. Việc làm này vừa giúp giản tiện bài giảng, tiết kiệm thời gian vừa giảm tải song vẫn đảm bảo kiến thức cơ bản cho học sinh.
Theo chủ trương của Bộ GD&ĐT, các lớp học trực tuyến hay truyền hình hiện chưa thể thay thế mô hình đào tạo truyền thống. Sau khi học sinh trở lại trường, các trường phải tổ chức đánh giá lại toàn bộ quá trình học tập qua trực tuyến hay truyền hình, từ đó, cơ quan quản lý sẽ cân nhắc, xem xét, điều chỉnh các phương pháp đào tạo tiếp theo.
Xin cảm ơn ông!
Học sinh học vượt: Bộ GD-ĐT nói gì về tính khả thi trong thời gian tới? Lý giải về việc quy định học vượt lớp đã có từ lâu nhưng chưa thực hiện được, theo ông Tài có nhiều nguyên nhân, do phụ huynh thiếu thông tin, các trường e dè trong quá trình đề xuất thực hiện với học sinh nào đó... Nguyễn Loan Trao đổi với PV Thanh Niên, tiến sĩ Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ...