Mối quan tâm lớn nhất của thanh niên Việt Nam là giáo dục
Khi được hỏi về những mục tiêu mà bạn cảm thấy gần gũi nhất và sẵn sàng tham gia thực hiện nhất, 51% chọn Giáo dục chất lượng (SDG4); 33,54% chọn Sức khỏe và Có cuộc sống tốt (SDG3); 31,85% chọn Bình đẳng giới (SDG5)…
ảnh minh họa
Theo Khảo sát thanh niên về mục tiêu phát triển bền vững lần đầu tiên được tiến hành ở Việt Nam, những mục tiêu toàn cầu mà thanh niên Việt Nam cảm thấy gần gũi và sẵn sàng tham gia thực hiện nhất là Chất lượng giáo dục; Sức khỏe và có cuộc sống tốt; Bình đẳng giới; Xóa nghèo; Không còn nạn đói; và Hòa bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ.
Việt Nam cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030, cùng với 192 nước thành viên LHQ. Với 27,7% dân số trong độ tuổi từ 16-30, thanh niên Việt Nam giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.
Tại Lễ Công bố khảo sát tổ chức ngày 2/2, Giám đốc quốc gia của Chương trình phát triển LHQ (UNDP) tại Việt Nam, Bà Caitlin Wiesen, cho biết UNDP cùng với với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) và Trung tâm Nghiên cứu phát triển bền vững (CSDS) tiến hành Khảo sát này để có thể “hiểu rõ hơn mối quan tâm, nhận thức, và nguyện vọng của thanh niên cũng như những mục tiêu được cho là quan trọng đối với tương lai của họ”.
“Chúng tôi hy vọng rằng thông qua khảo sát này, nhận thức về Mục tiêu phát triển bền vững của thanh niên sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho những nỗ lực vì sự phát triển,” Bà Wiesen nói và nhấn mạnh: “Chúng ta coi thanh niên là lực lượng chủ chốt trong việc thực hiện các Mục tiêu, vậy thì đã đến lúc cần thay đổi khái niệm hợp tác với thanh niên với vai trò là người thụ hưởng sang vai trò là người đi tiên phong tạo ra sự thay đổi, chủ động thực hiện các Mục tiêu và xây dựng tương lai họ mong muốn.
Video đang HOT
Hơn 7.000 thanh niên từ khắp 63 tỉnh thành trong cả nước đã tham gia khảo sát, với gần 75% là nữ và 65% sống ở khu vực đô thị. Điều đáng chú ý là gần ba phần tư số người trả lời khảo sát nói rằng họ chưa hề nghe thấy Mục tiêu phát triển bền vững trước đó.
Khi được hỏi về những mục tiêu mà bạn cảm thấy gần gũi nhất và sẵn sàng tham gia thực hiện nhất, 51% chọn Giáo dục chất lượng (SDG4); 33,54% chọn Sức khỏe và Có cuộc sống tốt (SDG3); 31,85% chọn Bình đẳng giới (SDG5); 25,76% chọn Xóa nghèo (SDG1) ; 25,35% chọn Không còn nạn đói (SDG2); và 19,73 % chọn Hòa bình, Công lý và Thể chế mạnh mẽ (SDG16).
Khảo sát cho thấy nhìn chung thanh niên quan tâm đến Mục tiêu phát triển bền vững nhưng lại không biết phải làm gì thông qua những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày và hành động của mỗi người dân có thể giúp cải thiện xã hội Việt Nam như thế nào.
Nhằm khuyến khích thanh niên tham gia thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, Khảo sát khuyến nghị cần có các Cơ chế phối hợp và hỗ trợ; Cách tiếp cận nhạy cảm giới; Chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức và Huy động người dân tham gia vào các hoạt động chung.
Theo ông Đào Đình Tấn, Chánh văn phòng, Văn phòng phát triển bền vững, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam đã đăng kí trình bày Báo cáo Rà soát Quốc gia tự nguyện tại Diễn đàn cấp cao về Phát triển bền vững vào tháng 7 năm 2018. Báo cáo này là một phần của các cơ chế theo dõi và đánh giá việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững, các quốc gia thành viên được khuyến khích tiến hành đánh giá và rà soát trong quá trình thực hiện ở cấp quốc gia và cấp địa phương.
“Các kết quả, phát hiện từ Khảo sát này sẽ là thông tin đầu vào hữu ích cho Báo cáo Rà soát Quốc gia tự nguyện mà Việt Nam sẽ trình bày tại Diễn đàn Chính trị cấp cao năm 2018,” ông cho biết.
Theo Vnmedia.vn
Trao quyền cho phụ nữ luôn là chính sách nhất quán của Việt Nam
Phát biểu khai mạc tại phiên họp Nữ nghị sĩ trong khuôn khổ Diễn đàn Nghị viện Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 26 (APPF-26) về chủ đề "Thúc đẩy bình đẳng giới vì phát triển bền vững và thịnh vượng chung", sáng 18.1, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: "Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ luôn là chính sách nhất quán của Việt Nam từ trước tới nay".
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội - phát biểu khai mạc Hội nghị Nữ nghị sĩ APPF-26 sáng 18.1 tại Hà Nội.
Sáng 18.1, phiên họp Nữ nghị sĩ APPF-26 được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề "Thúc đẩy bình đẳng giới vì phát triển bền vững và thịnh vượng chung". Ngồi bàn chủ tọa có Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch APPF-26 Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Trong phần khai mạc phiên họp, bà Tòng Thị Phóng cho biết: "Hội nghị Nữ nghị sĩ APPF lần đầu tiên diễn ra tại Hội nghị Thường niên lần thứ 24 ở Canada tháng 1.2016 và Hội nghị lần thứ 2 diễn ra tại Hội nghị APPF-25 ở Fiji tháng 1.2017. Quốc hội Việt Nam rất vinh dự được chủ trì Hội nghị Nữ nghị sĩ APPF-26 lần này với mục tiêu quan trọng là đưa Hội nghị Nữ nghị sĩ trở thành cơ chế định kỳ của APPF, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và tăng quyền cho phụ nữ".
Phát biểu khai mạc Hội nghị Nữ nghị sĩ APPF-26, bà Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng mà Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đều hướng đến và được coi là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội.
"Bình đẳng giới vừa là mục tiêu của sự phát triển, vừa là yếu tố nâng cao khả năng tham gia đóng góp của phụ nữ vào quá trình phát triển bền vững của quốc gia", bà Ngân phát biểu trước các đại biểu.
Toàn cảnh Hội nghị Nữ nghị sĩ APPF-26.
Theo bà Ngân, Diễn đàn Nghị viện Châu Á-Thái Bình Dương được thành lập năm 1993 nhưng phải đến năm 2016, các nữ nghị sĩ APPF mới lần đầu tiên nhóm họp tại Canada trong khuôn khổ Hội nghị APPF-24 theo sáng kiến của Nghị viện Indonesia.
Trải qua 2 kỳ họp trước, những mối quan tâm của phụ nữ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đã có một diễn đàn riêng để thảo luận. Việc tổ chức Hội nghị Nữ nghị sĩ tại Diễn đàn APPF đã góp phần tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng của các nữ nghị sĩ cũng như tạo nên mạng lưới kết nối nữ nghị sĩ của các nghị viện thành viên.
Tại Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cũng nhấn mạnh: "Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ luôn là chính sách nhất quán của Việt Nam từ trước tới nay. Hiến pháp Việt Nam và Luật Bình đẳng giới đã ghi nhận quyền bình đẳng về mọi mặt của công dân nam và nữ".
Khẳng định Quốc hội Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp bình đẳng giới của Việt Nam và mục tiêu bình đẳng giới của Diễn đàn Nghị viện Châu Á-Thái Bình Dương, bà Ngân bày tỏ hy vọng rằng, trong thời gian diễn ra Hội nghị, các đại biểu sẽ trao đổi được nhiều thông tin và đưa ra được các đề xuất, sáng kiến nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thúc đẩy bình đẳng giới ở mỗi quốc gia nói riêng, cũng như trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói chung.
Diễn đàn APPF được thành lập năm 1993, với sự tham gia của 27 nghị viện thành viên. Diễn đàn APPF nhằm tăng cường trao đổi giữa các nghị sĩ trong khu vực về các vấn đề an ninh - chính trị, hợp tác kinh tế - thương mại, văn hóa và giải quyết những vấn đề khu vực, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững và thịnh vượng cho toàn khu vực. Diễn đàn APPF cũng là kênh hỗ trợ cho Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC).Hội nghị thường niên lần thứ 26 của Diễn đàn Nghị viện Châu Á-Thái Bình Dương (APPF-26) diễn ra từ ngày 18-21.1 tại Hà Nội là một sự kiện chính trị đối ngoại quan trọng, mở đầu cho hoạt động ngoại giao của Việt Nam trong năm 2018.Trong cuộc họp báo về APPF-26 chiều 17.1, ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội - cho biết, đây là lần thứ hai Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức APPF. Đến nay, đã có 22 đoàn nghị viện thành viên (gồm cả Việt Nam) với 355 đại biểu quốc tế đã đăng ký tham dự hội nghị.
Theo Danviet
Chủ tịch Quốc hội muốn tiếng nói nữ nghị sĩ thành diễn đàn chính thức của APPF Phát biểu khai mạc phiên họp nữ nghị sĩ trong khuôn khổ hội nghị APPF26 sáng 18/1, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân kỳ vọng tạo diễn đàn để các nữ nghị sĩ phát huy vai trò, tiếng nói, đưa cơ chế chưa chính thức này trở thành cơ chế định kỳ của diễn đàn nghị viện Châu Á...