Mọi thiết bị kết nối Internet đều có thể là “đồng minh” của tin tặc
Symantec cảnh báo nhiều mối đe dọa bảo mật mới có thể biến các thiết bị kết nối Internet như TV, thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình, ô tô, nhà thông minh,… thành “đồng minh” của tin tặc.
Mới đây, nhà sản xuất thiết bị điện tử LG khẳng định một số mẫu TV kết nối Internet của hãng có khả năng theo dõi những gì mọi người xem và gửi dữ liệu tổng hợp lại cho công ty, giúp LG tùy chỉnh những quảng cáo hướng tới khách hàng. Tuy nhiên, một lỗi trên hệ thống đã xuất hiện, đó là TV tiếp tục thu thập dữ liệu ngay cả khi tính năng này được tắt, đồng nghĩa với nguy cơ tin tặc có thể khai thác dữ liệu thu thập được từ TV. Hiện LG đang sửa lại lỗi này.
Symantec nhận định không phải tất cả những mối lo ngại rủi ro về an toàn an ninh mạng đều liên quan tới các lỗ hổng bảo mật. Sự phát triển các thiết bị kết nối Internet đang mở ra cơ hội cho nhiều mối đe dọa bảo mật mới.
Trên thực tế đang có sự dịch chuyển sang một kỷ nguyên mà những thiết bị gia đình, các hệ thống an ninh, hệ thống ánh sáng và hệ thống sưởi tòa nhà, thậm chí cả xe ô tô,… cũng dần trở thành những thiết bị được kết nối với Internet.
Nhiều chuẩn mực mới cũng đang phát triển, chẳng hạn phiên bản tiêu chuẩn Bluetooth mới sẽ khiến cho các thiết bị dễ dàng tìm kiếm và giao tiếp với nhau hơn trong một môi trường mà số lượng các thiết bị ngày càng nhiều hơn, và các thiết bị có kết nối Bluetooth sẽ dễ dàng liên kết với một mạng Internet hỗ trợ IPv6.
Mọi thiết bị kết nối Internet đều có thể là “tay trong” của tội phạm mạng. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Video đang HOT
Hiện đang có một công cụ tìm kiếm có tên gọi Shodan cho phép mọi người tìm kiếm hàng loạt các thiết bị có kết nối Internet. Ngoài các camera an ninh và các thiết bị gia đình khác, Shodan còn có thể tìm kiếm các hệ thống kiểm soát nhiệt độ tòa nhà, trạm điều khiển nhà máy điện, các nhà máy xử lý nước, ô tô, đèn giao thông, màn hình tim thai,… Những dịch vụ như Shodan có thể khiến cho các thiết bị dễ dàng bị phát hiện.
Symantec cảnh báo sẽ tới lúc màn hình giám sát trẻ nhỏ ở nhà cũng có khả năng được biến thành công cụ để theo dõi người dùng, ô tô có thể bị hack bởi những kẻ tấn công với ý đồ xấu, ngay cả thiết bị với vẻ ngoài hoàn toàn vô hại như thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình hoặc một router kết nối mạng cũng có thể bị sử dụng như một cổng để cho phép tội phạm mạng truy nhập vào máy tính trong gia đình,…
Để giảm thiểu nguy cơ trở thành nạn nhân của tin tặc, mọi người nên chú ý hơn tới việc kiểm định thiết bị của mình vì một thiết bị không sở hữu một màn hình hay bàn phím không có nghĩa là nó miễn nhiễm với các cuộc tấn công. Mọi thiết bị có kết nối tới mạng gia đình đều cần được đảm bảo an toàn.
Bên cạnh đó, cần chú trọng tới những cài đặt bảo mật trên mọi thiết bị. Với thiết bị có thể truy nhập từ xa, hãy tắt thuộc tính này nếu không cần thiết. Thường xuyên thay đổi mật khẩu mặc định để đảm bảo chỉ có chủ thiết bị mới biết mật khẩu, không sử dụng các mật khẩu phổ biến hoặc dễ đoán chẳng hạn như “123456″ hoặc “password” mà nên sử dụng mật khẩu mạnh gồm nhiều ký tự, số và biểu tượng.
Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra website của nhà sản xuất để theo dõi những cập nhật về phần mềm trên thiết bị. Nếu có lỗ hổng bảo mật trên thiết bị, nhà sản xuất sẽ thường đưa ra bản vá lỗi trong cập nhật phần mềm mới cho thiết bị.
Hãng camera Trendnet vừa bị Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ “sờ gáy” vì đã để các sản phẩm camera giám sát chứa phần mềm bị lỗi dẫn đến để ngỏ khả năng hiển thị trực tuyến, khiến cho hình ảnh từ hàng trăm camera cá nhân của người dùng bị công bố trên Internet. Những thiết bị camera của Trendnet không bị lây nhiễm bởi mã độc mà nguyên nhân làm lộ hình ảnh cá nhân chỉ là cấu hình bảo mật của những thiết bị này cho phép bất kỳ ai truy nhập tới chúng nếu họ biết cách. Trendnet đã phải tăng cường bảo mật trên các thiết bị của mình, đồng thời phải hứa hẹn không được nói quá về khả năng bảo mật khi quảng cáo về sản phẩm, thiết bị.
Theo ICTnews
Snapchat biến tướng thành ổ khiêu dâm
Càng ngày, số lượng người dùng Snapchat nhận được tin nhắn rác có đính kèm ảnh nude và những lời mời mọc sống sượng càng nhiều, hãng bảo mật Symantec cảnh báo.
Chiến dịch tin nhắn rác mới hứa hẹn gửi ảnh nude cực nóng cho người nhận nếu họ tải một ứng dụng di động cụ thể. Ảnh: CNNMoney
Những tin nhắn rác này được phát tán hoàn toàn tự động nhưng lại được thiết kế để trông như do người thật gửi đi. Các bức ảnh nude sẽ không xuất hiện chừng nào người dùng Snapchat chưa chấp nhận kết bạn với một "ổ khiêu dâm" (Porn bot), song theo Symantec thì những chiếc bẫy được giăng ra tinh vi đến mức người dùng có thể kết bạn không mảy may suy nghĩ.
Ngay sau khi kết "bạn", người dùng sẽ nhìn thấy một bức hình chụp người mẫu cực nóng. Dòng chú thích bên dưới yêu cầu người nhận kết bạn với "cô ta" trên ứng dụng nhắn tin Kik để có thể nhận và xem thêm nhiều bức ảnh nóng khác. Nếu người nhận tuân theo những chỉ dẫn này, anh ta hoặc cô ta sẽ được yêu cầu tải một ứng dụng di động, thường là game. Ổ khiêu dâm khi ấy sẽ hứa hẹn gửi thêm ảnh nude, đổi lại người dùng phải gửi ảnh chụp màn hình chứng minh đã cài đặt xong game này.
"Ý tưởng sử dụng ảnh khiêu dâm luôn được bọn tội phạm mạng ưa thích. Tuy đơn giản nhưng hiệu quả gài bẫy lại rất cao", ông Kevin Haley, Giám đốc lực lượng phản ứng bảo mật của Symantec cho biết.
Trong trường hợp này, kẻ đứng sau chiến dịch phát tán thư rác không phải là tác giả ứng dụng game. Thay vào đó, chính những công ty mà các tác giả game này thuê để tăng tỷ lệ download mới là chủ mưu. "Họ được trả tiền để thuyết phục người dùng tải ứng dụng. Tác giả ứng dụng không quan tâm công ty kia làm cách nào, vì thế các spammer đã tự tung tự tác", ông Haley giải thích.
Tin nhắn rác chỉ là vấn nạn mới nhất trong danh sách dài dằng dặc những scandal mà Snapchat gặp phải gần đây. Ứng dụng chia sẻ ảnh nhạy cảm này đang bị chỉ trích vì dính một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng, làm lộ tên và số điện thoại của người dùng. Năm ngoái, các chuyên gia bảo mật cũng tìm ra cách cho phép khôi phục những bức ảnh nóng đã xóa khỏi cơ sở dữ liệu của Snapchat.
Bất chấp những rùm beng đó, số lượng người dùng Snapchat vẫn bùng nổ. Ứng dụng này thậm chí còn từ chối lời đề nghị mua lại trị giá 3 tỷ USD của Facebook.
Ngoài hiện tượng ổ khiêu dâm (porn bot) mới xuất hiện, Symantec cũng cảnh báo người dùng về hiện tượng lừa đảo giả mạo cái chết của những nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội. Vấn nạn này đã tăng mạnh trong thời gian gần đây, với những trò lừa đảo liên quan tới: Jackie Chan (Thành Long), Morgan Freeman, Will Smith, Keanu Reeves và Rihanna - đây chỉ là một trong số ít những người nổi tiếng bị mạo danh và thông báo "đã chết" trong thời gian gần đây.
Những thông điệp mùi mẫn này thường đi kèm với những liên kết tới các video. Trước khi người dùng xem video, họ đã bị lừa phỉnh chia sẻ những thông điệp tương tự tới danh sách tất cả các bạn bè và người thân trong gia đình của mình để trò lừa này được phát tán rộng rãi hơn.
Thậm chí ngay cả sau khi chia sẻ thông điệp lừa đảo, người dùng cũng sẽ không thể xem file video giả mạo mà họ muốn xem. Thay vào đó, người dùng sẽ bị chuyển hướng tới một trang web với những phần quảng cáo yêu cầu họ điền thông tin để tham gia khảo sát. Những quảng cáo và khảo sát này sẽ giúp mang lại nguồn thu cho tội phạm mạng.
Ngoài ra, trò lừa đảo này còn có thể yêu cầu người dùng tải về một ứng dụng hoặc một tệp tin trình duyệt mở rộng độc hại (malicious browser extension). Trò lừa đảo này hoàn toàn không mới, tuy nhiên, chừng nào tội phạm mạng còn kiếm tiền được bằng cách này thì chúng sẽ còn tiếp tục việc phát tán nó, Symantec kết luận.
Theo Vietnamnet
Cảnh giác khi đọc những câu chuyện mùi mẫn trên các trang mạng xã hội Những trò lừa đảo giả mạo cái chết của những người nổi tiếng trên các trang mạng xã hội vẫn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian gần đây. Những thông điệp mùi mẫn này thường đi kèm với những liên kết tới các video. Trước khi người dùng xem video, họ đã bị lừa phỉnh chia sẻ những thông điệp tương tự...