Mời sếp ăn tối, ai ngờ sếp kéo 10 người bạn đến cùng, tôi phải thanh toán hóa đơn đến 15 triệu đồng: Về nhà nhận được tin nhắn mà ấm lòng
Sau khi rời bữa tiệc, chàng trai đọc được tin nhắn từ vị sếp mà phải thầm cảm ơn vị lãnh đạo của mình.
Ở chốn công sở, việc xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa nhân viên và sếp là điều nên làm. Nếu như có được tình cảm, niềm tin từ lãnh đạo, công việc của bạn chắc chắn sẽ vô cùng thuận lợi.
Tiểu Vương là một nhân viên giỏi trong công ty. Anh cống hiến tại đây được 5 năm. Với mong muốn có cơ hội thăng tiến, anh đã làm việc vô cùng chăm chỉ mỗi ngày. Tất nhiên, điều này được các lãnh đạo trong công ty ghi nhận. Anh thường được giao làm trưởng nhóm những dự án quan trọng.
Mới đây, Tiểu Vương vừa hoàn thành xuất sắc một dự án có quy mô lớn nhất năm nay. Anh mong muốn nhân cơ hội này mời sếp một bữa thay cho lời cảm ơn. Đồng thời, anh xem đây là dịp để ‘khoe’ với lãnh đạo về những gì mình đã làm được.
Hôm đó, anh mở lời mời với sếp. Ngay lập tức, vị này vui vẻ đồng ý, còn nói thêm: “Để tôi mời thêm một vài người nữa đến cho vui”. Nghe đến đây, anh không suy nghĩ gì nhiều mà chỉ cẩn thận hỏi thêm: “Anh có gợi ý hay muốn ghé nhà hàng nào không?”.
Sếp liền nhắc tên nhà hàng cao cấp bậc nhất ở trung tâm thành phố. Tiểu Vương nghe theo và đã đặt bàn tại địa điểm đó.
Ảnh minh họa
Đến đúng ngày hẹn, anh có mặt trước 15 phút. Chỉ khoảng ít phút sau đó, sếp của anh đến cùng với 10 người bạn khác. Ngay lúc đó, Tiểu Vương tỏ ra ngạc nhiên. Song vị sếp giới thiệu đây toàn là lãnh đạo cấp cao thuộc các công ty lớn cùng lĩnh vực. Dẫu hơi khó hiểu về sự xuất hiện của những vị khách này, song chàng trai vẫn phải tỏ ra niềm nở.
Trong bữa ăn, thông qua sự giới thiệu của sếp, Tiểu Vương đã có cơ hội được mở rộng mối quan hệ với những người mà anh khó có thể được tiếp xúc. Tất cả mọi người đều hứa hẹn với anh rằng nếu cần hỗ trợ thì đừng ngần ngại liên hệ.
Khoảng 10h tối, bữa tiệc kết thúc. Đến lúc thanh toán, Tiểu Vương hoàn toàn không tin vào mắt mình khi hóa đơn bữa ăn lên đến 4.500 NDT (khoảng hơn 15 triệu đồng). Thậm chí, lúc đó, tài khoản của anh không có đủ con số này. Anh còn phải liên lạc với vợ để ‘ứng cứu’.
Chàng trai này có chút bực mình về việc sếp mời thêm 10 người bạn đi cùng. Tuy nhiên, trước mặt lãnh đạo, anh luôn tỏ ra vui vẻ như không có chuyện gì xảy ra. Cho đến khi trở về nhà, anh chia sẻ câu chuyện này cho vợ. Bà xã của Tiểu Vương an ủi song vẫn tỏ ra khó hiểu về hành động của vị sếp này.
Video đang HOT
Cho đến đêm ngày hôm đó, đang trong lúc nằm lướt điện thoại, Tiểu Vương bất ngờ thấy tài khoản ngân hàng có biến động số dư. Mở ra, anh phát hiện tài khoản của mình được cộng thêm bằng đúng tiền thanh toán bữa ăn tối hôm đó.
Chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra, anh tiếp tục nhận được tin nhắn từ sếp. Trong đoạn hội thoại, sếp của Tiểu Vương nhắn: “Tôi xin lỗi anh vì sự xuất hiện khá bất ngờ của một số người ngày hôm nay. Tuy nhiên, họ đều là những người có tiếng nói và trình độ vô cùng giỏi trong lĩnh vực chúng ta đang làm. Sau bữa ăn ngày hôm nay, nếu cần hỗ trợ gì, anh cứ chủ động liên hệ với họ. Tôi đã giới thiệu anh là đồng nghiệp thân thiết của tôi nên không phải ngại ngần gì cả.
Còn tiền của bữa ăn ngày hôm nay, tôi đã chuyển vào tài khoản của anh. Anh cứ cầm lấy, không phải ngại đâu. Để bữa khác, anh mời tôi cũng được”.
Ngay sau khi đọc được tin nhắn này, Tiểu Vương dần hiểu ra mọi việc làm của vị lãnh đạo đều có mục đích và muốn tốt cho anh. Chàng trai cảm thấy vô cùng ấm lòng khi được một người sếp như vậy dẫn dắt trong sự nghiệp.
Nhận được điện thoại, vợ vào viện mổ gấp, chồng vẫn ăn tối như thường
Khi đang ăn tối, điện thoại của Lucy reo lên. Cô lập tức tới bệnh viện để mổ cho một bệnh nhân, trong khi Chris vẫn tiếp tục ăn tối.
'Vì cùng ngành, chúng tôi hiểu và thông cảm cho nhau', Lucy kể.
Hỗ trợ nhau trong công việc
Chris Cartlidge và Lucy Khan kết hôn được 16 năm. Cả hai là bác sĩ phẫu thuật, chuyên ngành ung thư vú. Nói về cơ duyên trở thành vợ chồng, Chris chia sẻ: "Chúng tôi biết nhau từ cấp 3, sau đó cùng thi đỗ vào trường Y ở Edinburgh (Scotland) và cả hai quyết định học phẫu thuật ngực".
Chris chia sẻ, họ hợp tác cùng nhau rất hiệu quả. "Chúng tôi có thể phẫu thuật hai bên ngực cùng một lúc cho bệnh nhân, nhờ vậy thời gian phẫu thuật giảm xuống và bệnh nhân mau phục hồi hơn". Dù vậy, Chris và vợ vẫn vạch ra các giới hạn nơi công sở. Dù là vợ chồng nhưng cả hai phải giữ được thái độ chuyên nghiệp.
Hai vợ chồng Chris và Lucy. Ảnh: The Guardian
Về phía mình, Lucy chấp nhận khi kết hôn cùng đồng nghiệp thì việc dành thời gian cho con cái, gia đình là rất khó. Nhớ lại thời gian mới sinh con đầu lòng, Lucy kể: "Chris chăm sóc con trai ở Edinburgh, còn tôi thì ở Surrey để làm nghiên cứu. Sau đó anh ấy chuyển đến làm ở Sheffield, tôi phải ở nhà chăm con".
Cô chia sẻ, nhiều cặp vợ chồng mặc định là vợ ở nhà chăm nom nhà cửa, nội trợ nhưng với cô và Chris, "nhiệm vụ" đó dành cho cả hai. Họ phải thật "linh hoạt" để con cái được nuôi dạy tốt nhất.
Lucy kể lại một kỷ niệm đáng nhớ. Khi họ đang ăn tối, đột nhiên điện thoại của cô reo lên. Bệnh viện thông báo, bệnh nhân của Lucy cần được phẫu thuật gấp. "Tôi lập tức đến bệnh viện, còn Chris tiếp tục ăn tối. Có thể với các gia đình khác, đây là việc nghiêm trọng. Nhưng vì cùng ngành, chúng tôi hiểu và thông cảm cho nhau".
Chung một con thuyền đến suốt đời
Malte và Anastasiya đều là vận động viên chèo thuyền tại Đức. Họ chưa từng chung một đội thi đấu, cho đến Thế vận hội năm 2021. Khi chuẩn bị chia đội, Anastasiya đề nghị với Malte cùng nhau thi đấu.
Lúc đầu, Malte lo tập luyện cường độ cao và áp lực thi đua sẽ làm hỏng tình cảm của hai người nên quyết định từ chối vợ. "Sau đó chúng tôi nói chuyện và đi chơi với nhau nhiều hơn, tôi lại cảm thấy chúng tôi thật sự là một đội. Tôi đồng ý với đề nghị của vợ trước thềm trận đấu", Malte kể lại.
"Trong chèo thuyền, giao tiếp là chìa khóa chiến thắng. Mọi hành động đều phải phán đoán dựa trên sự hiểu biết đồng đội. Là vợ chồng, nên việc này đối với chúng tôi dễ như ăn bánh", Malte chia sẻ thêm.
Malte và Anastasiya cùng nhau tập luyện tại Đức. Ảnh: Lars Wehrmann/ DSV
Anastasiya cũng rất hiểu chồng mình. Cô chia sẻ, khi bắt đầu tập luyện hay thi đấu, Matle sẽ cộc cằn, nghiêm túc khác với bình thường. Cô phải học cách nhẫn nhịn và chấp nhận tính cách đó của "đồng đội", không xen lẫn những cảm xúc riêng tư.
Matle tự hào chia sẻ: "Những trận đấu căng thẳng hay áp lực tập luyện đã giúp vợ chồng tôi gắn bó hơn. Đây là đỉnh cao sự nghiệp của tôi và Anastasiya. Và không chỉ ở Paris (Pháp), chúng tôi sẽ chung một con thuyền trong suốt quãng đời còn lại".
Đi vào thế giới tâm hồn của nhau
Nicci Gernard và Sean đều viết văn, nhưng cách viết và hướng đề tài khác nhau. Nicci chia sẻ: "Chồng tôi viết về kẻ hủy diệt nhân loại, còn tôi sáng tác những cuốn sách về chứng mất trí nhớ". Nicci yêu thích những từ ngữ chứa đựng cảm xúc, các tính từ mềm mại, còn Sean đam mê với sự gay cấn, giật gân.
Một lần, họ quyết định thử cùng viết một tác phẩm hư cấu. "Thật ngạc nhiên là nó rất hấp dẫn. Hóa ra khi viết cùng nhau, chúng tôi có tiếng nói chung về trí tưởng tượng", Nicci chia sẻ. Từ đó đến nay, cặp vợ chồng này đã lấy bút danh Nicci French và viết kịch bản cho 26 bộ phim.
Nicci Gerard và chồng thảo luận về ý tưởng cho cuốn sách tiếp theo. Ảnh: Roo Lewis
Khi cùng viết sách, Nicci và Sean đi sâu vào trí tưởng tượng của nhau, thậm chí họ phải bỏ đi cái tôi và sự phù phiếm của mình. "Tất nhiên chúng tôi vẫn cãi nhau, nhưng phải có giới hạn và phải cùng giải quyết để quyển sách được hoàn thiện" - Nicci chia sẻ cách mà vợ chồng cô xử lý những bất đồng.
Hàng năm, vào tháng 9, Sean và Nicci sẽ có một kỳ nghỉ dài để ở bên cạnh nhau. Kỳ nghỉ là khoảng thời gian để họ cùng nhau suy nghĩ và phát triển ý tưởng, cốt truyện, chủ đề cùng nhân vật suốt hàng giờ mà không bị phân tâm bởi việc khác.
Khi bắt tay vào viết lách, mỗi người làm một công việc. "Vợ tôi sẽ viết chương đầu, tôi sẽ đọc, chỉnh sửa và viết tiếp chương hai. Cả hai gửi email cho nhau như vậy tới khi cuốn sách hoàn thiện", Sean nói.
"Đối thủ" của nhau
Kathleen Martin và John Hwa đều là nhà nghiên cứu tim mạch ở Yale. Kathleen và John sở hữu 2 phòng nghiên cứu cạnh nhau. Họ thực sự là "đối thủ" của nhau.
Trong những năm đầu tiên về cùng một nhà, cả hai phải cật lực làm ở các phòng thí nghiệm, để có đủ vốn liếng xây dựng cơ sở riêng. "Phụ nữ khi làm nghiên cứu, dễ bị coi thường và gắn mác bám áo chồng. Thế nên, tôi và John cố gắng chuyên nghiệp nhất trong công việc, không thể hiện tình cảm nơi công sở", Kathleen chia sẻ.
John Hwa và vợ trong phòng làm việc tại Yale. Ảnh: Benedict
Mặc dù khác nhau về lối sống, nhưng John và Kathleen biết cách cân bằng chúng và vận dụng vào công việc nghiên cứu của mình. "Tôi là người ưa mạo hiểm và bay bổng, nhưng vợ tôi lại là người thực tế, logic. Và chúng tôi tiếp nhận khoa học bằng cả hai góc nhìn đó. Thật tuyệt!", John nói.
John chia sẻ thêm về việc các cặp vợ chồng cùng làm nghiên cứu: "Họ có thể nâng cao hiệu quả và học hỏi từ nhau nhiều hơn so với những cặp vợ chồng khác ngành. Nhưng việc này đòi hỏi tính kỷ luật và sự phối hợp của cả hai. Chắc không ai muốn ly dị chỉ vì giám sát, xoi mói hay cãi nhau về công việc đâu nhỉ?".
Kết hôn với người cùng ngành mang lại nhiều lợi ích về cả khía cạnh công việc lẫn tình cảm vợ chồng. Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng về khả năng quản lý thời gian, áp lực công việc để đảm bảo công việc không làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, chăm sóc con cái.
Tháng nào vợ cũng tiêu hết 30-40 triệu, tôi choáng váng nhưng vẫn phải câm nín khi vợ nói lý do Cứ tối đến, vợ tôi lại ngồi xem quảng cáo và livestream rồi đặt rất nhiều đồ về khiến tôi ngày càng cảm thấy bí bách. Tôi và vợ yêu nhau 3 năm thì cưới, hiện đã có 1 bé trai 4 tháng tuổi. Hồi trước cưới, cả hai chúng tôi đều có công việc rất tốt, nhiều tháng vợ tôi còn có...