“Mời” thầy giảng bài lúc nửa đêm
“Nhờ việc học… ít chép này, em có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc thực hành. Thậm chí, nửa đêm em cũng có thể &’mời’ thầy giảng bài mà không có lấy một tiếng phàn nàn”, Nguyễn Thành Luân, Đại học Thái Nguyên nói.
Tua lời thầy, “mời” thầy dạy lúc nửa đêm
Đã từ lâu, việc học trực tuyến trên môi trường internet đã trở thành một thói quen không thể thiếu của Trần Thị Thu Hương, cô sinh viên trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Chỉ cần truy cập địa chỉ http://elearning.ftu.edu.vn, Hương đã dễ dàng tìm thấy những kiến thức cho các môn học của mình.
Hương kể, học kiểu… điện tử này không khiến cô phải ghi chép nhiều nhưng vẫn có đầy đủ những kiến thức cần thiết của môn học. Nhiều giáo trình bây giờ không dừng lại ở dạng trình chiếu, mà được thể hiện rất sống động bằng hình ảnh, âm thanh và thậm chí như những đoạn băng video quay cảnh giảng viên đang thuyết trình. Với cách học này, Hương có thể “tua đi, tua lại” đoạn bài giảng của giảng viên để nghe, xem hoặc đọc lại nhiều lần.
“Từ khi được học elearning, em và các bạn ngày nào cũng truy cập địa chỉ website của trường. Ở trường, sóng wifi hầu như phủ kín, trong khi các bạn sinh viên đều có laptop, D-com 3G, ở nhà thì lắp mạng ADSL nên rất thuận lợi”, Hương tâm sự.
Giống với Hương, sinh viên Nguyễn Thành Luân của Đại học Thái Nguyên cũng tỏ ra rất “ưng” với kiểu học mới mẻ này. Ở Đại học Thái Nguyên, Elearning mới được triển khai từ năm 2008. Luân bảo, ngoài việc giảm “đọc-chép” ra, thì cậu cũng hoàn toàn có thể tiếp thu kiến thức của các giảng viên qua các bài giảng điện tử mà không nhất thiết phải đến trường.
“Nhờ việc học… ít chép này, em có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc thực hành. Thậm chí, nửa đêm em cũng có thể &’mời’ thầy giảng bài mà không có lấy một tiếng phàn nàn”, Luân tếu táo.
Dạo qua một vòng google, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nhiều trường đại học tại Việt Nam đang áp dụng Elearning một cách có hiệu quả. Nhiều trường đã xây dựng được những trung tâm học liệu quy mô, có khối lượng kiến thức bài giảng được số hóa đồ sộ. Bên cạnh đó, các trường còn triển khai cập nhật những thông tin như lịch học, lịch ôn tập, tra cứu điểm thi… giúp học viên dễ dàng tiếp cận ngay tại nhà, mà không cần phải đến trường để tra cứu trên bảng như trước.
Video đang HOT
Thế giới phẳng của sự học
Trên thực tế, việc học Elearning đã không còn mới mẻ ở các nước trên thế giới. Song ở Việt Nam, nó mới chỉ bắt đầu phát triển một số năm gần đây, đồng thời với việc kết nối internet băng thông rộng được triển khai mạnh mẽ tới tất cả các trường học .
Phó giáo sư, Tiến sĩ Ngô Như Khoa, Trưởng ban Công nghệ thông tin, trường Đại học Thái Nguyên cho biết, nhà trường luôn khuyến khích giáo viên số hóa giáo trình. Mỗi giáo trình được số hóa, giáo viên sẽ nhận được trợ cấp là 5 triệu đồng.
Sau khi được số hóa, các giáo trình này sẽ được đăng tải trên các website, từ đó các giáo viên khác sẽ chỉnh sửa, góp phần làm hoàn thiện bài giảng để có thể truyền tải tới sinh viên một cách gần gũi nhất.
Ngôi trường vùng trung du miền núi phía Bắc này cũng đã xây dựng được một Trung tâm học liệu với cơ sở vật chất hiện đại, gồm 400 máy tính kết nối internet tốc độ cao, wifi phủ khắp để phục vụ công tác đào tạo, quản lý về công nghệ thông tin của trường…
TS Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT – Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, ý nghĩa lớn nhất khi các doanh nghiệp đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đã tạo ra môi trường giáo dục online. Sinh viên có thể thu thập thêm kiến thức từ các trường đại học online trong nước và trên thế giới. Các bài giảng có âm thanh hình ảnh sinh động, các hình thức trao đổi bàn luận… Nhờ đó, sẽ xoá bỏ mọi cách biệt (cách biệt về học lực, cách biệt về kinh tế, cách biệt về địa lý, cách biệt về thể chất …), tất cả mọi người đều được thụ hưởng cơ hội giáo dục bình đẳng.
Một viễn cảnh không xa khi bạn có thể ở Việt Nam nhưng là sinh viên của một trường đại học trên thế giới, cơ hội giáo dục sẽ chia đều cho tất cả mọi người, chỉ cần bạn có công cụ kết nối với internet và kinh phí để trả cho những hoạt động thu nhận thông tin từ nó.
Thế giới phẳng là đó, và là tương lai của nền giáo dục nước nhà. Ông cũng phấn khởi: “Với Việt Nam, việc ứng dụng CNTT hướng tới một nền giáo dục điện tử đang trong tầm tay từ hạ tầng cơ sở viễn thông đến công nghệ đều đang rất thuận lợi”.
Theo VTC
Bi hài chuyện khám bệnh lúc... nửa đêm
Tại đây có cảnh phiếu "chợ đen" lộng hành, rất nhiều người, đặc biệt là người bệnh ở quê lên, phải mua phiếu "chợ đen" để được khám sớm.
Suất khám nửa đêm về sáng
Đó là phòng mạch chuyên khoa da liễu của bác sĩ Võ Thị Bạch Sương tại 193D Trần Văn Đang, phường 11, quận 3, TP.HCM. Lúc này là 20g.
Soi da thì không mất tiền cò Theo tìm hiểu của chúng tôi, có một cách khác để người bệnh đến khám tại phòng mạch của bác sĩ Sương không phải đưa phiếu là đăng ký soi da tại phòng mạch với giá 90.000đ. "Người bệnh chỉ việc bỏ ra 90.000đ để soi da, soi da một lần rồi lần sau đến là khám luôn không cần phải chờ đợi, cũng không cần phải mất tiền mua phiếu chợ đen" - một nữ bệnh nhân cho biết.
Bảng lưu ý trước phòng mạch ghi: số phiếu từ 1-30 khám từ khoảng 17g30-24g, từ số 31 trở lên vui lòng có mặt từ 23g45 chờ khám theo thứ tự. Tuy nhiên, chồng bà Sương - người trực tiếp phát phiếu - cho hay: "Số phiếu từ 1-40 được ưu tiên khám trước 23g30. Ai có số phiếu này ít phải chờ đợi, còn số phiếu từ 40 về sau vui lòng có mặt từ 23g15. Ở đây thường thì ca khám cuối cùng cũng phải 3g-4g sáng hôm sau".
Chúng tôi vào phòng mạch đưa phiếu số 66 vừa bốc trên xâu số treo trước cổng, chồng bà Sương nói: "Phòng mạch hết chỗ rồi, số lớn ra ngoài chờ đến sau 23g vào nằm chờ đến sáng để được khám". Đành ra ngoài cùng nhiều bệnh nhân khác chờ đến để được vào phòng mạch khám suất nửa đêm về sáng. Trong số đó có nhiều người dân từ các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Ninh Thuận, Kiên Giang... lặn lội đến đây.
Đúng 23g, chúng tôi vào bên trong thì phòng mạch đã trải chiếu. Gần 40 người đến khám bệnh nằm ngồi chen chúc với mấy manh chiếu trong căn phòng nhỏ hẹp. Do thiếu chỗ nên nhiều người phải ngồi ở dãy ghế ngoài cổng hoặc lề đường.
Đúng "giờ trải chiếu" 23g, những người khám bệnh đến nằm chờ chen chúc để được khám suất nửa đêm về sáng (ảnh chụp lúc 0g56 ngày 22-11)
Cùng ngồi chờ khám có anh L.X.L., quê ở Phan Rang, Ninh Thuận. Anh kể: " Tôi bị rụng tóc, nghe mấy người ở quê giới thiệu nên bắt xe đò vào đây điều trị. Đây là lần tái khám, tôi khám lần đầu cách đây hơn một tháng phải chờ đến 3g sáng mới khám được. Hôm nay bốc số 81 nên chắc cũng phải chờ tới giờ đó".
Phiếu khám... "chợ đen"
Rất nhiều người đến khám, đặc biệt là những người ở quê lên, vì không thể chờ đợi thâu đêm suốt sáng nên đành nghe theo lời "cò" đi mua phiếu "chợ đen" với giá cắt cổ. Ba mẹ con chị N.T.H. đến từ xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, Đồng Nai chờ đến khuya vẫn chưa được khám. Nghe lời "cò", chị ra nhà giữ xe hỏi mua phiếu. Bà K., chủ nhà xe, chào giá: "Phiếu số 1,2,3 thì giá 130.000đ, vào khám liền, phiếu số 12,13 thì 80.000đ nhưng phải hai tiếng sau mới khám được". Nấn ná mãi chị H. mua phiếu số 12 với giá 80.000đ...
Vợ chồng anh T. mua phiếu số 4 với giá 130.000đ tại quán nước của bà Y. ở đối diện phòng khám. Anh nói: "Dù biết mất tiền nhưng thà vậy còn hơn để con đứng chen chúc chờ đợi".
Ở "chợ đen" này, nhiều "cò" quan sát trạng thái của "con mồi" để chào giá, ai lớ ngớ có khi mua phiếu số 1, 2, 3 với giá tới 300.000đ. Các "cò" không những bán trực tiếp phiếu cho người bệnh mà còn cho họ đặt trước số theo ngày tháng. Phần lớn khách đặt phiếu trước thường là khách quen từ xa đến. Khi chúng tôi ngỏ ý đặt hai phiếu cho người nhà vào hai ngày sau thì "cò" Y. cầm quyển sổ đặt chỗ ra dò một lúc rồi nói: "Phiếu ngày đó đã đặt hết rồi".
Theo bác sĩ Sương: "Lúc 3g sáng phòng mạch sẽ phát phiếu công khai tại cửa". Chồng bà Sương nói: "Nhưng đừng đến giờ đó mà khổ vì đến cũng không nhận được phiếu số nhỏ đâu...".
2g45g sáng 19-11 và 23-11, có mặt tại đây chúng tôi thấy khoảng 10 người nằm ngồi chờ đợi, đó là những người mồi chài bán phiếu "chợ đen" cho người bệnh.
3g15, bóng điện phòng khám lóe sáng họ gọi thêm hơn 10 người nữa ùn ra nhận phiếu. Một lát sau chồng bác sĩ Sương xuất hiện với bọc phiếu trên tay. Người đứng nhận phiếu xếp thành hai hàng ngang, các "cò" vé đứng dồn về một hàng, chỉ có vài người tách ra đứng ở hàng có người bệnh và "khống chế" không cho người bệnh đứng đầu. Chúng tôi dù đến từ rất sớm nhưng cũng bị một đám "cò" đuổi khỏi hàng và bắt xếp đứng sau.
Trong ánh đèn mập mờ, phiếu được phát một lượt cho những người đứng ở hàng "cò" trước, sau đó các "cò" đút phiếu vào túi quần rồi đi vòng lại nhận phiếu lần hai. Những người bệnh chỉ biết đứng nhìn mà không ai dám lên tiếng. Như có một luật ngầm: khi đến lượt phát phiếu cho một vài người bệnh xếp ở hàng sau thì đã hết phiếu số nhỏ. Người bệnh chỉ được nhận phiếu từ 41 trở lên, đồng nghĩa với việc họ vẫn phải đến chờ khám sau 23g.
Không cấm Thời gian hoạt động của các phòng mạch tùy thuộc vào giấy phép đăng ký hoạt động trong giờ hay ngoài giờ. Ở nước mình chưa có quy định rõ ràng là cho hoạt động từ 17g đến mấy giờ nên có nhiều phòng mạch vẫn hoạt động từ 17g hôm nay đến 3g-4g sáng hôm sau. Điều này tùy thuộc vào sức khỏe của bác sĩ và sự đồng ý của bệnh nhân. Ông Lê Minh Hải (trưởng phòng quản lý dịch vụ y tế Sở Y tế TP.HCM)
Theo Tuổi Trẻ
Lee Min Ho và Kim Bum "hò hẹn" ở sông Hàn lúc... nửa đêm! Mới đây, trên cả hai trang Twitter chính thức của hai anh chàng "công tử" đình đám trong BOF là Lee Min Ho và Kim Bum đã đăng tải một loạt hình ảnh khá là giống nhau. Bất ngờ hơn là tại cùng một địa điểm - chính là cầu sông Hàn vốn rất nổi tiếng và quen thuộc của đất nước kim...