“Mỗi sáng thức giấc, em chỉ mong có người gọi đi làm thuê”
Ở tuổi 16, cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới nhưng đối với em Nguyễn Ngọc Hằng, mỗi sáng thức giấc là làm sao có ai đó kêu đi làm thuê. Ước mong của em chỉ là hàng ngày có vài ngàn đồng để mua gạo và dành lo cho đứa em trai đi học.
Căn nhà nhỏ của hai chị em Nguyễn Ngọc Hằng (16 tuổi) và Nguyễn Chí Linh (13 tuổi, ngụ ấp Huy Hết, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) đã hơn 2 năm nay không được sửa lại nên trông xiêu trước, trống sau. Khi chúng tôi đến thăm, hình ảnh đập vào mắt đầu tiên là cái bàn thờ, trên có di ảnh hai đấng sinh thành vắng số của các em.
Cha mẹ ra đi khi còn rất trẻ, để lại hai chị em nhỏ tuổi Hằng và Linh nương tựa nhau trong cảnh khốn khó.
Nhìn em Hằng và Linh, không ai nghĩ rằng các em đã 16, 13 tuổi bởi dáng người của cả hai khá nhỏ so với tuổi. Trò chuyện với chúng tôi cả giờ đồng hồ, nét mặt của các em trông lúc nào cũng như “thiếu sự sống”. Nhìn lên di ảnh đôi vợ chồng trẻ, những người đi cùng chúng tôi không khỏi xót xa cho hai em còn nhỏ tuổi nhưng phải sống trong cảnh hiu quạnh, mồ côi. Và có lẽ tài sản lớn nhất mà hai chị em Hằng có được là sự yêu thương đùm bọc nhau.
Tâm sự với chúng tôi, Hằng nhỏ nhẹ cho biết, năm em lên 6 tuổi, trong một lần đi bán khoai lang, mẹ em lội qua sông chẳng may bị hụt nước chết đuối, lúc đó mẹ em mới 25 tuổi. Từ đó, ngôi nhà nhỏ vắng đi sự chăm sóc của người phụ nữ, hai em mới tí tuổi đầu lớn lên trong cảnh “gà trống nuôi con” của người cha. Cha đi làm thuê nuôi hai em ăn học, dù gia cảnh thiếu trước hụt sau, dù thiếu đi tình thương yêu lo lắng của mẹ nhưng Hằng và Linh vẫn học giỏi, chăm ngoan.
Vậy mà, vài năm sau đó, cha cũng bỏ hai em mà đi theo mẹ, ngôi nhà nhỏ này vốn đã vắng vẻ nay lại trống trọi, lanh lẻo hơn. “Sau khi đi làm về, tối nó ngủ bình thường, nửa đêm bỗng bị đột quỵ rồi đi luôn, có kịp trăn trối gì với các con của nó đâu”, bà Lê Thị Tiến- bà nội của Hằng gạt nước mắt nói lại tình cảnh lúc cha của hai em mất.
Căn nhà xiêu trước trống sau của hai chị em Hằng nhưng không biết khi nào mới có tiền để sửa lại.
Từ khi cha mất cũng là lúc em Hằng trở thành người trụ cột trong gia đình chỉ còn lại hai chị em, lúc đó, Hằng mới 14 tuổi, đang học lớp 6. Vì miếng cơm, manh áo và việc ăn học của em trai nên Hằng phải nghỉ học nửa chừng để đi làm kiếm tiền nuôi em. “Lúc cha mất, em còn nhỏ tuổi, sức lại yếu nên em chỉ biết xin đi chích vỏ tôm cho người ta để lấy vài chục ngàn mua gạo và lo cho em trai đi học”, Hằng bộc bạch.
Hằng cho biết, em đã đi làm thuê gần 2 năm nay, mỗi ngày cũng có thể kiếm được 20.000 đồng đến 30.000 đồng nhưng không phải ngày nào cũng có, do đi làm cho tư nhân nên lúc nào có tôm thì họ gọi đi, còn ngày nào không có thì ở nhà. Với số tiền trên, em đóng góp một ít với nhà bà nội nấu cơm ăn hàng ngày, còn lại bao nhiêu em dành lo cho em trai đi học, còn bản thân em không lo được gì cho mình.
“Em cũng muốn đi học lại lắm nhưng vì đi học thì không đi làm được, không có tiền nuôi em. Công việc lột vỏ tôm của em đang làm bữa có bữa không nên muốn lâu dài cũng không được. Giờ em cũng muốn đi học nghề gì đó để sau này có điều kiện lo cho em trai hơn nhưng lại không có tiền nên thôi”- em Hằng chia sẻ thật lòng khiến chúng tôi và những người đi cùng bùi ngùi cảm động.
Em Chí Linh- em trai Hằng thì cho biết, em đang học lớp 5, trường cũng gần nhà nên mỗi ngày được chị cho ít ngàn để ăn bánh, uống nước. Em Linh cho biết thêm, vào đầu năm học, chị em lại tất bật đi làm thuê mua quyển vở, cuốn sách, bộ quần áo mới cho em. Bộc bạch với chúng tôi những suy nghĩ “già” hơn cái tuổi của mình, em Linh cho hay em rất ham học nhưng em sợ chị em sẽ không có điều kiện lo cho em nữa, bởi khi lên cấp 2, trường học xa rồi tốn tiền, rồi cực khổ cho chị hơn.
Bà nội của em Hằng cho biết, thương cảnh hai cháu mồ côi, nhà bà ở kế bên nên cũng có thể dòm trước ngó sau để quan tâm đến các cháu. Hiện căn nhà của hai em đang bị hư hại, có thể sập bất cứ lúc nào nhưng không có tiền để sửa lại nên hai chị em tối qua nhà ông bà nội ngủ, mà nhà ông bà nội cũng nghèo nên cũng chẳng lo được nhiều cho hai em.
Tâm sự với chúng tôi, em Hằng cho biết, cha mẹ mất rồi nên bây giờ em là chị thì phải thay cha mẹ để lo cho em trai. “Với hoàn cảnh quá khó khăn hiện nay, em không thể đi học được nữa nhưng dù có khó khăn, cực khổ đến mấy em cũng không cho em trai nghỉ học đâu. Em sẽ cố gắng hết sức để nuôi em trai ăn học thành tài. Cho nên giờ em sợ nhất là không có việc làm để kiếm ra tiền thì ước mong này sẽ dở dang”, Hằng bùi ngùi nói.
Ước mong của em Hằng là lo cho em trai ăn học thành tài. Nhưng với hoàn cảnh quá khó khăn hiện nay không biết ước mong của em có thực hiện được, nên rất cần sự tiếp thêm sức của những tấm lòng hảo tâm. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Việt Đoàn- Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Mỹ A- cho biết, hai em Hằng và Linh mồ côi cha mẹ khi tuổi các em còn nhỏ nên cuộc sống sẽ lắm khó khăn. Trước mắt dù được ông bà nội quan tâm nhưng ông bà nội cũng nghèo, lại lớn tuổi nên không biết nay mai thế nào nữa. Với chính quyền địa phương cũng chỉ có thể vận động cuốn vở, cây viết cho em Linh đi học chứ không hỗ trợ được nhiều. “Chúng tôi mong các nhà hảo tâm giúp đỡ cho hai chị em, cùng giúp em Hằng phần nào đó để lo cho em trai ăn học”, ông Đoàn bày tỏ.
Qua những lời tâm sự và mong muốn của chính quyền địa phương, chúng tôi mong những tấm lòng hảo tâm hãy cùng tiếp sức cho hai chị em mồ côi đáng thương này.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 822: Bà Lê Thị Tiến (bà nội hai em Hằng, Linh), ấp Huy Hết, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu.
ĐT: 0949 383 179 (ông Đoàn- Phó Chủ tịch xã Vĩnh Mỹ A)
Video đang HOT
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Hai cha con quanh năm "đứng không nổi, ngồi không yên"
Từ nhỏ cơ thể anh Tài bình thường, đến năm 30 tuổi, khắp người anh xuất hiện hàng ngàn mụn cóc từ đầu đến chân. Nhưng điều làm anh Tài khổ tâm hơn là khi khối bướu quái ác ở cổ con gái anh đang bị lở loét hành hạ ngày đêm.
Hai cha con mắc bệnh lạ nêu trên là anh Bùi Văn Tài (1965), và cô con gái Bùi Thị Lệ Huyền (21 tuổi) ngụ ở số 402, khu 6, thị trấn Cai Lậy, Tiền Giang. Hơn 20 năm, cha con anh Tài vất vả mưu sinh bằng nghề làm thuê làm mướn thì còn phải căng mình "gánh" các mục bướu quái ác trên mình. Điều đáng nói là những mục bướu ở cổ em Huyền đang lở loét gây đau nhức tột cùng, rất cần đi viện điều trị.
Bắt đầu cầu chuyện, anh Tài bùi ngùi kể lại chuyện buồn năm xưa: "Hai vợ chồng lấy nhau được vài năm và khi sinh ra cháu Huyền, vợ chồng tui không thể chung sống với nhau được nữa nên chia tay. Khi đó, vợ tui bế cháu Huyền về quê ngoại ở Bạc Liêu sinh sống. Còn tui sống thui thủi một mình và càng lẻ loi hơn khi trên người xuất hiện hàng ngàn mụn cóc từ đầu đến chân. Ban đêm toàn thân ngứa ngáy, đau nhức nhưng vì không tiền đến bệnh viện nên tui cam chịu cho đến nay."
Khi chia tay vợ, hơn 20 năm nay anh Tài sống một mình bằng nghề làm thuê làm mướn. Nhưng từ khi số mụn cóc nỗi nhiều hơn, lớn hơn thì người dân ngại thuê anh làm vì sợ lây nhiễm cho con cháu. Cũng từ ngày đó, cuộc sống của anh Tài càng khó khăn hơn, nhất là những mụn cóc lớn bắt đầu xưng tấy, đau nhức cả tháng nay nhưng vì lo cái ăn không xong nên anh chỉ biết cam chịu, chưa một lần đến bệnh viện thăm khám.
Dù bệnh tình của mình rất cần điều trị nhưng anh chỉ cầu mong có ít tiền để lo cho em Huyền vì hiện tại sức khỏe Huyền rất suy kiệt
Nỗi bất hạnh tưởng chừng đã là đỉnh điểm với cuộc đời anh Tài, nào ngờ người con gái (em Huyền) duy nhất của anh có chung nỗi khổ như anh khi phải "đeo" các khối bướu quái dị trên mình suốt 20 năm qua.
Em Huyền ái ngại chia sẻ: "Em nghe mẹ kể lại, khi em lên 5 tuổi trên người xuất hiện các mục bướu nhỏ ở sau gáy và cổ. Ban đầu chỉ to bằng hột đậu, sau đó các mụn bướu to dần và nhất là khối bướu sau gáy em đến nay đã nặng hơn 2 kg, trải dài từ đỉnh đầu xuống cổ. Mỗi khi đi làm, em phải che kín đầu, kín mặt vì sợ người ta nhìn thấy rồi không nhận làm, không tiền thang thuốc!"
Hàng ngày mẹ em Huyền đi bán vé số sinh sống, còn Huyền đi lột vỏ tôm cho một xưởng tôm đông lạnh gần nhà. Tiền công cả ngày chỉ đủ mua thuốc cho em uống mỗi khi khối bướu hành hạ. Tuy nhiên, 3 tuần trở lại đây, các mụn bướu ở cổ em Huyền bắt đầu sưng lên, liên tục làm Huyền ngất xỉu và phải nghỉ việc để điều trị. Nhưng vì bên ngoại quá nghèo, em đành về bên nội, nhưng bên nội cũng nghèo nên hy vọng chữa bệnh của Huyền đành tắt lịm, sức khỏe mỗi ngày suy kiệt.
Theo quan sát của PV Dân trí, hiện tại em Huyền mang trên người 2 khối u nặng gần 3kg. Khối u to và lâu đời nhất là khối thịt mọc trên đỉnh đầu chảy dài đến phía trước cổ, nặng khoảng 2,5kg. Nhưng điều đáng nói, khối thịt dư ở phía trước cổ em Huyền đã bắt đầu lở loét, ngày đêm gây đau nhức.
Ngoài các mụn bướu ở cổ lở loét hành hạ thì khối bướu sau gáy bắt đầu xưng lên nên cả tuần nay Huyền phải ngủ ngồi
Ngoài ra ở cằm em Huyện mới xuất thêm một khối u khác nhưng đã to bằng quả cam, nặng khoảng 400g và đã có dấu hiệu sưng tấy nên gia đình sợ khối u này sẽ tiếp tục lở loét hành hạ Huyền. Cũng do khối u lớn nằm ngay sau gáy và đang bị sưng lên, xuất hiện nhiều vết loét khiến cả tuần nay em Huyền phải ngủ ngồi.
Anh Tài chia sẻ: "Trước đây, tui rất mong có ít tiền đi khám bệnh nhưng giờ nhìn cảnh đau đớn của con gái tui không đành lòng, nhất là khi nhìn cháu Huyền phải ngủ ngồi cả tuần nay. Trong tình cảnh này, tui chỉ biết cầu trời cho có nhiều người thương nó giúp nó chữa bệnh, thoát khỏi cảnh tủi khổ khi mang trên mình những khối u quái dị như tui!"
Tiếp xúc với nhiều cảnh đời, chúng tôi không khỏi đau lòng khi chứng kiến nỗi đau thể xác của các cảnh đời khi bị bệnh tật dày vò, hành hạ. Nhưng riêng với hoàn cảnh cha con anh Tài, ngoài việc chúng tôi thấy cái nghèo, cảm được cái đau đớn của bệnh tật mà hàng ngày cha con anh cam chịu thì chúng tôi còn thấy trong ánh mắt tuyệt vọng của họ có sự tủi khổ khi biết mình có dị tướng khác người.
Chúng tôi bước ra khỏi căn nhà lá tạm bợ của cha con anh Tài cũng là lúc ánh hoàng cuối cùng của một ngày vừa tắt. Chúng tôi biết, sáng mai thức dậy ánh bình minh sẽ chói chang và một ngày mới sẽ bắt đầu. Nhưng chúng tôi lo lắng mãi: khi nào cha con anh Tài có cuộc sống mới, thoát khỏi những mục bướu quái ác đeo bám cuộc đời cơ hàn của cha con anh suốt hơn 20 năm qua!? Nếu có ngày đó, ánh bình minh sẽ rất đẹp.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 820: Em Bùi Thị Lệ Huyền - số nhà 402, khu 6, thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
ĐT: 01669.199.252 hoặc số 01213.972.494 (gặp chú Lý - anh của chú Tài) hỏi thăm vì cả anh Tài và bé Huyền bị lãng tai.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
"Bố đi đâu mà mãi không về hả mẹ?" Khi mấy đứa con ngây thơ giương đôi mắt tròn xoe hỏi vậy, chị chỉ biết nín lặng, nuốt nước mắt vào trong lòng. Nhìn đứa con đầu bại não nằm một chỗ, trân trân nhìn lên mái nhà lòng chị như xát muối. 30 tuổi, chị Hợi đã trở thành người góa bụa, một mình nuôi 3 đứa con thơ dại, bệnh...