Mỗi thầy hiệu trưởng chỉ kết một thứ thì nguy to
Mọi hoạt động, phong trào trong một nhà trường đều cần thiết, cần có sự quan tâm, chăm lo một cách toàn diện, đúng mức của hiệu trưởng, các bộ phận, ban ngành.
Từ ngày thầy T. lên làm hiệu trưởng, một trường trung học cơ sở ở huyện S. thì hoạt động, phong trào và thành tích về văn nghệ, thể thao của nhà trường lên trông thấy.
Các phong trào, hội thi do cấp trên tổ chức, phát động, trường của thầy T. đều tham gia đầy đủ và nhiệt tình nhất.
Còn các trường bạn thì tham gia ở mức trung bình, có phong trào tham gia, có hội thi thì bỏ qua.
Vì thầy T. rất “máu” văn nghệ, thể thao từ khi còn là sinh viên trường cao đẳng sư phạm.
Bộ phận chuyên môn đề xuất lên, thầy T. chỉ đạo và phê duyệt kinh phí nay. Các buổi tập dượt văn nghệ, thể thao của đội học sinh và giáo viên để tham gia hội thi, giải đấu, thầy T. đều đến quan sát, theo dõi, động viên…
Mọi hoạt động, phong trào trong một nhà trường đều cần thiết, cần có sự quan tâm, chăm lo một cách toàn diện, đúng mức. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Các bộ phận chuyên môn cũng rất vui mừng, khí thế mỗi khi ở đơn vị, ở cấp trên có phát động hội thi về thể thao, văn nghệ.
Video đang HOT
Trái ngược với thầy T., thầy A., hiệu trưởng một trường trung học phổ thông lớn nhất của một huyện nọ chỉ “kết” mỗi một mảng chuyên môn, dạy học, còn các mảng khác, văn nghệ, thể thao, thể dục thì bỏ mặc.
Thi giáo viên dạy giỏi, thi học sinh giỏi các cấp, thi khoa học kỹ thuật… cần hỗ trợ, bồi dưỡng bao nhiêu kinh phí, tiền bạc, thầy hiệu trưởng đều sẵn sàng ký duyệt.
Cho nên hoạt động chuyên môn, các cuộc thi về văn hóa, dạy học của trường thầy A. khá mạnh, mỗi lần đi là thắng lớn, đem về rất nhiều giải cao.
Hoạt động phong trào, văn nghệ, thể thao lại hạn chế, èo uột, bộ phận chuyên môn đề xuất lên mười thì thầy chỉ phê duyệt, cho đi chưa tới một phần năm.
Thành ra, bộ phận chuyên môn, phong trào có dấu hiệu chán nản, không muốn đề xuất gì.
Trước họp Hội đồng sư phạm nhà trường, giáo viên từng có ý kiến cho rằng: “Thầy Hiệu trưởng coi trọng chuyên môn, văn hóa mà xem nhẹ, lơ là hoạt động phong trào, văn nghệ, thể thao…”
Thầy A. trả lời luôn: “Tôi kết cái gì thì làm cái nấy. Nếu có sai phạm, bị cấp trên phê bình tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm.”
Mọi hoạt động, phong trào trong một nhà trường đều cần thiết, cần có sự quan tâm, chăm lo một cách toàn diện, đúng mức của hiệu trưởng, các bộ phận, ban ngành, thầy cô giáo để mục tiêu giáo dục được đảm bảo.
Kiểu kết của các thầy hiệu trưởng nêu trên mang nặng sở thích cá nhân, cảm tính, không phù hợp, thậm chí làm lệch lạc, méo mó đi vai trò, sứ mệnh của nhà trường phổ thông.
Các thầy hiệu trưởng nếu còn kết món này, bỏ mặc món kia thì nguy to, cần loại bỏ ngay.
SÔNG TRÀ
Theo giaoduc.net.vn
"Chốt" phương án cuối cùng lựa chọn SGK mới: Chỉ được lựa chọn 1 đầu SGK cho mỗi môn học
Người đứng đầu cơ sở GDPT (Hiệu trưởng) có quyền lựa chọn SGK sử dụng trong trường của mình, mỗi môn học, hoạt động giáo dục sẽ chỉ được lựa chọn 1 đầu SGK và đầu tháng 5, Hiệu trưởng sẽ phải công bố danh mục SGK được chọn sử dụng.
Bộ GDĐT vừa ban hành Thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT). Thông tư sẽ là căn cứ để các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học và các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình GDPT mới, các tổ chức và cá nhân có liên quan lựa chọn SGK sử dụng trong cơ sở GDPT.
Trong đó, quy định mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp lựa chọn 01 (một) đầu SGK. Việc lựa chọn SGK phải bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Phù hợp với đăc điêm kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở GDPT.
Đầu tháng 5, Hiệu trưởng sẽ phải công bố danh mục SGK lớp 1 được chọn sử dụng
Hiệu trưởng thành lập Hội đồng lựa chọn SGK. Thành viên hội đồng gồm, người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giao viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục có SGK được lựa chọn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 người, trong đó có ít nhất 2/3 là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên.
Người đã tham gia biên soạn SGK hoăc tham gia thẩm định SGK do các nhà xuất bản tổ chức, tham gia chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in, phát hành SGK và người làm việc ở các nhà xuất bản có SGK không được tham gia Hội đồng.
Hội đồng có nhiệm vụ lựa chọn SGK theo quy định, đề xuất danh muc SGK để sử dụng trong cơ sơ giao duc phổ thông với người đứng đầu cơ sở GDPT; và sẽ tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Quy trình lựa chọn SGK gồm 4 bước chính, trước khi người đứng đầu cơ sở GDPT công bố công khai danh mục SGK sử dụng trong cơ sở GDPT.
Cụ thể, tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu, thảo luận và đánh giá SGK của các môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa. Giáo viên bỏ phiếu kín lựa chọn một đầu SGK cho mỗi môn học thuộc phạm vi đánh giá, lựa chọn của tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn báo cáo Hội đồng danh mục SGK được lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự số phiếu đồng ý lựa chọn từ cao xuống thấp. Danh mục SGK được lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và các giáo viên trong tổ chuyên môn.
Tiếp đó, Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá SGK trên cơ sở danh mục SGK do các tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn theo các nguyên tắc quy định và tiêu chí lựa chọn SGK. Hội đồng bỏ phiếu kín lựa chọn SGK. SGK được lựa chọn phải được trên 1/2 số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn. Trường hợp SGK không đủ số phiếu, Hội đồng thảo luận, phân tích các SGK với các tiêu chí lựa chọn SGK và bỏ phiếu lựa chọn lại. Sau lần bỏ phiếu thứ hai, nếu vẫn không đạt đủ phiếu thì Hội đồng quyết định lựa chọn SGK co sô phiêu đông y cao nhât trong danh muc SGK do tổ chuyên môn bao cao. Hội đồng tổng hợp kết quả lưa chon sach giao khoa thành biên bản, có chữ ký của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Uy viên tham dự.
Hôi đông đề xuất với Hiệu trưởng danh muc SGK đã đươc Hội đồng lưa chon đê sử dụng trong cơ sơ GDPT. Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng, Hiệu trưởng quyết định danh mục SGK sử dụng trong cơ sơ giao duc phô thông.
Hiệu trưởng công bố công khai danh mục SGK sử dụng trong cơ sở GDPT và niêm yết tại cơ sở GDPT trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất là 4 tháng.
Khi đã có danh mục SGK được lựa chọn sử dụng, sở GDĐT sẽ có trách nhiệm báo cáo Bộ GDĐT, UBND câp tinh và cung cấp thông tin cho các nhà xuất bản có SGK được lựa chọn về danh mục, số lượng SGK mỗi nhà xuất bản cần cung ứng, bao gồm số lượng dự phòng, để bảo đảm có đầy đủ SGK trước khi bắt đầu mỗi năm học mới.
Khánh Vân
Theo toquoc
Gia Lai: Xây dựng ít nhất 2 trường THCS làm điểm về giáo dục hướng nghiệp Sở GD&ĐT Gia Lai hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện Đề án "Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2025. Trong đó, yêu cầu xây dựng ít nhất hai trường THCS làm điểm về công tác GDHN với phương thức GDHN tiên...